Chiều đông, nhớ Charly, Babetta

Hehe, tui viết tựa entry xong, chính tui còn cảm thấy nó sến như con hến (hến này không viết hoa nên không đụng chạm nha :p)

Nhưng có lẽ những cơn lạnh thốc  khăn, thốc áo, len vào thịt vào da, vào tận tim, khiến mình cứ chùng chình mông lung nhớ tùm lum.

Rồi không biết nói dông nói dài, nói  mây nói gió gì mà tự dưng lại nhắc đến chuyện ngày xưa lái Honda ở Sài Gòn, khiến tui nhớ những đứa bạn tui. Thực ra là nhớ những đứa bạn từng cho tui lái nhờ xe thì đúng hơn.

Tui biết chạy xe máy là đâu năm học lớp 10. Biết chạy thôi, chứ chưa bao giờ có cái diễm phúc được ngồi trên chiếc Honda, Vespa để mà lượn qua lượn lại lấy le với ai hết.

Đến năm tui học lớp 12, tui chơi thân với Song Nhị, học thua tui một lớp. Tên của nhỏ này hay trở thành sự thắc mắc của nhiều người. Họ bảo “Đã song rồi còn nhị là sao!” hehehe, tên người ta do cha mẹ đặt, hỏi vậy ai biết đường trả lời hả tía!

Song Nhị có một chiếc xe Charly cũ. Tui bắt đầu chuyện lượn xe máy trên phố là từ chiếc xe Charly này. Những ai đã từng biết hay từng chạy chiếc Charly rồi thì có lẽ phải hiểu một điều: xe này chỉ chạy một mình, hoặc hai đứa bạn gái chở nhau, hoặc người yêu chở nhau, chứ thật khó mà để một thằng bạn trai và một đứa bạn gái bình thường cùng đèo nhau trên chiếc xe này, kỳ lắm, hehehe, mà hai thằng con trai chở nhau trên chiếc xe này thì lại càng thấy dị, vì dáng xe này không thích hợp cho con trai.

Bởi lẽ, cái yên xe nó rất là ngắn. Ngắn ngủn. Thành ra khi ngồi hai người thì phải ngồi sát vào nhau, đứa ngồi sau phải ôm đứa ngồi trước, nếu không thì sẽ rớt xuống xe như chơi. Tui đặt tên cho chiếc xe này là xe “tình cảm” 🙂

Xe của Song Nhị, nhưng mỗi lần đi chơi, đi công việc gì, Song Nhị đều giao xe cho tui chạy. Tui thành “anh hùng xa lộ” từ lúc này 🙂

Khi tui vào đại học, bắt đầu xuất hiện nhan nhản trên đường những chiếc xe Babetta. Trời ạ, phải công nhận là chiếc xe này quá dễ thương, “rất hợp với dáng em” (câu quảng cáo này nghe ở đâu quên mất tiêu rồi). Khi đó, Nó, thằng bạn từ nhỏ tới già của tui, có chiếc xe này do chị Nó đi lấy chồng để lại (hình như vậy, Tino đừng mắc công đi điều tra lại, kẻo Nó lại nhào lên đây đọc và gọi điện hỏi “bà lại kể xấu gì tui trên blog?” thì mệt cho tui lắm lắm, hehe)

Thỉnh thoảng Nó hay chạy chiếc xe này lên nhà tui. Chạy đi học, hay đi chơi. Tui thì vẫn cọc cạch đạp xe mấy lượt đi về. Nhiều lúc nhìn tui đạp xe, nó chịu không nổi, tình nguyện nhảy qua đạp xe, nhường chiếc Babetta yêu kiều này cho tui chạy cho khỏe cái thân 🙂 Nhưng nhớ nhất, có những lần thay vì phải đạp xe lên nhà người yêu tận Tân Bình bằng xe đạp, thì từ nhà tui đạp xe qua nhà Nó, Nó lấy chiếc Babetta đưa tui chạy tiếp lên nhà chàng, hehe. Bạn bè như vậy, thành ra khi không Nó mắc nợ tui :p (Tino nhớ không kể, không hỏi  nha, Nó ‘chửi’, hè hè)

Nhưng khi viết đến những dòng này, tự dưng tui giật mình, có những tình cờ không tính trước. Song Nhị từng trở thành chị chồng của một đứa bạn tui. Và đứa bạn tui lại là “cục nợ” của Nó trong hiện tại!

Mấy ngày nay, trời lạnh, nghe hoài bản nhạc này, không chán, nhớ SN, nhớ Nó, nhớ hết những ngày xưa…

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Tám cuối tuần, Truyện và Chuyện. Bookmark the permalink.

129 Responses to Chiều đông, nhớ Charly, Babetta

  1. Tino says:

    Hahaha! Để mình kể hết cho Còm gia nghe, coi ai bị Nó chửi. Babetta là của nó, bà chị nó cũng có 1 chiếc Babetta. Lúc đó 2 nhân vật này còn mài đũng quần trong College. Mình thì vừa ra trường, có số má hơn thành thử cỡi chiếc cub 78 tay ngang, máy 50cc xoáy lòng 65cc, đôn dên nữa mới ghê chứ. Hổng phải mình quậy mà bởi lúc mua xế đã được chủ cũ binh rồi.
    Hồi đó, SG mới có non chục chiếc DD70 màu đỏ tươi, nhập từ Nhật. Còn lại là mớ 67, honda Dame, PC, Babetta, Charly ……cộng thêm mớ Cub nghĩa địa, hàng bỏ của Nhật, mình nhập về xài. Mình cưng chiếc 78 của mình vô kể. Còm gia mà thấy mình ôm tay lái lúc đó chắc có người đứng tim chứ chẳng chơi. Qua đường bằng bánh sau only là chuyện vặt. Lạng lách, đánh võng, nẹt pô ….. như trong xinê. Chưa hết, bỏ $ tậu cái bình điện lớn, bóp kèn cho bà con điếc ráy chơi. Pô thì vác ra chỗ độ, tháo bỏ ống giảm thanh, để ga nhỏ thì OK, kéo 1 phát bà con nép ra nhường đường liền, hahaha!
    Nó kết lắm nhưng đời nào được rớ tới. Rình mình đi công tác, lén lấy zọt ra Vũng Tàu thử xe. Thử sao không biết, toàn mạng về nhà nhưng xe xuống máy luôn. Vẫn nổ như xích lô máy nhưng bò chứ không chịu chạy, khói xịt đen thui, khét nghẹt. Vác ra thợ, chủ tiệm lắc đầu. Sửa gì nữa mà sửa, thay máy mới ông ơi.
    Sau này, chưa ra trường nhưng Nó có job thơm lắm, $ rủng rỉnh. Xí xọn sắm chiếc 67 cũ xì. Vác về nhà bị phản đối om xòm. Vài tháng sau, nhìn chiếc xe không ra : sơn đen bóng lưỡng, hộp số mới, 4 số vòng thay vì 5 số như hồi trước, căm, niềng, vè inox sáng giới, lòng máy 70 đôn dên nhẹ. Nghe Nó khoe DD70 kéo đua với Nó, không kịp ngửi khói vì Nó qua cái vù, xa lắc xa lơ, chừng DD lên tới, khói tan hết rồi.
    Có vay có trả. Hồi đó quậy xe mình, bây giờ chăm chút, o bế mấy con trâu già của mình lại. Số là qua Mẽo, nó chê nghề kỹ sư, bỏ qua học sửa xe hơi. Ra nghề, vô dealer phụ việc. Từ thay nhớt, sửa lặt vặt mà Nó nhảy 1 phát lên làm leader chỉ sau thời gian ngắn. Có tật có tài, chửi xếp mất mày mất mặt rồi dọn đồ nghề về mở shop riêng, chuyên trị xe Nhật. Hỏi thử chị Đoan coi tai tiếng Nó cỡ nào nha Còm gia, mình không dám nói e mang tiếng mèo khen mèo dài đuôi.

    Like

  2. phan lac dong quan says:

    Nhơ` Charly, một chiều xưa , giáp tết./ Tôi đưa em về , khi hoàng hôn xuống Duy Tân./ Tà áo em bay theo Charly lăn./ Em tựa sát vào lòng anh khe khẻ./ Chiều đưa em về theo từng ngả rẻ./ Charly chầm chậm như nhửng nhịp tim./ Ta cùng mơ màng theo vết xe lăn./ Ối ! tình yêu đơn sơ mà tuyệt mỷ. ( Nhớ Sài Gòn nhửng ngày cùng Charly và Em yêu dấu 1993-1994).

    Like

  3. sò says:

    Nhớ hồi đó mê chạy xe Dream, bây giờ nghe nói chỉ có dân xe ôm mới xài xe Dream thôi, … buồn 😦

    Like

  4. Đoan says:

    D nhớ sau 75, vẫn còn chạy xe PC và Cady…Con gái chạy hai loại xe này, dáng đẹp ra phết, “thiên hạ” đi ngang phải ngoái đầu nhìn, trẹo cổ luôn 😛

    Like

    • Gia lum lon says:

      @TV
      G. không rành mấy loại xe hiệu này, nhưng có thu’ vui nho nhỏ khi ghé SG.

      Chiều tối đi ăn, uống ca phê hay nghe nhạc, di chuyển bằng “xe ôm” thì thú vị và cảm thấy trẻ hẳn ra 😛
      Tài xế xe ôm có eo thật nhỏ và tóc dài không thơm mùi bồ kết , nhát gan nên phải ôm cho kỹ (lời khuyên của đại ca Htc)
      hahah (ngừng ỏ đây cho TS, Tino có chuyện hỏi tới)

      Like

    • Bidong says:

      Trước khi vượt biên vài năm, B. có dịp chạy xe Cady củ mèm của bà chị để lại, mỗi lần đề máy, đạp muốn “hộc máu” luôn! có khi đạp hoài không nổ thì đành dắt đi bộ; nhưng những lần nó nổ máy thì chạy mê tơi luôn! 🙂

      Like

      • XN says:

        @Bidong
        Bởi dị thời đó người ta mới có câu : cady = “Vừa đi vừa ca” ! Nghĩa là vừa dắt xe vừa ca. hỏng nhớ ha?!!!

        Like

      • ốc dảo says:

        @ Chị Bidong
        sao chị không đạp cho chiếc xe hộc máu luôn đi, hay là nhờ “anh ” nào đó đạp giùm…

        Like

    • Gia lum lon says:

      @TV
      Truóc 75,
      Các nàng sinh viên con nhà nghèo như Al, Huong etc, nếu không đi xe hơi hay jeep quân đội đưa đón tới trường thi thuờng đi Honda dame, Yamaha dame, hay PC (xe honda phân khối nhỏ hơn)
      Các chàng thuờng thi Honda 67, Yamaha , Kawasaki hay con nhà giau kiểu Htc thì Lambretta, Vespa
      Cặp tinh nhân ôm eo nhau trên chiec scooter, Honda lang thang trên những con đường đây lá me rơi trên vai, trên tóc là chut lãng mạn của SG thuở đó
      Hint: gỡ cái dây da ỏ giũa ghế cúa chiếc scooter ra là cô em nho nhỏ muốn dạo phố là phải tìm eo .

      Tuổi trẻ VN luôn dính liền vơi những cái vụn vặn nho nhỏ.
      Mùa đông , lạnh tanh, mà nhớ nhiêu vê quá khứ, kỷ niệm là triệu chứng của ” not young chicken”?
      Hehe

      Like

  5. Đoan says:

    G nhát gan mà đi xe ôm phải kiếm eo nhỏ, tóc dài ????? kỳ dạ???

    Like

  6. ốc dảo says:

    ốc ken thì đêm đông khuya lơ khuya lắc, nằm nhớ bạn không ngủ được, lò dò vô Blog tình cờ nghe được bản nhạc này.
    Trời ơi, một thời chết mê chết mệt với nó. Tui mê nhất là ở đoạn ” ối a, ối a..” đó đó. Chứ câu chuyện thì thường lắm, vì đã đọc đã biết lâu rồi.
    Mê thứ hai là lời bài nhạc tận cổ giao duyên này. ACE nào thích nghe cải lương trước 75 qua băng cát sét thì còn nhớ thường thường cuối vở tuồng có một hai bài TCGD phả không? Bài Quán Gấm Đầu Làng này tui nghe từ nơi đó, do Minh Cảnh và Chí Tâm hát.
    Nghe xong rồi có chịu thôi đâu ! Cong cổ tập hát theo. Mà làn hơi của các nghệ sĩ cải lương dài và điêu luyện, xuống câu xề mê ly rụng rún luôn. Tui bắt chước trâm một hơi dài 55, 56 chữ thiếu điều muốn hụt hơi, mặt tím tái, chỉ còn thiếu lăn cù mèo, dãy đành đạch dưới đất là đủ bộ
    Mê thứ ba là học được một câu chữ nho ” tào khang chi thê là đạo trọng, nhưng cái nghĩa kim bằng bần tiện chi giao mạc khả vong”
    Gần 30 mấy năm trôi qua rồi, nhưng bài hát nó theo tui miết, tui nhớ không quên một chữ, tui có thể ư ư hát theo mà không sợ vấp.
    Ai có muốn nghe tui hát cải lương không?
    Bảo đảm nghe xong sẽ ớn món cải xào với lươn liền…
    Và vác thước bảng khệnh tui liền vì tội làm thối tai thiên hạ….
    hề hề
    Cám ơn cô giáo choốc ken có cơ hội chạm vào sợi tơ thương nhớ cũ, dòng nhạc cứ như men rượu, làm cho ốc ken ngầy ngật hoài…

    Like

    • Bidong says:

      Tui đang chờ nghe Ốc ca cải lương đây! Tui đi làm popcorn và rót nước ngọt bây giờ nha! 🙂

      Like

      • ốc dảo says:

        dạ , popcorn dùng để nhét tai, nước ngọt lạm dịu cỗ vì giọng ốc ken là giọng dấm pha chanh. Chị mà nghe ốc ken xuống vọng cổ là muộn dộng vô cần cổ cho …câm luôn

        Like

      • M&M says:

        Chị Bidong ơi, popcorn với nước ngọt là để coi phim. Nghe ca cải lương, mình luộc đậu phọng. Nếu rạp lộ thiên thì mình nhai …trầu. 🙂

        Like

  7. phan lac dong quan says:

    ” Một ngàn lời nói, không bằng ống khoí xe Dream .” . Nhớ lại nhửng năm 86-90 ,k ở VN lúc đó anh chàng nào muốn tán gái, muốn có người yêu … trước hết, phải có xe Cub, hay xe Dream. Xe dream chạy rất là lãng mạn trên đường phố Sài Gòn . Nhìn rất là phong độ và quyến rủ vô cùng. Cô em còn cắp sách tời trường thì thích Charly vì xe tà áo dài bồng bềnh mổi khi ngồi trên Charly . Rất là duyên dáng và thích hợp khi ở Việt Nam.

    Like

  8. Tiny says:

    Cải Lương thì T mê tuồng : ” Mùa Thu Lá Bay ” do Bạch Tuyết ( vai Hàn Ni ) và Mẫn Vân Lâu. Hàn Ni gào thét xin anh Lâu đừng rời bỏ nàng, rồi sau cùng Hàn Ni tự tử… Hồi nhỏ không biết “Yêu” là gì, vậy mà Bạch Tuyết khóc, T cũng khóc theo , đại khái là như vầy :

    Mùa Thu lá vàng muôn đời bay bay,
    Bên thềm hoa rơi man mác u hoài.
    Thu nao cung trời bay bay lá chết,
    Đài Bắc nhuốm màu khăn tang, xót xa thu vàng tình ta….

    Không có em bầu trời như không có nắng,
    Không có anh trên trời mây sẽ ngừng trôi.
    Không có anh gió chiều ngưng ngưng thổi,
    Chim trời như không muốn bay và đêm thiếu Sao đầy.

    Không có em trời mùa Xuân cây khô héo,
    Không có anh trên đời không có gì vui.
    Không có anh đất trời như vô nghĩa,
    Trăm ngàn hoa không sắc hương, muôn đời không có….yêu…thương.

    Like

    • ốc dảo says:

      @ Tiny
      Đến giờ mà Hàn ni, ủa lộn, Tiny nhớ rành rọt như vậy là quá giỏi rồi. Ốc ken cũng biết vở tuồng này, và cũng đọc luôn sách rồi, nhưng không thích Hàn Ni và cũng không thích luôn Mẫn văn Lâu, vì một người ẻo lả như bún thiu, một người như đang đóng kịch. Chỉ thích Đường Tiểu My thôi, hề hề.
      Sách của QD dạo đó ốc ken mê lắm, cuốn nào cũng đọc. Thích nhất là Thố Tý Hoa…
      Nhưng sau này hết thich rồi, văn phong buồn bã quá…
      À, có một người đặt tên Hàn Ni cho ốc ken đó nha…
      Quê thấy tía nhưng cũng ráng ậm ừ không dám phản kháng…

      Like

      • Van Nguyen says:

        Bộ phim Mùa Thu Lá Bay hình như rất nổi tiếng, ai cũng coi chỉ mình tui chưa coi. Để cuối tuần này tui kiếm coi thử! hehehe!

        Like

        • ốc dảo says:

          @ Mây
          không có MTLB thì đi kiếm Mùa Thu Lá Rụng coi đỡ. Hay không thua gì lá bay. Sau đó thì xem tiếp Mùa Thu Lá Rơi, tập nối tiếp.
          À còn Mùa Thu Lá Rớt nữa, coi hông, tui cho mượn.

          Like

  9. ốc dảo says:

    Kỷ niệm về xe gắn máy thì tui có nhiều. Nhưng đáng nhớ nhất là lúc còn nhỏ được ông già tía đèo anh em tui từ Dục Mỹ đi về quê và ngược lại.
    Em tui ngồi đàng sau chiếc Vespa màu xanh lơ, tui đứng phía trước. Nhìn tía tui tay côn tay số điều khiển chiếc xe chạy vù vù, tui phục ghê lắm. Tui cứ tưởng tượng là chính tui đang lái xe, gió thổi tóc bay phần phật, hiu hiu tự đắc. Tui nhìn bàn tay tía tui gồ ghề , gân guốc, bóp cần sang số sao mà dễ dàng quá chừng.
    Tui có lần thử xem, nhưng cứ như con nhái đeo trái dừa, loay hoay hoài mà cần số không chịu nhúc nhích giùm . Bây giờ đôi khi nhìn lại bàn tay của tía, tui thấy thời gian trôi qua kéo theo biết bao nhiêu thứ, làm biến đổi rất nhiều điều, như tay tía tui chẳng hạn, nó nhăn nheo, nó già nua nhỏ bé, tội nghiệp lắm.
    Rồi tới chuyện lái xe gắn máy là tui tự tập lấy. Té một trận thừa sống thiếu chết cũng vì cái tội không thèm nghe lời khuyên của ai, cứ nghĩ mình đúng, mình hay, mình tài giỏi là làm.
    Hôm đó cũng ông già tía chở tui đi lên chùa Hải Nam cúng vía Ông. Hai cha con cùng đi chung chiếc Honda 68. Đến nơi ông bảo tui ngồi coi chừng chiếc xe kẻo ăn trộm nó “ thổi” .
    Tại sao phải ngồi coi chừng? Tại sao không thử xem tự mình lái xe nó phê như thế nào trong khi cơ hội ngàn năm có một?
    Thế là tui gạt chân chống, ngồi chễm chệ đạp cho nó nổ. Tay trái bóp côn, tay phải rú ra, trong lúc chân trái đạp số trước cái cụp. Một, hai ba, thả côn ra là chạy.
    Chiếc xe giật mạnh một cái. Ra…rầm. Chẳng biết tui bay ngược ra đàng sau có đẹp như Lý Tiểu Long bay đá song phi hay không, nhưng tui thấy rõ ràng là chiếc xe phóng thẳng vô gốc bàng trước mặt, bánh sau còn quay ào ào kéo theo bụi đất bay mù mịt, bỏ lại thằng tui nằm chõng chơ sõng soài dưới đất.
    Rách quần áo là chuyện nhỏ, hai khủy tay của tui trầy trụa tứa máu nhìn thê thảm lắm. Tui không thấy đau, nhưng tui tái mặt khi thấy ông già tía từ xa đi lại. Ông kéo tui đứng dậy, lo băng bó cho tui xong rồi mới coi lại chiếc xe.
    Bể đèn, bung vè, cong vành, móp bình xăng …
    Đem vô tiệm sửa tốn khẳm tiền, và tránh được trận đòn vì lúc đó tui đã qúa tuổi ăn đòn rồi, nhưng tui được học một bài học là “ không thầy đố mày làm nên”.
    Từ đó về sau mỗi khi cha con có dịp đi xe gắn máy, lúc nào tía tui cũng để cho tui lái, trong khi ông hướng dẫn nên làm như thế này thế này…
    Giờ đây không còn dịp lái xe hai bánh nữa, nhưng những gì mà tui học được tía, tui vẫn còn nhớ mãi, nhớ nhất là bàn tay to lớn, săn chắc của ông mới ngày nào còn chở anh em tui đi đây đi đó….

    Like

    • Tiny says:

      Hahahhhaha

      Ốc bay, Ốc hứng, Ốc bay
      Ốc bay đi thẳng phóng vô góc bàng.
      Bánh sau bụi đất tung hàng
      Bỏ lại thằng Ốc sóng soài dưới sân.
      Rách quần, rách áo, rách thân,
      Khủy tay trầy trụa, máu nhìn thảm thương.
      Bể đèn, móp méo bình xăng,
      Bung vè tan nát, cong vành chiếc xe.
      Từ đây không dịp lái xe,
      ” Tiểu Long bay đá ” trong lòng còn không…? Ốc

      Like

    • Van Nguyen says:

      Mới đọc cái khúc ‘Em tui ngồi đàng sau chiếc Vespa màu xanh lơ, tui đứng phía trước’ tui chẳng hiểu gì hết trơn! Lái xe honda mà có một người đứng chình ình trước mặt thì thấy đường đâu mà chạy trời. Nhưng rồi tui nhớ lại là chiếc xe Vespa hồi xưa bự kếch xì nái, có cái chổ đằng trước cho mấy đứa con nít đứng! hehehe!
      Mà tuổi nào là quá tuổi ăn đòn dạ?
      Mà phải công nhận đàn ông hồi xưa mạnh, đâu như bây giờ, cắt có miếng cỏ mà vừa đẩy vừa bò vừa thở…như bò rống! Tệ hết sức!
      Đọc câu ‘không thầy đố mày làm nên’ làm tui nhớ đến câu ‘Làm thầy mày không nên đố’ của cô giáo! 😛 😛 😛

      Like

      • ốc dảo says:

        @ Mây
        ” quá tuổi ăn đòn” là cái tuổi mặt mụn đó. Tuổi đó mà còn đè ra quánh là khỏi mong có cháu nội bồng. Ai lỗ cho biết!
        Hề hề
        À, phải nói thở như …rồng rống mới đúng chứ…

        Like

  10. HTC says:

    Công nhận Tiny hay thiệt

    @GLL
    Cái gì không học, đi học cái dzụ ôm eo thiệt là…. cũng nên, heheh
    Tui nhớ ngày xưa chạy chiếc Sharp maù đỏ, khoãng năm 60’s có chiếc xe nầy là le lắm rùi, sau nầy lên đời chạy chiếc Vespa, phía sau to tổ bố, màu xám bạc, nhìn thấy oai lắm, chiều chiều lạn đi tìm chở em, mà chiếc xe nầy, ngồi phía sau phải gác chân ra phía trước, nên muốn ngồi xa ra cũng không được, hehe
    Bây giờ hồi tưởng lại, ôi thời oanh liệt nay còn đâu……Híc

    Like

    • Gia lum lon says:

      @Htc
      Thời nay “bị” chân dài eo thon chở lại thế mới đau 🙂

      Like

    • Gia lum lon says:

      Lambretta, Vespa mà hơi nhỏ con, khi dứng xe cũng chật vật. Tui chuyên môn nhấc bổng tay lái xe lên cho cái cảng dựng xe tự động bật ngược trở lại. Môt cách làm dáng rất là nhà quê của thời đó.
      Đi Vespa chở nàng, nàng ôm eo ngôi 1 bên khoe chân dài, gió thổi tà jupe mong manh.
      Hic nhiêu kẻ chảy nước miếng

      Mới có gần 40 năm, mà cảm giáng và hình ảnh đó vẫn còn quanh đây

      Like

  11. HTC says:

    Đúng là mỗi thời, có những loại hình khác nhau để kỹ niệm, mới nghe Charly và Babetta tui không hiểu là gì, khi nhìn hình thì hơi ngờ ngợ, nhưng chưa lái qua, không ngờ VN mình cũng nhiều loại xe quá hả, tui đúng là nhà quê, heheh

    Like

  12. ốc dảo says:

    @ CCTC
    anh còn nhớ chiếc supper Spring màu xám, mắc tiền hơn chiếc Vespa không?
    nó giống như Vespa, nhưng sang hơn!

    Like

    • Van Nguyen says:

      Mắc hơn mà hông sang hơn rồi mà nào mua hén! 😦

      Like

      • Van Nguyen says:

        ‘MA’, hổng phải ‘mà’
        Lúc nào tui bị chướng tai gay mắt tui ưa gõ sai, xin bà con thông cổm! 😛

        Like

        • ốc dảo says:

          @ Mây
          không phải tại chướng tai ( gay) mắt đâu. Mà tại vì bị cúm liệt giường liệt chiếu mời bò dậy, cho nên mắt mờ gõ tào lao đó…
          hề hề
          có quýnh tui chạy ….

          Like

  13. Van Nguyen says:

    Tui được ‘tuyển thẳng’ từ xe đạp lên xe hơi, vì vậy tui không có kỷ niệm nào đáng nhớ với chiếc xe ‘hông đa’, ngoại trừ một lần bị phỏng bô xe! hic!
    Lịch sử này lập lại với thằng con tui khi tui dẫn nó dìa Việt nam hồi năm 2005!
    Bây giờ nhắc đến Việt nam là nó nhớ đến vụ phỏng bô xe! 😦

    Like

    • Bidong says:

      Tui cũng có lần bị phỏng bô xe ở VN, đau thấy bà cố luôn. 😦
      Hồi còn nhỏ, có 1 lần Ba tui chở tui bằng xe gắn máy, tui thọt cái giò tui vào bánh xe, câm xe đâm lòi mỡ luôn, bây giờ vẫn còn thẹo, kỹ niệm để nhớ Ba! 🙂

      Like

      • Van Nguyen says:

        Hèn gì, mất…mỡ nhiều quá nên giờ ốm nhom! hehehe!

        Like

        • ốc dảo says:

          @ Chị Bidong
          chị kể nghe rùng rợn quá, làm Ốc ken nhớ cái lần bị xe đạp cạp gót.
          Số là hồi đó ốc ken có chiếc xe cuộc 700, không có bọt ba ga gì hết. Ai muốn quá giang là phải ôm eo ếch người đang lái, hai chưn đứng trên hai thanh sắt của trục bánh xe đàng sau, cứ thế mà ngựa phi ngựa phi đường xa….
          ốc ken nhớ lần đó chưn mang dép, xe của mình không lái, lại bắt thằng bạn lái trong lúc mình nhong nhong làm xiếc .Gặp lúc trưa đứng bóng Bà độ hay sao không biết,ốc ken trợt chưn và đưa nguyên cái gót son hồng vô cái ổ nhíp, nó bèn nhe răng cạp một cái không một chút xót thương, bay một mảng da, lòi thịt trắng hếu.
          Nhảy vội xuống ôm lấy chưn, lúc bấy giờ máu mới chảy đỏ loét, bèn xé áo quấn tạm, rồi lết lên trạm y tế xã cho họ băng lại giùm.
          Lạ một cái là không có chích thuốc ngừa phong đòn gánh đòn giết gì hết mà vẫn mạnh khù khù cho tới tận hôm nay.
          Nhớ đời !

          Like

  14. HTC says:

    @Ốc
    Chiếc của anh là supper Spring lớn hơn Vespa 50, sau nầy mới có Lambretta yên liền, thanh lịch hơn. Anh có duyên với xe Lam lắm, nhớ lúc đổi đời, nhà được giải phóng, không biết lấy gì sống, có người bạn thương tình, cho mượn chiếc xe Lam 3 bánh chở khách, sống qua ngày, lúc đó ở tỉnh còn nhiều con đường đất, ngày đầu dợt xe, gặp trời mưa đường trơn trợt, xe sàn qua, sàn lại, giựt mình thắng gấp, Rầmmmm, xe nằm ngang, đại gia chân sình đứng lên, mặt không miếng máu, hehe, một lần khác, có người mướn chở bao lúa, tham chở cho nhiều, chất cả mui xe, vô số…..Rầm, xe dựng đứng lên, đầu xe trên cao, đão qua, đão lại như múa lân, hèhè, những kỹ niệm khó quên.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Nghe kể muốn hãi hùng mà chú Già 67 ‘hehe’ đã rồi ‘hèhè’! hahahah!

      Like

    • Gia lum lon says:

      Cái vụ xe lam 3 bánh dựng đứng lên bị hoài khi chở đồ nhiều, phải thêm 2 nguoi lên ngôi bên tai xế cho có sức nặng ở trên. 😛

      Like

    • Tino says:

      Sau này bên SG có chiếc Piaggio, 150cc, balance và to hơn Vespa lẫn Super Sprint. Ông bạn vàng của mình sau này phát tài phát tướng, bụng bia to đùng nên ngồi chiếc đó coi oai phong lắm.
      Mấy chiếc xe lam chạy xăng pha nhớt, mổi lần đạp máy phải lấy chai xăng nhỏ vô chút xíu, đạp mới dễ nổ. Dân trong nghề gọi là bình xì ke. GLL nói đúng rồi, kiếm 2 bà bạn hàng tốt tướng ngồi 2 bên bác tài là xe lam cân ngay, khỏi sợ chỏng vó.

      Like

  15. Cựu lính KQVNCH says:

    @Van Nguyen
    Vậy sao. Còn tui được “tuyển thẳng” từ lô ca chân lên máy bay nè. 🙂
    Nói đùa chớ thế hệ tui lúc còn ở Trung học thì tên nào chạy Mobylette vàng hay Velosolex là bảnh lắm rồi. Còn tên nào chạy chiếc Goebel, Puch, Sachs là coi như dân chơi cầu ba cẳng. Sau khi đậu xong TT2 tui mới được nhà mua cho chiếc Mobylette xanh. Máy thì khá nhưng bánh xe dởm cứ cán đinh là xẹp, tốn tiền vá quá chừng. Sau đó SG bắt đầu thấy Honda dame đỏ, đợt đầu nhập từ Nhật về bán cho quân nhân công chức, chạy ngoài đường. Nhật họ khôn lắm, loạt Honda dame đỏ chào hàng này chạy rất bền rất vọt nên dân VN khoái và chánh quyền nhập cảng Honda hàng loạt sau đó. Những loạt sau Honda dame máy cũng tốt nhưng bền thua xa đợt đầu.

    Like

  16. An Lành says:

    Hôi’ còn đi học ở bên nhà thi’ AL có suzuki dame: AL đòi cho bằng được suzuki dame vi’ i’t thâý ho’n là honda dame. Giò’i ạ ! sao mà chảnh thê’ không biê’t nữ’a ..
    AL không biê’t ti’ nào vê’ xe dream hay là tay ga (??). Mâý anh lớn ở nhà thi’ có bridgestone, sau đó là lambret’ twist (tại sao có tên này thi’ AL chịu thua chi² biê’t đó là phong trào khi AL vê’ cho’i năm 74). AL có biê’t qua xe Goebel và Sachs nhu’ng design phải công nhận là không đẹp bằng xe Nhật.

    Like

  17. Trùm Sò says:

    Thời trung học của TS (75-80), xe đạp chiếm đại đa số. Những năm đó VN bị quốc tế trừng phạt, cô lập, đói thấy bà cố, cả nước ăn bo bo, xe gắn máy là xa xỉ phẩm. Nhà nào còn honda dame, xe 67 là từ hồi trước 75 còn lại. Học sinh như TS, sở hữu chiếc xe đạp Phượng Hoàng của Trung Cộng là ngon lắm rồi, còn hầu hết là xài xe đạp lúc trước còn lại, xe đạp tự chế, hay xe đạp Chiến Thắng của hợp tác xã nhà nước.

    Đạp xe thì không có cái thú vị chở em sau yên xe như GLL. Đạp xe mệt thấy bà nội, ăn uống thiếu thốn, suy dinh dưỡng thì lãng mạn cách mấy cũng không dám đèo ai sau lưng. Nhất là đạp lên cái dốc chắc chắn thở phù phù, phải bước xuống dắt xe nói chi đến đèo với bồng. Mà còn nữa, dạo ấy vải vóc cũng hiếm hoi. Thanh niên ở tuổi đang lớn mà quần áo lại cứ phải ráng mặc nhiều năm, càng về sau càng chật. Lúc ấy làm gì mà có cK, Boxer, 2(x), D&G mà mặc lót bên trong? Thường thì mặc cái quần đùi bên trong, tròng cái quần dài bên ngoài. Lúc chật quá thì hy sinh luôn cái quần đùi, chỉ mặc quần dài. Đạp xe lên dốc thì phía trước há họng để thở, phía sau thì … xì khói. Ấy mà còn không khéo, nghe cái ‘rẹt’ một cái thì biết ngay đáy quần bị bục chỉ ra, phơi cái “hậu cần” trắng hếu cho thiên hạ dòm rồi. Lúc đó dù không có khom người ra trước cũng nghe gió thổi mát rượi từ phía sau. 😆

    Chiều đông mọi người nhớ một thời lãng mạn với scooter. Ấy, tui cũng có một thời như thế, một thời gió thổi mát rượi từ phía sau. Hahaha.

    Like

    • Gia lum lon says:

      À thì ra là thế, đám “chân dài” ở quán Papa ho^` con rùa ho.c cách này từ thuở đó (không biet của Ts hay của ai, chưa kiểm chứng)
      haha

      Like

    • Van Nguyen says:

      Người ta thì mặc áo gió, TS chơi nổi, mặc quần …gió! hehehe!

      Like

  18. An Lành says:

    @GLL : Salut ! Comment vas tu ?

    GLL đang ở phu’o’ng trời nào vậy ?

    Like

    • Gia lum lon says:

      Tres` bien et toi ? (asie)

      Ừ quên mất cái ngổ ngáo của chiec suzuki dame
      hahha Labrett twist….là phải có tướng to con và người đằng sau ôm cứng thì mới trổ món ăn chơi này (đại khái như Tino kể ở trên, nhưng nhẹ nhàng, tình tứ hơn và có căp…..takes 2 to tango) 😛

      Like

  19. Tino says:

    Hahaha! “Gió thổi mát rượi thì mình cũng trải qua, TS ơi. Bị nhà trường bắt đi học bơi, lấy điểm thể dục, hồi lớp 6. Cô giáo & Vân còn nhớ hồ bơ Vĩnh Hảo bên cư xá Phú Lâm D? 1 huấn luyện viên coi lớp gần 50 trò. Trưa nắng nhảy xuống tắm chứ bơi gị Mình qua 3, 4 lớp gì đó mà chưa được chứng nhận vì đến cuối khóa, phải nhảy xuống chỗ sâu nhất, 2m8, bơi ngang hồ.
    Tự biết thân nên mình đâu có dại. Phải có vụ cấp chứng chỉ trượt cầu tuột là chắc mình bỏ túi cái bằng siêu hạng rồi. 2 cái cầu tuột bằng đá mài, cong cong uốn lượn, sau mấy mùa nắng đổ, lòi mớ đá li ti ngay đoạn chính giữa. Em nào lớ ngớ, sướt mông như chơi.
    Mình chưa sướt nhưng có tivi trên mấy cái xì lỏn rùi. Trượt tới trượt lui, phần quần tiếp giáp với mặt đá mài mòn dần và lộ hàng. Cuốc bộ về nhà mà mát rượi Ốc ơi. Bi giờ văn chương thì gọi là quần mình có cái window 95, hồi đó thì về nhà, thân mẫu lấy vải vụn, chồng lên chỗ thủng, đạp lại. Màu sắc sặc sỡ như TV màu vậy đó. Hahaha !
    Vụ tình đống rơm vui quá, nhớ ra phần kế lè lẹ nha.Còm gia đợi.

    Like

  20. Tino says:

    Hahaha! “Gió thổi mát rượi” thì mình cũng trải qua, TS ơi. Bị nhà trường bắt đi học bơi, lấy điểm thể dục, hồi lớp 6. Cô giáo & Vân còn nhớ hồ bơ Vĩnh Hảo bên cư xá Phú Lâm D? 1 huấn luyện viên coi lớp gần 50 trò. Trưa nắng nhảy xuống tắm chứ bơi gị Mình qua 3, 4 lớp gì đó mà chưa được chứng nhận vì đến cuối khóa, phải nhảy xuống chỗ sâu nhất, 2m8, bơi ngang hồ.
    Tự biết thân nên mình đâu có dại. Phải có vụ cấp chứng chỉ trượt cầu tuột là chắc mình bỏ túi cái bằng siêu hạng rồi. 2 cái cầu tuột bằng đá mài, cong cong uốn lượn, sau mấy mùa nắng đổ, lòi mớ đá li ti ngay đoạn chính giữa. Em nào lớ ngớ, sướt mông như chơi.
    Mình chưa sướt nhưng có tivi trên mấy cái xì lỏn rùi. Trượt tới trượt lui, phần quần tiếp giáp với mặt đá mài mòn dần và lộ hàng. Cuốc bộ về nhà mà mát rượi Ốc ơi. Bi giờ văn chương thì gọi là quần mình có cái window 95, hồi đó thì về nhà, thân mẫu lấy vải vụn, chồng lên chỗ thủng, đạp lại. Màu sắc sặc sỡ như TV màu vậy đó. Hahaha !
    Vụ tình đống rơm vui quá, nhớ ra phần kế lè lẹ nha.Còm gia đợi.

    Like

  21. HTC says:

    @Chú Lính
    Lúc đó có Mobylette xanh là đã lắm rồi, chiếc Goebel tui cũng có đua qua, có lần đứt tay thắng, tông vô gốc cây, bánh trước đụng bánh sau, người thì ba má nhìn hổng ra…Híc
    Ngày xưa tuổi trẻ đúng là quậy thiệt, tui 14 tuổi dám lái chiếc Bờ Rô 203, ngày đầu lái cứ thấy lủi vô nhà không hehe , bây giờ nghĩ lại không biết nên vui hay buồn, chả ra gì cả,

    Like

  22. HTC says:

    @Tino
    Năm 95, tui có lên hồ bơi Vĩnh Hảo ở Phú Lâm để huấn luyện học trò chuẩn bị đi thi bơi ở Hải Phòng, không biết có gặp Tino hông ta ?

    Like

    • Tino says:

      Tino vù qua Mẽo hồi 94 rùi HTC ơi. Sau này Tino hay bơi hồ Phú Lâm, vừa gần nhà vừa có người quen soát vé, vô cửa…. chùa. Hahaha! Cố nhân chắc rửa chân lên bàn thờ ngồi lâu rồi. Mấy lần về lại SG, có vô tìm nhưng đám nhân viên mới lắc đầu, không biết.
      HTC có biết HLV Ba Điền, mập ú, chửi thề luôn miệng ở hồ bơi Phú Lâm không ? Nhấn nước mình mấy lần, nhờ vậy mình quyết chí bơi cho giỏi sau này báo chù. Chù chưa báo thì nghe tin chú Ba đi “Pháp” rồi. Có người con theo nghề thợ lặn, sinh nghề tử nghiệp luôn. Tội quá !

      Like

      • Van Nguyen says:

        Vô cửa chùa thì có vé đâu mà soát ta! heheheh!
        Hình như tui nhớ chú Ba Điền, ổng đen thui, lúc nào cũng ở trần!

        Like

        • Tino says:

          Vầy mà sao học ra kỹ sư, lương năm cả trăm ngàn ta ??? Có ai ở trần phơi nắng SG ngày này qua tháng nọ mà hổng đen thui hông ? Hà hà, ghẹo thôi nha, đừng nổi nóng coi chừng mọc mục nhọt. Bây giờ khó kiếm thuốc dán hiệu con rắn như Ốc giới thiệu lắm.
          Còn hồ bơi Phú Lâm, do thuộc diện ” Nhất thân” thành thử mình vô cửa hồ bơi mà như vô chùa, khỏi có vụ chen lấn xếp hàng, mua vé …..
          Bữa nào rảnh ghé Austin coi Tino cắt cỏ, làm vườn …… nè. Khỏi có vụ thở như bò rống đi. Thở bằng bình oxy thôi, êm ru hà.

          Like

          • Van Nguyen says:

            Tụi Mỹ trắng á, phơi cấp mấy nó cũng hông đen! hehehe!
            Tui có một kỷ niệm đau thương với hồ bơi Phú Lâm. Lần đó mấy chị em đi bơi, mà không biết sao không có gởi đổ, để ở một góc bên cái hồ nhỏ, một hồi đến thì thấy bịch quần áo đâu mất tiêu! 😦 may thời lúc đó còn nhỏ, mặc quần đùi áo cột dây, chứ như mà lớn một chút, mặc đồ bơi đi nhong nhong ngoài đường chắc mắc cười lắm à! heheheh!

            Like

  23. Tino says:

    Mình cứ lộn Ốc với Sò ….. Nick names gì mà hấp dẫn quá sức. Đọc lên là thấy bếp than hồng rừng rực, trên là mấy vĩ sắt kẹp đám con cháu Long Vương, lăn qua trở lại, khói thơm ngào ngạt. Trét miếng mở hành, rắc tí đậu phộng rang đâm hột lựu, kẹp rau râm, chấm muối tiêu chanh, đưa cay bằng bia ướp lạnh. Chu choa, ẩm thực thăng hoa !

    Like

    • Bidong says:

      Ngao, sò, ốc, hến, thầy lý, Bidong, Phương mặt trời… là những tên do còm sĩ đặt đó! 🙂

      Like

      • Độc-giả Texas says:

        @ Lâu quá không thấy chị Phương Mặt Trời PMT
        Ngao gửi lời chào thăm đến bác Phan Quân, các anh các chị lâu nay vắng mặt..
        @Chị Bang Bang ơi!!!!!!!!!!!!!!!

        Like

    • Van Nguyen says:

      sò thì …nướng, ốc thì …luộc, làm sao mà lộn trời! hehehe!

      Like

      • sò says:

        Đúng rồi. Không thể lộn được đâu. Nếu lấy Rồng của Hến làm mốc thì Trùm Sò cao hơn Rồng nhưng Ốc ít hơn Rồng. 😆 😆 😆

        Like

      • Tino says:

        Ốc hấp gừng ngon hơn, luộc mất nước, nhạt nhẽo lắm. Nướng còn hết xẩy nữa, ốc nướng tiêu, ốc nướng mỡ hành ……Vân lên từ điển google coi recipe nha. Làm thử trước, chừng thạo nghề, mời Tino và ACE qua thưởng thức.
        Bởi không biết làm món nhậu thành thử ông xã qua TX mà chỉ nhâm nhi ly đá lạnh. Giờ mình mới hiểu, hic !

        Like

        • Van Nguyen says:

          Thank you Tino! Chừng nào ‘nướng’ ‘ốc’ xong sẽ mời hết bà con qua nhậu! hehehe!
          ủa, mà món ăn với món nhậu khác nhau chổ nào, cái nào cũng bỏ vô miệng nhai rồi nuốt thôi mà ta! 😛 😛 😛

          Like

      • Tino says:

        Vân và Còm gia đọc thử bài này coi mình có lý cỡ nào khi nhắc lại thang điểm nấu ăn các cái : Nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ nấu. Còn luộc thì hổng thấy trên bảng phong thần.

        http://www.amthuc365.vn/t8859c253/dac-san-can-tho/2011/08/bi-quyet-cua-oc-nuong-tieu.html

        Like

  24. Cựu lính KQVNCH says:

    @HTC
    Một buổi chiều thứ Bảy mưa dầm sùi sụt cậu em ruột lấy chiếc Mobylette này đi học Anh Văn tại Hội Việt Mỹ trên đường Mạc Đĩnh Chi. Nó không gởi mà khóa xe ở sân trường. Hết giờ học ra thì chiếc xe biết đi nên lết mất tiêu. Tui đành phải lấy xe đạp nó đạp tới trường trên đường Duy Tân cây dài bóng mát, còn nó nhờ bạn chở đi học trong khi ông bà già kiếm mua chiếc xe gắn máy khác. Thời gian ngắn sau đó tui tình nguyện vô KQ.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Đi xe gắn máy đậu xe bị mất, tức mình đăng ký vô KQ, lái máy bay, đậu…khỏi sợ ai chôm! hehehe!

      Like

  25. Chi Nha says:

    Tối hôm qua, đọc bài của NL và xem hình chiếc xe Charly màu trắng, làm nhớ quá. Ngày xưa tui cũng có Charly y chang màu trắng như trong hình NL đã cho xem . Đêm qua thức dậy lúc 4 giờ sáng, ra ngoài garaga lục lại các cuốn Album để tìm tấm hình tui cùng chiếc xe Charly này, tìm hoài vẫn chưa ra tức quá. Định là nếu tìm thấy sẽ Post hình lên cho các Còm xem chơi.

    Cũng chiếc xe Charly này, ngày 23 tết đưa Ông Táo về Trời, tất cả chị em của tui cùng nhau về nhà Ba Má để gói bánh chưng , bà chị lìxì cho thằng con tui tí tiền, sau đó nó dắt em gái của nó ( lúc đó con gái 3 tuổi ) , thằng con tui 9 tuổi, ra đầu ngõ mua kẹo . Một hồi lâu không thấy tụi nó về, cả nhà bỏ hết bánh chưng đi tìm. Tui lo sợ đến nỗi không đạp được chiếc xe Charly để đi tìm hai đứa con, đạp hoài Charly nhất định không chịu nổ máy. Tui bèn hớt hơ hớt hải chạy bộ ra đầu ngõ tìm hoài không thấy, chạy qua chợ Dốc cũng không thấy…

    Chạy ngược về đầu ngõ, một bà bán bánh kẹo ở đầu ngõ biết chuyện và nói: tui thấy tụi nhỏ đông lắm, khoảng sáu , bảy đứa… đi về phía này nè, phía tay phải tui nè…Trời ơi, tui chạy tiếp…chạy qua Chùa Vĩnh Nghiêm, chạy bộ qua cầu Công Lý…chạy đại vào chợ Phú Nhuận xem sao…Trời ơi, chợ ngày 23 tết đông quá sức, làm sao tìm ra hai đứa con tui đây.

    Tui chạy ngược về, nước mắt đầm đìa…và nhìn qua Chùa Vĩnh Nghiêm thầm khấn vái , cầu xin…thì tự nhiên nghe tiếng một đám con nít đang hò hét nơi công vên nhỏ xíu đối diện Chùa. Nhìn vào đám con nít đó toàn là con trai, có thằng con tui nữa, nhưng vẫn không thấy con bé ? hai chân tui bủn rủn không đi được nữa…Thêm một tiếng hét đằng sau lưng tui xuất hiện…một thằng bé hàng xóm đang vác trên vai con bé của tui chạy ào vào ” đám giặc nhỏ la hét , mỗi đứa một cây súng nhựa…” con bé của tui cười thật to khi tụi con trai la hét…Trời ơi, Chúa Phật ơi .

    Chiếc xe Charly xuất hiện , hai bà chị cùng xe Charly của tui tìm con tui ở chợ Tân Định.

    Like

    • Bidong says:

      @CN: công nhận 2 đứa con của chị quậy thiệt há! kỹ niệm tuổi thơ của tụi nó để đời lại cho nó và cho cha mẹ luôn! À, mà nồi bánh chưng năm đó của gia đình chị có chín không hay là trong sống ngoài khê? j/k Chúc anh chị luôn vui khoẻ! 🙂

      Like

      • Chi Nha says:

        @ Bidong ui, cả xóm của chị giúp nồi bánh chưng cùng Má của chị , hai đứa nhỏ về nhà cả xóm đến chung vui, Má của chị nấu một nồi xôi gấc thật nhiều nếp, đãi cả xóm ăn. Riêng cn thì ” hú hồn ” . Cả nhà ” dấu ” anh VĐĐ hổng cho biết vụ lơ đãng lo nồi bánh chưng mà hổng lo cho con cháu. cn vẫn chưa tìm ra tấmhình với xe Charly Bidong ui. Chừ đi làm , chiều về tìm tiếp. Chúc các Còm thêm một ngày vui.

        Like

    • Van Nguyen says:

      Không có gì quýnh quáng hơn là con đi lạc hén!
      Ủa, mà con tui có đi lạc lần nào đâu mà tui biết dị ta, hay là ông chồng tui đi lạc! hehehe!
      Nhà Chị Nhà làm gì cũng sớm hén, nhà em gói bánh bữa 29, lì xì tối 30! 🙂

      Like

      • Chi Nha says:

        Hến Mây ui, tụi nhỏ nhà cn ” đi quậy ” đúng hơn là đi lạc, chỉ sợ nhất là con bé mới 3 tuổi…
        gia đình cn làm bánh chưng sớm để đem biếu Tết người thân quen đó Vân ui. Cung Chúc Tân Xuân đến cả nhà Còm.

        Like

  26. Độc-giả Texas says:

    @Chúc Sư phu và anh chị em hôm nay thật vui nhe.
    tối Ngao về.

    Like

  27. Cựu lính KQVNCH says:

    @Van Nguyen
    Bọn lính tụi tui hễ nghe từ “đăng ký” là lên huyết áp liền. 🙂
    Tui đăng vô KQ có lý do cô à. Để rảnh tui kể nghe nha. Mà có muốn nghe không mới được? Cô nói máy bay không bị chôm hả. Vậy là cô không biết chuyện chiếc trực thăng mất ở Đà Lạt rồi. 🙂

    Like

  28. Cựu lính KQVNCH says:

    http://hoiquanphidung.com/showthread.php?1742-M%E1%BA%A5t-m%C3%A1y-bay-tr%E1%BB%B1c-th%C4%83ng-UH-1-s%E1%BB%91-60139

    Vụ chiếc UH-1 bị đánh cắp tại Ðà Lạt 1973
    Hồ Duy Hùng là ai?
    Thiên Ân.

    Vụ chiếc trực thăng UH-1H mang số 60-139 của Phi đoàn 219 bị đánh cắp tại Ðà Lạt năm 1973, trong Không Quân hầu như mọi người đều biết và dân chúng Sàigòn cũng được đọc tin tức trên báo chí thời đó.
    Kẻ đánh cắp chiếc trực thăng nói trên là Hồ Duy Hùng, cựu Thiếu Uý Không Quân VNCH, sau khi thụ huấn ở Hoa Kỳ trở về, bị An Ninh KQ khám phá có thân nhân đi theo địch nên tên Hùng đã bị sa thải khỏi Quân Ðội. Sau này, bộ máy tuyên truyền của Việt cộng nói rằng Hùng là người của chúng được gài vào Không Quân VNCH để làm nội tuyến. Tuy nhiên đã có nhiều yếu tố khách quan cho thấy thoạt tiên Hùng chỉ là một tay bất mãn, đánh cắp máy bay để trả thù việc mình bị sa thải khỏi Quân Ðội, để rồi mãi về sau này trở thành một người hùng bất đắc dĩ của “Cách mạng”!
    Ðể chứng minh cho lập luận nói trên, thiết nghĩ chúng tôi chỉ cần nêu ra hai sự kiện:

    *Sự tuyên dương muộn màng:

    Khác với Nguyễn Thành Trung – kẻ đã lái F-5 dội bom xuống Dinh Ðộc Lập, cũng như rất nhiều tên nội tuyến, nằm vùng khác đã được tô son trét phấn để tuyên dương sau ngày “Cách mạng thành công”, Hồ Duy Hùng cho mãi đến năm 2000 mới được báo chí “quốc doanh” ở Sàigòn đề cập tới: Bán Nguyệt San Thanh Niên với bài: “Người hùng lặng lẽ”, tờ Phụ Nữ Chủ Nhật với bài: “Vụ đánh cắp chiếc trực thăng UH-1…”, và bài “Từ vụ án chiếc trực thăng UH-1” kéo dài 12 ngày trên một tờ báo nọ.
    Nếu không kể tới những chi tiết “chửi cha nhau” trong ba bài báo nói trên, thì độc giả được biết đại khái (theo lời kể của Ðại tá Quân báo VC Lê Nam Hà và được phóng viên “xào nấu” laị) thì Hồ Duy Hùng (bí danh là Chính), trước kia hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh tại Quy Nhơn, sau Mậu Thân 1968 vào Sàigòn và được Việt cộng móc nối kết nạp vào “Quân báo đặc khu Sàigòn-Gia Ðịnh”.
    Sau khi đánh cắp chiếc trực thăng bay về “mật khu”, Hùng và Nguyễn Tường Long, một cán bộ Không Quân VC được gửi tới để tháo gỡ chiếc trực thăng chuyển ra miền Bắc. Tại Sơn Tây hai người này ráp trở lại và bay thử thành công. Sau đó cả hai trở lại miền Nam hoạt động, còn chiếc trực thăng thì được xử dụng trong viện huấn luyện phi công Bắc Việt.
    Nguyễn Tường Long, nguyên là một kỹ sư gốc Việt kiều (cha Việt, mẹ Pháp) ở Lyon – Pháp; sau tình nguyện về nước tham gia “Cách mạng”. Ðiều đáng lưu ý là khi các báo nói trên đồng loạt khai thác vụ “đánh cắp trực thăng” này thì Nguyễn Tường Long đã chết. Từ đó đưa câu hỏi: phải chăng vì “chiến sĩ quân báo Hồ Duy Hùng” chỉ là câu chuyện bịa đặt cho nên phải đợi tới lúc một trong hai vai chính về chầu “bác” thì mới dám “phịa”?
    Hỏi tức là trả lời. Và chỉ có câu trả lời đó mới có thể giải thích tại sao sau ngày 30/4/1975, CSVN không rầm rộ tuyên dương “người hùng” Hồ Duy Hùng mà phải đợi đến 15 năm sau? Xét về công trạng, việc “đánh cắp một chiếc trực thăng ngay trước mũi địch rồi chuyển ra miền Bắc” (nguyên văn trên báo VC) của Hồ Duy Hùng nếu không hơn thì cũng phải bằng vụ dội bom Dinh Ðộc Lập của Nguyễn Thành Trung!
    Hiện nay “đồng chí” Hồ Duy Hùng đang giữ một chức vụ khiêm nhượng: Giám Ðốc Công Ty Du Lịch Phú Thọ!

    *Bị phòng không Việt Cộng bắn:

    Theo lời kể của Ðại tá Quân báo VC Lê Nam Hà thì việc Hồ Duy Hùng đánh cắp trực thăng bay về đáp ở đồn điền cao su Dầu Tiếng, thuộc mật khu Lộc Ninh là “nằm trong kế hoạch”, và các đơn vị địa phương đã được Bộ chỉ huy Miền thông báo trước để chuẩn bị đón “người chiến sĩ phi công anh hùng”. Thế nhưng trên thực tế thì…
    “Thấy máy bay địch bay về căn cứ của ta, các chiến sĩ giải phóng bắn lên. Máy bay bị trúng nhiều vết đạn nhưng ghế ngồi của phi công có tấm chắn phòng đạn nên ông Hồ Duy Hùng không bị thương. Ông hạ thấp độ bay phòng đạn và đã đáp xuống rất chính xác trong một bãi không rộng lắm dưới rừng cao su.” (Nguyên văn trên báo Thanh Niên).
    Theo báo Phụ Nữ Chủ Nhật thì lúc đó Hùng liên lạc với điện đài đơn vị (của VC) không được là vì “đồng chí trực điện đài đột ngột bỏ đi uống nước”!!!
    Tác giả hai bài báo nói trên – Mạc Ðại và Nguyễn Phương Thảo – cho biết họ viết ” theo lời kể của Ðại tá Nguyễn Nam Hà – nguyên phó giám đốc Quân báo Sàigòn & Gia Ðịnh và đồng chí Hồ Duy Hùng tức Chính”, nhưng giữa hai bài báo đã có nhiều chi tiết mâu thuẫn tới mức không thể chấp nhận. Chẳng hạn, trong khi Mạc Ðại của báo Thanh Niên viết rằng chiếc UH-1 nói bị trúng đạn, sau khi được tháo gỡ, vận chuyển ra phi trường Hòa Lạc ở Sơn Tây (miền Bắc) thì “Từ Hà Nội, Trung đoàn Không Quân Vận Tải đã phải điều tới một xe công trình có đủ phương tiện sửa chữa và một toán cơ khí…”, thì Nguyễn Phương Thảo của báo Phụ Nữ lại viết “… Sau khi kiểm tra chiếc máy bay, Ban Quân Báo tiếp tục phân công Chính (H.D.Hùng) nhiệm vụ mới là dùng máy bay mang bom thả vào Dinh Ðộc Lập đúng vào 9 giờ sáng ngày 1 tháng 1 năm 1974 là ngày mà Thiệu và nội các tụ tập đón mừng năm mới. Bom đã được đặt làm, Chính cũng đã chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ. Nhưng đến giờ phút chót, cấp trên đề nghị hủy bỏ kế hoạch này và thay vào đó là một nhiệm vụ khác” (tháo gỡ để mang về Bắc).
    Việc để “mất cắp” một chiếc phi cơ để cuối cùng lọt vào tay địch là một việc đáng trách – và rất đáng buồn khi người chịu trách nhiệm lại là một trong những cấp chỉ huy đáng kính phục nhất là trong ngành trực thăng – Cố Trung Tá Nguyễn Văn Nghĩa. Tuy nhiên Lý Tưởng Úc Châu nhắc lại chuyện cũ không với mục đích chê trách người đã khuất mà chỉ để mọi người được biết rõ về một biến cố trong quân chủng (cũng như số phận của chiếc trực thăng mang số đuôi 60-139) – hiện đang được các nhà báo của chế độ CSVN thêu dệt và khai thác – một cách trâng tráo và rẻ tiền.
    Tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu tới chiến hữu KQ và độc giả bài tường thuật của một người trong cuộc, đó là anh cơ phi Mẫn (cơ khí phi hành) của chiếc trực thăng ttrong phi vụ nói trên.

    * * *
    MINH MẪN
    Cơ Phi PĐ 219

    Vụ mất máy bay trực thăng UH-1 số 60139 – Ngày 7 tháng 11 năm 1973

    Sáng sớm ngày 6 tháng 11 năm 1973, Thiếu Tá Huỳnh Xuân Thu gặp tôi và nói “Chú về sửa soạn đi bay Quảng Ðức ngay, nhớ mang theo đồ ngủ đêm”. Tôi chộp vội bộ đồ nhái, cái mền dù và trang bị vệ sinh cá nhân cùng một bộ Domino, sau đó tôi theo Anh Thu và Trung Tá Nguyễn Văn Nghiã (Phi đoàn trưởng) ra kiểm tàu số đuôi139 để bay đi Quảng Ðức thăm biệt đội đang biệt phái tại đây.
    Khi đến nơi, Chi khu trưởng thuộc tiểu Khu Phú Bổn tiếp đón rất niềm nở, phòng nghỉ của biệt đội và chi khu gần nhau nhưng lại xa sân bay: từ sân bay qua một con phố, xuống dốc rồi lại vòng lên nơi nghỉ ngơi của Biệt Ðội 219. Khí hậu ở đây ban ngày thì rất nóng nực nhưng ban đêm lại lạnh vô cùng vì chung quanh toàn là núi đá.
    Anh Nghiã và Anh Thu đi thăm từng nơi ở và làm việc của Biệt Ðội, hỏi thăm tình hình cuộc sống ăn ở của anh em, sau đó anh muốn ở lại đêm để khích lệ tinh thần anh em. Chiều xuống, cái giá lạnh bắt đầu và rất buồn tẻ. Phố xá không có sự nhộn nhịp, người ta tụ tập ở nhà không muốn ra ngoài đường và trời càng lúc càng tối chỉ leo lét những bóng đèn vàng ố không đủ thắp sáng một căn phòng, vì vậy anh em biệt đội chỉ ngồi bù khú trong giây lát rồi tất cả đi ngủ. Nơi đây không có gường, chỉ có ghế bố xếp nhà binh và có đôi khi anh em phải ngủ chung một ghế bố vì không có đủ; cũng may vì trời lạnh nên ngủ chung cũng không đến nỗi khó chịu.
    Khoảng 10 giờ đêm, khi mọi người đã ngủ thì Chi Khu xuống báo địch quân hăm đánh vào chi khu và sân bay. Thế là toàn bộ anh em ra ứng chiến tại sân bay. Tất cả mở máy kiểm tra tình trạng phi cơ rồi tắt máy nghe Trung Tá Nghiã hướng dẫn bản đồ và phương hướng bay trong trường hợp chi khu bị overrun, sau đó ai nấy về tàu. Còn lại ba thầy trò chúng tôi trong tàu và một phi công nữa tôi quên tên ngồi chơi Domino, cứ chơi như vậy cho đến sáng. Ban đầu thì tôi thắng nhưng đến gần sáng thì Anh Nghiã gom sạch.
    Sáng sớm hôm sau chúng tôi bay trở về Nha Trang, bay một đoạn Anh Nghiã nói ” Thu, chú bay thử vào đám mây kia xem”. Anh Thu bay vào khoảng 5 phút, Anh Nghiã bay ra lại và nói “Chú không chịu khó bay instrument, bay gì mà kỳ dzậy?”. Rồi Anh Nghiã lại nói Anh Thu bay vào trong mây, rồi Anh Nghiã lại bay ra, mây mỏng cứ lấp phất lướt qua phi cơ. Sau đó Anh Nghiã lại nói Anh Thu bay vào cụm mây dầy kia thử xem, rồi càng lúc máy bay càng vào sâu trong mây, mây mỗi lúc một sậm lại, lúc này Anh Nghiã cầm control và anh nói huyên thuyên đủ thứ chuyện trên đời. Anh hỏi tôi:”Mẫn, chú thấy mây thế nào, mây màu gì kia?”. Tôi lưỡng lự nhìn vào mây trước mặt và nói “Tôi thấy mây màu Hồng Trung Tá!”. Anh Nghiã phá lên cười “Trời ơi! Thằng này Vertical quá rồi (ý nói Vertigo), cho chú cầm cần lái chắc chết hết anh em”. Rồi anh quay sang Anh Thu cũng hỏi mây màu gì và anh cứ nói, chỉ dạy lung tung trong khi anh cứ tiếp tục bay trong mây, 15, 20, rồi 30 phút, anh vẫn bình tĩnh bay, phi cơ êm ru.
    Gần một tiếng đồng hồ sau, Anh Nghiã thấy cây lờ mờ phía dưới, hỏi Anh Thu “Chú biết mình bay tới đâu rồi không?”, Anh Thu chưa kịp đáp thì Anh Nghiã đã chỉ con đường ở phiá dưới nói là Ðơn Dương. Anh theo con đường đó bay đến Ðà Lạt với ý định thăm một nhân viên phi hành của 219 đang nghỉ dưỡng thương tại đây. Lúc 9 giờ sáng, phi cơ đáp xuống bờ hồ Xuân Hương bên cạnh nhà hàng Thủy Tạ, tôi cất hành trang của tôi vào sau tail cone, ngay chỗ oil cooler fan. Sau đó ba thầy trò đi vào tiểu khu Tuyên Ðức nhờ gởi phi cơ nhưng không gặp ALO, đại diện không quân ở đó, định bay vào sân bay Cam Ly nhưng từ đó lại không có phương tiện ra thành phố, hơn nữa lúc đó thời tiết quá xấu, bay vào đáp ở trung tâm Ðà Lạt là đã giỏi lắm rồi. Chúng tôi trở lại máy bay, ssau đó Anh Nghiã rủ lên nhà hàng Mekong uống cà phê và ăn sáng. Tôi xin Anh Nghiã cho về nhà vì nhà Bác tôi ở đối diện với cửa sau bên hông nhà hàng Mékong, thấy ngay sát bên, Anh Nghiã đồng ý cho tôi về nhà, hẹn khi nào về thì hai anh sẽ đến gọi.
    Tôi ở nhà chơi và chờ các anh gọi bay về Nha Trang, nhưng mãi đến 1 giờ rưỡi trưa vẫn không thấy các anh đến gọi. Tôi chạy sang nhà hàng Mékong thì không thấy các anh đâu, Sau đó tôi nhờ Bác tôi chở ra nhà hàng Thủy Tạ chỗ đậu phi cơ, khi ra đến nơi thì không thấy phi cơ đâu cả, chạy qua sân vận động gần đó cũng không thấy. Tôi nghĩ chắc Anh Nghiã và Anh Thu đã bay về Nha Trang mà quên gọi tôi rồi, hay là không lẽ Trung Tá lại đến nhà Thượng Sĩ gọi đi bay?… Các câu hỏi chỉ quanh quẩn vào những điều vô lý đó, và tôi lại lo thêm nữa là khi Anh Nghiã và Anh Thu bay về thì đồ đạc của tôi dấu vào sau chỗ oil cooler fan lỡ cái mền dù hay bộ đồ nhái nó rơi ra và bị hút vào trong cánh quạt của oil cooler thì khổ! Rồi thắc mắc và lo âu cứ như thế dồn dập, rồi cái túi đựng helmet đã kép phẹc-mơ-tuya chưa?…Thật tình lúc đó tôi rất lo sợ, không sợ Anh Nghiã la rầy mà sợ lỡ phi cơ có bị gì thì sao? Hai anh có sao không?.
    Tôi quay ngay ra bến xe đò mua vé trở về Nha Trang, dọc đường tôi rất lo lắng và mệt mỏi, rồi gục trên ghế trước ngủ thiếp đi, lát sau giật mình thấy có người nắm tay tôi, tỉnh lại thấy tay mình để trên đùi cô gái ngồi bên cạnh, cô cầm tay tôi để nhẹ qua đùi tôi. Tôi quê quá, vội vàng xin lỗi cô, cô nói thấy tôi có vẻ bồn chồn lo lắng. Cô gái cởi mở và thật có duyên với đôi răng khểnh dễ thương. Tôi quên hết mọ bồn chồn lo lắng, bắt đầu tấn công cô gái, suốt chặng đường chúng tôi đã quen nhau, khi về đến Nha Trang chúng tôi cùng đi ăn và Hường tên cô bé, đã cho tôi địa chỉ hẹn ngày hơm sau tôi sẽ đến tìm.
    Khi về đến trại Hàm Tử khu gia binh của phi đoàn 219, lúc đó khoảng 7 giờ rưỡi tối, Hồng “già” chặn tôi lại hỏi: “Mày có biết gì không? Mày bay của mày bị mất cắp rồi”, tôi chỉ cười vì cho đây là lời đùa, và như vậy là Anh Nghiã, Anh Thu đã về rồi, tôi thấy yên trí hơn. Sau đó tôi gặp Trần Mạnh Khiêm, nó nói: “Mày về phi đoàn đi, máy bay bị mất rồi, để tao chở mày vô!”. Mọi người đều nói một cách nghiêm trang như vậy nghiã là có thật. Lúc này tôi không còn hoang mang nữa, chẳng hiểu vì sao, không thấy sợ, không thấy lo nghĩ, cứ dửng dưng như không có chuyện gì cả. Có lẽ vì mấy chữ “mất máy bay” hay “mấy cắp máy bay” nó không có trong tự điển lưu trữ trong đầu tôi, thành ra đầu tôi cứ trống rỗng. Cũng có thể chỉ số thông minh của tôi thấp, không biết suy nghĩ và không biết phản ứng như thế nào, hoặc vì tôi mệt lả cả người?…
    Vừa về tới cửa phòng trong trại Bắc Bình Vương định lấy chìa khoá mở cửa phòng thì có hai Trung Sĩ Không Quân ngồi trên xe Ford Pick-up chờ sẵn ở đó, họ lại chào và hỏi tôi:”Xin lỗi có phải Thượng Sĩ Mẫn không ạ?”. Tôi trả lời ngay: :”Vâng, tôi đây”. Một trong hai người nói:”Chúng tôi mời Th/sĩ lên Phòng An Ninh có việc cần”. Tôi trả lời:”Tôi vừa mới về, các anh có thể cho tôi tắm một cái rồi tôi lên ngay”. Nhân viên an ninh trả lời:”Không có gì đâu, Th/Sĩ lên một chút xíu rồi về tắm cũng được mà”. Mặc dù mệt mỏi tôi cũng phải lên Phòng An Ninh, việc đầu tiên là họ phủ đầu tôi trước, đưa tôi vào căn phòng 12 mét vuông, cửa sổ bị đóng bít lại bằng ván ép dằn từ phía bên ngoài, không có đèn điện.
    Một lát sau họ quăng vào một cái chiếu đơn và 4 cây đèn cầy của em bé đốt đèn Trung Thu, rồi khoảng 15 phút sau, họ đứng bên ngoài quăng vào cái bô nhôm, nghe một cái cảng, và cứ 15 phút họ lại mở cửa rọi đèn bin vào xem tôi có tự tử hay không?. Khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ sau thì vị Ðại Úy An Ninh tôi quên mất tên, cho gọi tôi lên, lúc này khoảng 10 giờ đêm. Thấy điệu bộ của vị Ðại úy An Ninh, tôi hiểu ngay rằng nãy giờ họ làm như vậy là để hù họa tôi và cũng để câu giờ chờ sĩ quan đến thẩm vấn tôi.
    Vị Ðại Úy nói:”Tôi biết Th/Sĩ chỉ là tép riu thôi, như vậy không có gì phải sợ, Th/Sĩ cứ trình bày mày bay rời Nha Trang lúc mấy giờ và đến Quảng Ðức làm gì, sau đó mấy giờ cất cánh và xuống Ðà Lạt lúc mấy giờ, và gặp ai, trông thấy ai, rồi đi về hướng nào, và cứ như thế cho đến khi Th/Sĩ khám phá ra mất máy bay”. Rồi ông ta đưa cho tôi một xấp giấy bơ-luya và một cây bút bi, tôi cứ hí hoáy viết và kể lại toàn bộ những gì tôi biết được, theo dàn bài và cách thức sắp xếp của ông Ðại Úy đưa ra. Xong, vị Ðại Úy đọc lại rất cẩn thận, rồi đọc lại cho tôi nghe, sau đó nói là sai chưa đúng, bắt tôi khai lại và ông cất tờ kia đi. Cứ như thê nhiều lần… Cho đến 2, 3 giờ sáng, tay tôi cứng lại không còn viết được nữa, vị Ðại Úy mới cho tôi nghỉ và đưa về phòng giam.
    Về phần Anh Nghiã và Anh Thu khi đến nhà Bác tôi gọi tôi đi về thì Bác tôi mới nói:”Nó ra chỗ đậu máy bay không thấy máy bay đâu cả, nó sợ các ông bỏ nó nên nó lên xe đò về Nha Trang rồi”. Lúc đó hai anh mới hết hồn, nhờ Bác tôi lấy xe LaDaLat chở vô phi trường Cam Ly vẫn không thấy, sau Bác tôi đưa về Tiểu Khu Tuyên Ðức dò hỏi vẫn không ra, cuối cùng hai anh quyết định trình diện Tiểu Khu báo cáo sự việc và nơi đây Phòng An Ninh của Tiểu Khu đưa hai anh về Phòng An Ninh Không Quân Nha Trang ngày 8 tháng 11 năm 1973. Tại Nha Trang hai anh không bị giam giữ, hai anh ở nhà và nhân viên điều tra đến tận nhà làm việc.
    Tôi bị giam như vậy lúc đầu tưởng về ngay nên tôi chỉ nhờ bạn đưa vào cái dù thả trái sáng để làm mùng, nhưng rồi vừa nóng vừa ngộp, tôi cứ lấy thuốc là châm thủng từ từ, lúc đầu lỗ nhỏ và ít, sau đó lỗ to và nhiều hơn, cuối cùng thì nó cũng như không vì chỗ nào cũng có muỗi. Còn ăn uống thì mỗi bữa nhờ nhân viên an ninh mua dùm ổ bánh mì và một bịch nước mía, còn bạn thì chẳng thấy ma nào dám bén mảng đến nữa, có lẽ họ sợ liên lụy chăng hay là Phòng An Ninh không cho thăm viếng?
    Ăn bánh mì mãi không thể nuốt nổi, mà Phòng An Ninh không có quy chế ăn uống. Tôi phải tự túc mua ở ngoài, tưởng hết chịu nổi thì sau một tuần lễ, họ lại mời Thiếu Tá Thu vào ở chung với tôi, lúc đó họ mới cho khiêng hai cái gường sắt rồi đóng cửa lại. Lát sau, vị Ðại úy điều tra tôi vào xin lỗi:” Thiếu Tá thông cảm, tôi phải đóng cửa lại”, Anh Thu tức giận:”Thiếu Tá cái gì, tao là thằng tù!”, Ðại Úy An Ninh trả lời:”Lệnh trên chứ tôi đâu dám…”, Anh Thu tức giận nhảy chồm tới:”Tao là thằng tù…”, vị Ðại Úy nhảy vội ra ngoài và từ đó ngày đêm không đóng cửa nữa.
    Rồi mỗi bữa Chị Thu mang vào hai phần cơm cho Anh Thu và cả cho tôi nữa, Chị còn làm một lon ghi-gô đậu phộng da cá cho Anh Thu nhưng anh không thích ăn nên giao cho tôi “xử lý” nó. Hai thầy trò được tự do đi lại, hay là ra ngoài sân hóng mát khi thoải mái.
    Sau khi đối chiếu tất cả những lời khai của Anh Nghiã, Anh Thu và tôi, Phòng An Ninh Không Quân chuyển hồ sơ về Bộ Tư Lệnh Không Quân cho Trung Tướng Trần Văn Minh duyệt xét, sau đó chuyển lên cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, xem xong Tổng Thống bác lời khai của chúng tôi. Thế là thấy trò chúng tôi phải khai lại, và cứ như thế khai đi khai lại cho đến lần thứ ba, Trung Tướng Trần Văn Minh tuyên bố ông đã duyệt xét theo hệ thống quân giai, nếu Tổng Thống còn bác nữa tức là không tín nhiệm ông sẽ từ chức, đồng thời Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cũng can thiệp yêu cầu Tổng Thống xét lại, cho tới lúc đó ông Thiệu mới chịu duyệt.
    Hết tuần lễ thứ hai, họ đưa Anh Nghiã lên Phòng An Ninh làm thủ tục, xong xuôi họ giải cả ba thầy trò chúng tôi ra Ðại Ðội 24 Quân Cảnh Tư Pháp Nha Trang.
    Cơ sở của Quân Cảnh Tư Pháp Nha Trang là một dãy nhà cất theo kiểu dã chiến của Pháp, các phòng làm việc thì bừa bộn, thiếu tiện nghi, hồ sơ để lung tung, nhưng cách làm việc có vẻ chuyên môn hơn Phòng An Ninh KQ Nha Trang. Khi chúng tôi đến nơi, một vị Ðại Úy chấp pháp lấy cung chúng tôi từng người một, và không như trong An Ninh KQ, ở đây họ hỏi theo thứ tự lớp lang và họ ghi chép lấy chứ không để chúng tôi tự ghi chép.
    Anh Nghiã vào làm việc trước, sau đó đến Anh Thu. cuối cùng mới đến tôi. Sau khi Anh Nghiã ra, Anh Thu vào làm việc. Vị Ðại Úy chấp pháp lấy cung rất là lâu nên tôi có hơi bồn chồn, và có vẻ buồn buồn ưu tư. Anh Nghiã thấy vậy nói:”Này cái thằng chết nhát, có ai khai cho chú đâu mà cái vẻ mặt lo lắng, lo sợ vậy hả?… Xem anh đây này, sự nghiệp, địa vị, danh vọng, vợ con… mất hết mà anh có lo lắng điều gì đâu, sự việc đã xảy ra rồi thì điều gì đến nó sẽ đến, có lo lắng cách nào thì nó cũng phải đến vậy thôi…”
    Rồi việc lấy cung của chúng tôi cũng kéo dài đến chiều, xong họ sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho chúng tôi. Vì ở đây chỉ có phòng tạm giam, mà phòng tạm giam thì toàn là lính “trời ơi” không thôi, nào là xì-ke, ăn cắp, hiếp dâm, đào ngũ, đánh lộn .v..v.., mà phòng thì chỉ là cái cũi làm bằng vỉ sắt phi trường, chung quanh trống trơn, mái cũng bằng vỉ sắt, nếu mưa thì chịu trận vậy thôi. Vì không có chỗ giam riêng chúng tôi nên buộc lòng họ phải nhường ba cái gường sắt của họ cho ba thầy trò chúng tôi nằm, còn họ nằm dưới đất. Sau năm ngày đúc kết hồ sơ thụ lý của chúng tôi, họ đưa Anh Nghiã vô Quân lao còn Anh Thu và tôi được cho về. Lúc này tôi mới nhớ tới cô bé tên Hường mà tôi mới chỉ nắm tay được trước đó 20 ngày. Tôi lục tìm địa chỉ mà em cho tôi, nó thất lạc mất rồi, tôi tiếc ngẩn người, đã hụt mất một nàng thật dễ mến và đáng yêu.
    Vài ngày sau, tôi vào Quân Lao Nha Trang thăm Anh Nghiã. Trông thấy tôi, anh nói đùa:”Cái thằng chết nhát, mày vô đây làm gì, họ bắt nhốt mày bây giờ”. Tư cách của anh thật ung dung. Tôi đưa cho anh quyển “Papillon” (Người tù khổ sai), anh phì cười khi thấy tựa cuốn truyện. Và anh kể cho tôi biết ngày anh vô đây, gặp một tên “Ðại bàng” trong tù, khi hắn ta biết anh là phi đoàn trưởng phi đoàn 219, hắn kính phục anh ngay, vì hắn cũng là một quân nhân, đã từng nghe những huyền thoại về 219. Ngoài đời hắn là một tay anh chị khét tiếng ở Nha Trang, và hắn đã có lần đụng độ với những tay lì lợm của 219 vào những năm 1968-69, khi phi đoàn chưa dời về Nha Trang (hình như hắn là kẻ đã chém lầm vào tay anh Châu Lương Cang tại Bar số 1). Gặp Anh Nghiã hắn nể phục ngay và ra lệnh cho đàn em phục vụ Anh Nghiã mọi nhu cầu. Hắn tuyên bố với các đàn em rằng Anh Nghiã là một “Ðại ca giang hồ trí thức” của hắn. Về phần Anh Nghiã, sau này cứ mỗi tháng hay vài tuần là Ðại Tá Lạc hay Chuẩn Tướng Lượng lại bảo lãnh cho về phép…
    Ðến tháng 5 năm 1974,Anh Thu và tôi được Tòa Án Quân Sự Nha Trang mời ra làm việc và mọi sự lại khai lại như ban đầu. Sau đó, trong phiên tòa xử ngày 12 tháng 7, Anh Nghiã bị tuyên án “8 tháng tù ở, kể từ ngày bị bắt giam”.
    Phiên tòa kết thúc, mọi người chạy lại chúc mừng anh vì anh đã trong quân lao 9 tháng, quá thời gian tòa tuyên án. Từ đó anh về nhà luôn.
    Trong năm 1974, không ai cắt tôi đi bay nữa, chỉ trực tại phi đoàn. Lúc này Anh Huỳnh Văn Phố lên làm quyền Phi Ðoàn Trưởng, sau hoán chuyển với phi đoàn trưởng 253 ngoài Ðà Nẵng là Thiếu Tá Phạm Ðăng Luân về làm Phi Ðoàn Trưởng 219, Anh Huỳnh Xuân Thu làm Phi Ðoàn Phó, Anh Trần Ngọc Thạnh làm Sĩ Quan Huấn Luyện, Anh Phạm Ngọc Sâm làm làm Trưởng Phòng Hành Quân. Buổi đầu, Anh Sâm cắt bay không để ý đến sự trùng hợp tên tuổi của nhân viên trong phi đoàn nên có vài việc buồn cười xảy ra như khi cắt một phi hành đoàn biệt phái đi Ban Mê Thuột, anh đã ghi trên bảng phi lệnh;”PHÐ: Bơ – Ðường – Xả -Cải” (Phan Công Bơ, Trưởng phi cơ – Lý Bổn Ðường, Hoa tiêu phó – Hồ Văn Xả, Mevo – Lê Văn Cải, Xạ thủ), thế là mọi người được một mẻ cười vì nguyên phi hành đoàn toàn đồ ăn, không sợ đói. Sau anh cắt một phi hành đoàn cũng bay đi Ban Mê Thuột, sáng ra các anh thấy tên của phi hành đoàn này thì đều rụng rời tay chân: “Kiệt – Lực – Quan – Tài” (Võ Tấn Kiệt, TPC – Nguyễn Hùng Lực, HTP – Nguyễn Văn Quan, Mevo – Nguyễn Văn Tài, Xạ thủ), không anh nào chịu bay cả. Anh Sân phải cắt bay lại với các tên khác các anh mới đi bay…

    Minh Mẫn 219

    Like

  29. Tino says:

    Ủa, TL lặn đâu mất tiêu rồi ta ? Lụm lá cất chòi, không xin giấy phép, bị city nắm gáy rồi phải không ông ? Báo cho TL tin tốt lành : cô giáo vẫn còn trụ trì, bão thổi nhưng không xi nhê …. Về gấp nha, nghe chuyện tình đống rơm của người Việt gốc bông.

    Like

    • Bidong says:

      B. nghĩ là TL phải chạy marathon nên phải tập luyện & không còn giờ để lên blog nữa! 🙂

      Like

      • Van Nguyen says:

        Chắc chạy theo Forrest Gump rầu! hehehe!
        Hay tại cái máy chạy bộ nó hông chịu ngừng nên TL nhảy xuống hông được! 😛

        Like

        • Tâm says:

          @Hến: Hahaha….làm tui nhớ hồi trước mấy đứa nhỏ nuôi con hamster ở nhà, cứ chờ đến tối là nó leo lên cái bánh quay (wheel) chạy rào rào, mà nó cứ chạy hoài chả đi được tới đâu. Nhiều khi tui lên cái máy chạy tui cứ thấy mình như là chuột hamster, mà chạy ở ngoài đường thì phải coi chừng chó rượt. Thôi lên blog tám với bà con vui hơn. 😆

          Like

      • Tâm says:

        @chị B làm như TL là dân professional runner, phải tập luyện ngày đêm vậy 😆 Tâm chỉ chạy công tử tàng tàng giử gìn sức khỏe để tiếp tục làm osin cho 2 nhóc ở nhà, tại vì TL mấy hôm nay hơi bận việc ở chổ làm nên ít ghé blog chơi. Chị vẩn khỏe he?

        Like

    • Tâm says:

      @Tino: hahaha….hổng phải đâu. Cái chòi có giấy phép đàng hoàng và được tổ chức chặc chẻ còn có tù trưởng và ông cai mà.

      Mấy anh lớn chơi kỳ, bắt thằng nhỏ ngồi giử chòi, rồi rủ nhau về nhà củ mà không réo tui một tiếng. Nhờ có chú lính và chị B nhắn bên fb, rồi thêm Tino báo tin là nhà còn y nguyên, nên hôm nay khăn gói trở về.

      TL đi xe đạp…thẳng một lèo xuống tới ghe/tàu, đâu có biết gì về xe gắn máy Honda, cub mà kể. Tui đang nín thở để chờ xem chuyện tình đống rợm nối tiếp của Ốc. Không biết chừng nào ảnh mới kể tới đoạn nắm tay giã từ…rồi vác lên vai nửa chiếc chiếu dệt chưa xong đi Mỹ 😆

      Like

  30. gialumlon says:

    Bua*~ do’ se~ co u60 chay dua vo*i u40

    Like

    • Tino says:

      Có cho bắt độ không vậy GLL ? Mình bắt kèo dưới, chấp mấy ? Hahaha!

      Like

    • Tâm says:

      @chú GLL: chạy thôi…hông đua đâu. Hay quá!! Nếu có GLL chạy hôm đó thì hẹn nhau ở điểm khởi hành rồi chạy chung cho vui. Nếu mệt thì chú cháu vịn vào nhau mà lết về finish line. 😆

      Like

  31. HTC says:

    Bi! bữa họp chợ y như vậy, không gì thay đổi, phải không ?

    @GLL
    Bạn già về chưa?

    Like

    • Bidong says:

      Lâu rồi không thấy ai nói gì hết, chắc chờ cô giáo gửi giấy mời ra rồi tính tiếp! Biết chắc là có chị AL, không có Ốc, không có TL, còn những người khác thì hạ hồi phân giải. Nếu chương trình không thay đổi, họp mặt sẽ là chúa nhật lúc 10AM ngày 3 tháng 2, tại Starbucks góc đường Brookhurst & Lampson. Cô giáo, làm ơn gửi thơ mời khi nào có thể! Cám ơn nhiều nha! 🙂

      Like

  32. gialumlon says:

    Not yet, at airport, delay due to bad weather in Jap.
    Hic

    Like

  33. Van Nguyen says:

    Hình như tối qua có người trốn trực blog! 😦

    Like

  34. Cựu lính KQVNCH says:

    Đại khái tui kể vắn tắt như vầy. Sau biến cố Tết Mậu Thân chính phủ ra luật tổng động viên. Luật này ghi rõ sinh viên trong hạn tuổi nào đó mỗi năm phải lên một lớp, nếu rớt phải nhập ngũ có nghĩa là vô trường Bộ Binh Thủ Đức. Lúc đó tụi tui hoang mang ghê lắm ai nấy gặp nhau thở dài học hết vô. Chiến cuộc bùng nổ mọi nơi. Mỗi tuần một ngày đi tập Quân Sự Học Đường. SG giới nghiêm. Không khí giảng đường chán như cơm nếp nát. Chương trình phát thanh của Nha Động Viên trở thành hot news trên TV. Bạn bè rủ nhau đi Võ Bị, HQ, KQ. Ngay cả cảnh sát cũng tuyển sĩ quan Biên Tập Viên, Thẩm Sát Viên rầm rộ.

    Trong trường tui quen với cô bạn học. Nói quen cũng không đúng. Chỉ gặp nhau chào hỏi vậy thôi. Ba cô là một Tr/Tá KQ đóng ở TSN. Một bữa cô ấy nói KQ đang tuyển mộ dữ lắm. KQ cho đi du học và blah blah blah. Nghe cô ấy nói rồi thôi chớ tui vẫn muốn sống đời dân sự tự do. Nhưng thời gian càng trôi bạn bè càng vắng dần lên đường vào quân trường. Rồi một ngày đẹp trời tui đến lấy đơn gia nhập KQ ở cổng Phi Long. Sau một tuần khám sức khỏe gắt gao tui được nhận. And the rest is history. 🙂

    Like

  35. Gia lum lon says:

    @Anh Lính
    Hùi đó thầy đàn anh đi lính, tuy còn ỏ đệ nhât cấp tui cũng thấy ngộp thở , cố leo qua cai tt1( it ra có cai quai chảo), xong bò qua tt2…..để binh đường hoãn dịch vì lý do học vấn , nếu không vao đuọc y,nha, dược, qghc, du ho.c hay tệ nhât là sp, thì phải binh đường kq, hq, cs
    It is history

    Like

  36. HTC says:

    Mừng bạn già về bình yên, nghe ở Jap tuyết rơi dầy đặc, tui sợ thành tôm đông đá, hèhè

    Like

  37. tuananh12A6 says:

    Babeta chạy tẹt ga, đứt dây ga. Lan hỏi thằng bạn già coi thằng nao cầm lái. cũng là tui đó nha!!!

    Like

Leave a comment