Tử Vi ơi Tử Vi

 

Năm nào cũng vậy, giở cuốn báo Xuân ra, theo mục lục tui dò, bao giờ bài tui coi đầu tiên cũng là bài… “Tử Vi”

Hehehehe, tui hỏng có mê  tín, cũng chẳng có dị đoan. Nhưng mà chìa tay ra cho bạn bè, người quen coi bói, hay ngồi đọc những gì người ta viết về số mạng mình, là một trong những điều tui khoái nghe 🙂

Mà điều rất ngộ là từ trước tới giờ, tử vi nào cũng ghi tui hạp với rất nhiều tuổi, còn kỵ thì chỉ có nhất y nhất quởn một mạng: Tuổi “bồ cũ” tui!

Mà lạ thêm một điều nữa là chưa bao giờ trong tử vi “bồ cũ” lại ghi là kỵ với tuổi tui!

Hehehe, vậy là làm răng rứa? Đúng sai tương lai chẳng biết, chỉ biết gần 20 năm rồi, tui chịu đựng được “bồ cũ” , và có lẽ không ai chịu đựng được tui như “bồ cũ” từng chịu đựng (bởi vì tui… nặng quá 😉

Tui nhớ lần đầu tiên tui được coi tử vi là lúc tui đâu chừng 10 tuổi. Khi đó tui mang trong người chứng bệnh nhức đầu kinh niên, cứ hay ôm đầu than nhức nhức nhức. Ba má tui tốn không biết bao nhiêu là tiền bạc và công sức để tìm thầy bà, từ tây y đến đông y, từ bệnh viện đến phòng mạch, từ thuốc nam đến thuốc bắc, để mà cho tui không phải ôm đầu than nhức nhức nhức nữa. Và rồi cũng dạo đó, má tui lấy số tử vi cho tui, coi tui “thọ” được bao nhiêu, để ba má tui yên tâm, hehehe (tui đoán vậy thôi nhe :p )

Đó là tờ tử vi đầu tiên và duy nhất đến giờ tui có, dù bản thân tui đã đi chấm số tử vi dùm cho không ít người, từ lúc còn ở Việt Nam, đến khi qua Mỹ rồi quay trở lại VN, nhưng chưa bao giờ tự tui đi lấy số tử vi cho chính mình. Toàn là đọc ké, đọc “hàng chợ” sản xuất hàng loạt, như kiểu trên báo vậy 🙂

Tờ tử vi má tui chấm cho tui 30 năm về trước, đến giờ tui vẫn còn giữ. Nó tả tơi và nhòe nhoẹt lắm rồi, nhưng căng mắt ra khi cầm nó nhẹ nhàng trên tay thì vẫn có thể đọc được những con chữ nhảy múa trong đó.

Còn lần đầu tiên tui được coi bói là hai nhỏ bạn học chung đại học coi cho. Một đứa là Vương Liễu Hằng (lên Google tìm tên này thì sẽ thấy nhiều điều hay lắm), một đứa là Phượng “Kỳ Đồng” (bởi nhà nó ngay đường Kỳ Đồng, nhưng mà gọi vậy thì cũng ra chất ‘đồng bóng’ một chút, rất hợp với nó). Nhỏ Hằng coi làm sao thì tui quên mất tiêu rồi, hình như cũng hay ho, riêng nhỏ Phượng thì chỉ cần biết là thằng Nó, bạn tui, một lần tình cờ được Phượng “Kỳ Đồng” bói cho một quẻ, mấy năm sau, Nó từ Mỹ trở về, nhắc ai không nhắc, Nó nhắc ngay nhỏ Phượng này, bảo rằng, “Cái miệng bà đó độc địa. Nói y chang!”

Cũng lúc còn học đại học, tui được thằng bạn học chung coi chỉ tay. Cả đám ngồi chung trong giảng đường, tui đặt tay lên bàn, nó bảo, “Phải cầm tay thì H. mới coi được” Hy sinh luôn vì sự nghiệp coi bói. Có điều, sau khi cầm tay, nhìn đi nhìn lại, ngó tới ngó lui, nó phán, “Sau này NL sẽ là một bà ngoại phúc hậu!” Chịu đời nổi không! Cả một đám con gái 20 tuổi phá lên cười sằng sặc, tui cũng cười hùa theo để nuốt hận 🙂

Rồi cũng có một lần tự tui làm hẹn đề đi coi bói! Đó là khi sang Mỹ. Tui đi viết bài về bà thầy bói, hehehe

Điều duy nhất tui còn nhớ đến giờ là bà thầy bói nói rằng: 6 năm nữa, tui sẽ có nhà 6 phòng!

Từ ngày đó đến giờ đã hai năm rồi. Tui còn 4 năm nữa để mà hy vọng một căn nhà 6 phòng.

Riêng tử vi năm nay bảo nếu tui muốn thịnh vượng phát đạt, phải chọn hướng Tây hay Tây Bắc mà đi.

Nhưng chưa ai chỉ cho tui biết, hướng Tây là hướng nào, tui không có biết xác định.

 

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Tưng tửng. Bookmark the permalink.

118 Responses to Tử Vi ơi Tử Vi

  1. Đoan says:

    hướng tây là hướng có toà soạn báo NV 😛

    Like

    • CNguyen says:

      Chào cô NL,
      Chỉ có một bài viết ngắn mà cô khai lý lịch đầy đủ như vậy (?!Trai “Nhâm” Gái “Quý” thì sang mà) Cô biết coi tử vi(?) Sao không coi lại số cô có được làm “Bà Ngoại phúc hậu” không(?) Nếu không thì gởi ngày giờ sanh lên đây “Chú” coi giùm cho!
      CN

      Like

      • Van Nguyen says:

        Tui đọc tới đọc lui bài Tử vi ơi Tử vi, ráng moi coi chổ nào chị NL khai ‘khai lý lịch đầy đủ’ hay là nói chị NL biết coi tử vi mà sao tui hỏng thấy đâu hết trơn dị ta!
        Thường thường người ta ‘coi lại’ là khi nào sự việc đã đi qua thì mới coi lại, chứ đâu có ai ‘coi lại’ chuyện…trong tương lai đâu trời!

        Like

      • ngoclan says:

        Tui cũng không hiểu CNguyen nói gì luôn!
        Mà “Chú” để trong dấu nháy nháy nghĩa là sao cũng không hiểu luôn 🙂

        Like

        • CNguyen says:

          “Tui nhớ lần đầu tiên tui được coi tử vi là lúc tui đâu chừng 10 tuổi…..Tờ tử vi má tui chấm cho tui 30 năm về trước…. nuôi theo kiểu con…. “tâu” á,”
          Giải đáp thắc mắc tâm tình của Bà “Dear Abby”:
          1) 30 + 10 = 40
          2) 2013 -40 = 1973 +/- (1972?)
          3) con…. “tâu” á = “tuổi con Trâu (?)”
          4) 1972 Nhâm Tý – 1973 Quý Sửu “Bingo!”

          Like

          • Van Nguyen says:

            Công nhận ‘Chú’ quá thông minh luôn! hehehe!
            Ủa mà hình như tuổi của cô giáo ai cũng biết hết rồi mà ta! 😛
            Mà ‘Dear Abby’ là cái gì dạ?

            Like

            • Tiny says:

              @Vân : “Dear Abby” là Nick name của một iconic advice column, mới chết cách đây 2, 3 ngày, và thọ 94t . Trên tin tức có để câu Slogan dài lòng thòng đọc không kịp, chỉ thấy câu chót :———hate less , love more …hình như còn thấy chữ “ăn” nữa đó, không biết : eat more hay eat less, nhưng T always Love to Eat, nếu có ai biết thì bổ túc dùm cho T nhe .

              Like

            • sò says:

              Dear Abby “Fear less; hope more. Eat less; chew more. Talk less; say more. Hate less; love more.”
              Chị Tiny, em thích mục này lắm. Em đọc mỗi ngày luôn đó. Sau này con gái bà phụ trách vẫn trả lời còn hay lắm.

              Like

  2. Tino says:

    Là hướng mặt trời …. mọc á cô giáo.

    Like

    • Tâm says:

      Nói tới hướng mặt trời mọc, làm TL nhớ có lần đi ăn tân gia có một người hỏi chủ nhà là “nhà mặt trời mọc có chiếu vô cửa chánh không?” Ổng chủ nhà trả lời tỉnh queo là “tao có biết mặt trời mọc hướng nào đâu. Từ lúc mua nhà sáng thức dậy đi làm còn ui ui, tới lúc về nhà tối ôm rồi có thấy mặt trời mọc đâu mà biết”… 😆

      Like

      • Tino says:

        Hic, ông chủ nhà giống mình, tuổi con ….”tâu”, mà “tâu” ngày mới khổ, chứ phải được :tâu” đêm thì phẻ rồi, tháo cày nằm dài nhơi cỏ …. non. Hehehe!

        Like

        • Van Nguyen says:

          Tui nhớ hôm bữa ai nói Tino nhỏ má nuôi, lớn vợ nuôi, già con nuôi mà ta!
          Chắc phải coi lại là nuôi mà nuôi theo kiểu nào! 😛

          Like

          • ngoclan says:

            nuôi theo kiểu con…. “tâu” á, hhehehhe
            Ông Tino cũng giống như ông trong chuyện của TL, đi từ tờ mờ sáng đến tối mịt về nhà nên có biết hướng nào đâu à 🙂 (giống tui, hehe)

            Like

  3. Van Nguyen says:

    Ngày tui dìa nhà Rồng, tui có xách theo tờ tử vi của tui. Mà hông biết sao ổng lại lấy… để dưới đít ông địa, tui nhớ mại mại hình như ổng nói…để cho hên!
    Rồi hỏng biết ổng cúng cái giống gì cho ông địa ăn mà ông địa…đánh dấm đến cháy đen hết một góc tờ tử vi của tui! 😦
    May thời trước đó tui đã đánh máy lại một bản sao, hông thôi giờ này chẳng biết đến ngày nào tui có nhà 6 phòng! hehehe!

    Like

  4. Trùm Sò says:

    “6 năm nữa có nhà 6 phòng … Từ ngày đó đến giờ đã hai năm …”

    Nhà cô giáo chắc chắn có hơn 2 phòng, dzậy lời bà thầy bói càng ngày càng trúng đó chớ. Bốn năm nữa thêm 4 phòng, tức là từ từ mỗi năm một phòng, ngon ăn, hehe. Chỉ hi vọng là bà thầy bói không nói mỗi năm thêm một phòng cho bồ cũ của cô giáo … phòng nhì, phòng ba, phòng tư tới phòng 6. Loại “phòng” này mới là nguy hiểm, sụm bà chè xí quách hết trơn hết trọi. Hehe.

    Like

  5. Tâm says:

    Dể lắm cô giáo ơi, hướng Tây là hướng bên tay trái đó..cứ đi vài blocks cô bẻ trái, cứ vậy mà đi…..hahaha ( đừng có làm thiệt nha)

    Like

    • ngoclan says:

      Hehehe, để kể TL nghe chuyện này:
      Lâu rồi, có một lần ban biên tập rủ nhau đi ăn nhậu, tui tình nguyện chở 2 ông anh, vì sợ mấy ổng uống bia không lái xe được. Với điều kiện là tui lái xe, hai ông đó chỉ đường.
      Đang chạy lane giữa, anh Vũ Đình Trọng (giờ đang làm bên báo Sống), nói “Lát nữa em lấy lane trái để quẹo trái chỗ đường bla bla bla.”
      “Yes Sir” Tui dõng dạc trả lời và đổi lane.
      Anh Trọng nhắc lại, “em lấy lane trái để quẹo trái”
      “Dạ.” Tui trả lời gọn bâng.
      Anh Trọng lại nói, “Lấy lane trái”
      “Thì em đang chạy nè” Tui gắt.
      “Cái con nhỏ này! Lane này là lane trái hả? Bên trái là bên kia!”
      Hahahaha, sorry sorry, ai biểu không chỉ bằng tay, ai biết!
      hehehe, trái phải với tui loạn cào cào vậy đó. Thế cho nên những ai quen biết tui khi muốn chỉ tui đường hướng phải ra dấu bằng tay, còn không thì đông -tây-nam-bắc tui loạn cả lên hết TL ơi 🙂

      Like

      • Van Nguyen says:

        May thời cô giáo hông làm bác sĩ mổ xẻ! hahahah!

        Like

        • Tâm says:

          Hahaha….TL đề nghị cô giáo làm trưởng ban điều khiển diển hành Tết con Rắn. Cứ đi theo cách loạn cào cào châu chấu của cô giáo, khỏi cần tập dợt trước cũng ra hình dạng con rắn 😆

          @VN: tưởng tượng cô giáo mà làm tài công lái tàu đưa người VB, không thấy tới đảo Bidong, Malaysia mà chắc ra thẳng luôn đảo Phú Quốc ….hehehe

          Like

          • Van Nguyen says:

            Vậy muốn chỉ đường cho cô giáo đi rồi chỉ làm sao trời, chẳng lẽ nói đi đến đó, quẹo bên phía…con mắt bị lé kim! hahahah!

            Like

            • Tâm says:

              Hahaha…..còn giọng cười nào lớn hơn cho tui mượn. That’s a good one Hến. 😆 chạy nhanh đi cô giáo ra dớt Hến bây giờ….hahaha, cười thêm cái nửa

              Like

  6. ốc dảo says:

    tui thì khác, tui là khắc tinh của tử vi, lý số , bói toán , lên đồng…
    Khi nào có dịp dìa cali, tui sẽ xin địa chỉ của bà coi bói, rồi tui đi coi bói xem thử coi tui cầm tinh con quái quỷ gì mà tui hay bị lên tăng xông quá chừng….
    Tui sẽ im như thóc với entry này, chờ cô giáo sang trang vì tui chả biết gì mà thưa thốt hết, thôi ngồi dựa cột mà…ngủ…

    Like

    • Van Nguyen says:

      số tử vi nói tui xung khắc với con…ốc! hehe!

      Like

    • Tino says:

      Thiền trị tăng xông hay lắm đó Ốc. Yoga hay y võ dưỡng sinh cũng tốt. Còn 1 thứ thuộc dạng đặc trị nhưng mình hông dám nói …..
      Mình bấm tử vi, thấy sắp được nghe chuyện tình cỏ rơm phần kế, lâm ly bi đát, bà con coi xong sẽ khóc mùi như coi vở Lá sầu riêng vậy á. Không biết đúng-sai ? Nhờ Ốc …..

      Like

    • ngoclan says:

      Lên tăng xông thì phải đi bác sĩ, chứ đi thầy bói thì bả sẽ chỉ đường đi về hướng… Peak Family 🙂

      Like

    • Tâm says:

      @Ốc ui: Ngủ thì ngủ đi làm gì phải dựa cột ……hay dựa vợ mới ngủ được ông. “nhõng nhẽo thấy ớn”. 😆

      Like

  7. Van Nguyen says:

    Hướng Tây là hướng đi qua Pháp á! hahaha!

    Like

  8. Bidong says:

    Tui cũng thích đọc mục Tử Vi trên báo mỗi khi có dịp, nhưng mà đọc kỹ thì 12 con giáp nói giống giống nhau, nói cho qua chuyện, không tốt thì xấu… Từ khi thấy được điểm này, tui không còn thích thú gì cái mục này nữa! Tui chỉ có lấy tử vi 1 lần, do người bạn lấy dùm ở VN, tui nghĩ đúng khoảng 30% thôi, coi chán rồi tui cũng bỏ đâu mất tiêu rồi! Tui có 1 người bạn coi bói bài rất đúng, coi cho tui 1 lần, đúng từ những chi tiết nhỏ, thành ra từ đó về sau là tui sợ và không bao giờ muốn coi bói nữa. Tui tự trấn an mình là “bói ra ma, quét nhà ra rác”, thành ra tui không còn thiết tha gì với vấn đề bói toán nữa! Thôi kệ, hôm qua đã qua, tương lai chưa đến, chỉ nên sống với hiện tại vậy! 🙂

    Like

  9. HTC says:

    Hướng tây là hướng Pechanga, ở đó lật lên ông tây bà đầm nhiều lắm, chắc chỉ vô đó kiếm tiền, hehehe( tui không bảo đãm nha)

    Like

  10. HTC says:

    @TL
    Bữa đó nhớ đổ xăng máy bay, để chạy cho lẹ, còn kịp về ăn nha,

    Like

  11. sò says:

    Bài này phải réo chị Hương mới được. Chị Hương … úa … ùa …

    Like

  12. sò says:

    Báo Mỹ có mục tử vi mỗi ngày theo Tây Phương tháng sinh. Báo Việt cũng có mục này theo Đông Phương năm sinh. Tuy nhiên sò đọc mục này sau chót trước khi gấp tờ báo lại. Báo Xuân sò hay để dành đặng coi lại mục tử vi trọn năm sau khi năm cũ chấm dứt để biết đúng hay sai, thông thường đúng 100%.

    Like

  13. Tiny says:

    Kể cho mọi người nghe chuyện này nghe. Cách đây mười mấy năm có người giới thiệu T đi coi bói ở Pasadena CA tên là ông Cát.
    Ngồi chờ ông ở phòng khách, một lát sau ông từ ở bên trong đi ra, không trẻ không già. Ổng nhìn mặt mình mà coi bói :
    Nếu Cô lấy trước 30 tuổi thì cô phải 2 chồng, nếu sau 30t thì một…
    Ổng lại phán thêm để chứng tỏ ổng không nói sai, ổng nói để tui nói thử về quá khứ của gia đình cô nghe: ông ngoại của cô có 2 vợ đúng hông, sau khi T nghe câu này thì cái chân của T nó muốn sụm luôn, vì thực sự ông ngoại ( tuổi Tỵ ) T có 2 vợ, chỉ có bà ngoại T là chính thức có cưới hỏi đàng hoàng, mà T thương Bà nhất, thuở nhỏ ngủ chung với bà và 1 tay bà nuôi tới lúc V Biên. T đứng chết trân, vì quá đúng, xong ổng nói thêm nữa : dòng họ nhà cô : nếu có con trai là con trai hết, nếu đẻ con gái là con gái hết. T phục ổng luôn, gia đình bên Mẹ toàn là con gái, còn gia đình bên Ba toàn là con trai. Mẹ muốn con trai cũng không ra, còn bên Ba muốn con gái cũng không có luôn.
    Coi xong ra khỏi cửa, o/x hỏi : bộ ông ngoại em 2 vợ hả ?, vì có bao giờ T nói chuyện gia đình mình bên V Nam cho ổng nghe đâu.
    Vài năm sau đi kiếm ổng thì ổng đã dọn đi nơi khác rồi.
    Nếu có người nào đọc được cái bài này cho T xin địa chỉ của ông CÁT nghe…cám ơn.

    Like

    • ngoclan says:

      tưởng ổng nói “Số cô có mẹ có cha/mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông/số cô có vợ có chồng….” hehehe

      Like

      • Tiny says:

        @NL : ổng còn nói : về già má T không ở V Nam mà ở xứ người…Lúc đó má T vào khoảng 1958, làm gì nghĩ tới chuyện giải phóng rồi sang Mỹ ở, bây giờ thì quá đúng.T đã bảo lảnh bà qua đây

        Like

  14. Gia lum lon says:

    Đời sống của mỗi người là của chính mình hay của người thầy bói? (mỗi một giờ có bao nhiều người sinh ra, và có bao nhiêu lá số tử vi giống nhau? Mà bói đúng hay sai, thay đổi đuọc gì nếu mình không tự co^’ gắng, tranh đua hay chỉ tạo ảnh huởng tiêu cực? )
    Ai dzư tiền, nên đi LV hay mời bạn bè đi uông ca phê 😛

    Like

  15. Chào Bạn Ngọc Lan và chào các Bạn xa gần,
    Có người nói khoa tử vi có thể giúp người ta hy vọng thêm một chút và cũng có thể giúp người ta cẩn trọng thêm một chút. Từ Đông phương đến Tây phương, điều này nhiều người đã biết. Ở nơi tôi, trên tờ tuần báo ấn bản trong vùng cũng có mục tử vi Tây phương. Trong mục này, dân Tây cũng chia ra 12 độ tuổi, mỗi độ tuổi có một tên ; đơn cử, những ai sinh trong độ tuổi từ 22 tháng 12 đến 20 tháng 1, tuổi này được gọi là “STENBOCKEN”. ( Anh bạn tôi có lần nói vui rằng, tuổi này là tuổi ‘bóc ngắn cắn dài’ , ý nói ‘kiếm được 300, nhưng xài đến 500’. Xin lưu ý, đây là cách nói vui thôi nha.. ).
    Còn dân Ta, theo tôi biết, nếu cứ theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy sinh hoặc ghi trên giấy tùy thân của mỗi người mà đoán tử vi chưa hẳn đã đúng- nhất là những ai sinh trong thời loạn lạc vào những năm từ 1940 đến 1950 sống tại miền Bắc. Vài anh em trong gia đình chúng tôi, có người đúng năm sinh, nhưng có người như tôi chỉ đúng ngày tháng, còn năm sinh lại được tăng vài tuổi.. (xin biết ơn các cụ, vì nay được nghỉ dưỡng sớm một chút ! ). Và may hơn nữa, là không bị ai réo đúng con giáp của mình. Khỏe re.
    Thế nhưng có người lại thích người khác nói đến tuổi của họ. Ví dụ “tuổi Thân thì mặc tuổi Thân, nếu sinh giờ Dần vẫn sáng như tiên”( câu nói này, chưa rõ đúng được bao nhiêu %.. ).
    Một nhà tôi quen biết, có hai anh em, chẳng rõ nhầm lẫn về năm sinh ra sao, nay ông em đã nghỉ hưu dài dài, còn ông anh ngày thường cứ lúi húi trong sở.
    Ông em, nay mải mê nghiên cứu về các loại sông ngòi, cá mú.. (dân ham câu mà..) ; còn ông anh, do sở cần đến nghề riêng của ổng, nên ổng cứ miệt mài miết. Tuy thế, ông anh tiền tiêu rủng rỉnh hơn ông em và mỗi năm được nghỉ hơn một tháng. Mỗi lần gặp tôi, cả hai tỏ ra hoan hỉ lắm.
    Câu chuyện vui trên cũng vui thêm vài phút…
    Nhân một ngày rảnh việc, viết vài dòng góp chung vui với bạn xa gần.
    CHÚC VUI
    Vân Võ Hoài Phương / Sổ Tay Văn Nghệ Blog

    Like

    • Van Nguyen says:

      Tui đồng với VVHH về việc ‘tử vi có thể giúp người ta hy vọng thêm một chút và cũng có thể giúp người ta cẩn trọng thêm một chút’. Thí dụ như tử vi nói năm đó là năm hạn, đề phòng xe cộ, thì khi đi đâu mình nên cẩn thận hơn, hoặc nếu không cần thiết thì thôi, ở nhà. Còn những năm khác thì cứ tha hồ làm anh hùng xa lộ! heheheh!
      Từ nhỏ đến lớn tui chỉ đi coi bói một lần chổ bà thầy bói chị NL coi. Tui thấy bả nói nhiều cái rất đúng, những gì bả nói giúp cho tui thận trọng hơn trong một số việc, tui thiệt cám ơn bả lắm.

      Like

      • Chi Nha says:

        Tử Vi, Bói Đoán cũng là cái may mắn của tùy người . Có người xem bói về nhận thấy : Ô hay ! sao cái Ông Bà Thầy Bói này nói đúng quá vậy ? , có người lại nói : ” cái ÔngBà xem bói này bà xàm ba láp….nói trật lất. tin hay không cũng tùy người.

        Bà Thầy Bói phán cho nhỏ bạn tui một câu xanh dzờn : ” trong nhóm bạn của cô, có một cô đen đen, lùn lùn…cô đó chơi không tốt, cô đó sẽ hại cô sau này…”

        Đầu tuần một nhóm bạn ở SàiGòn leo lên xe đò ở Ngã Tư Bảy Hiền đi Củ Chi dạy học , gặp nhau đứa nào cũng vui vẻ cười nói…chỉ riêng cái con nhỏ đã xem bói…mặt nó lườm lườm nguýt nguýt háy háy khó chịu việc gì đó…cả nhóm im lặng hỏi nó: ” có chuyện gì mà buồn vậy…? ” . Cả nhóm bạn cũng buồn theo nó dù chưa hiểu chuyện gì xảy ra ???

        Đến trường, vào ” nhà tập thể ” rồi, nó mới bùng lên giận dữ và chỉ vào con nhỏ mà nó nghi nghi giống như lời cái bà Thầy Bói đã phán : ” có phải mày là con bạn …” thế là hai đứa cãi nhau…

        mất tiền , mất thời gian, mất bạn, cũng vì cả tin một lời bói toán …

        Rất đồng ý với GLL : ” bói đúng hay sai ? nếu mình không tự cố gắng …” và phải tự tin vào chính bản thân mình để nhận xét , dựa vào một người Thầy Bói gần như là đi tìm một an ủi nào đó trong chốc lát thôi, chứ đừng tin quá , dễ mất niềm tin ngay cả với chính mình.

        Like

    • Bidong says:

      Từ “dựa cột” lên nhà ngói! Chúc mừng ai đó! 🙂

      Like

      • Van Nguyen says:

        Chắc đang ôm cái cột ngủ khò rầu! 😦

        Like

        • Tiny says:

          @Ken: chúc mừng Ken lần nữa. Cái bài này làm T cười nghiêng ngửa, cười trên sự đau khổ của người khác, đúng rồi như Ken nói. Sorry ….

          Tui thì tửng tửng có cơn,
          Có gì thứ lỗi Tiny : Cô Ròm
          Người thì bé xíu, ốm nhom
          Ắc-xì một cái như voi đực gầm.

          Ở trong hãng mỗi lần T mà Sneezing là mọi người ” hoàng hồn ” , giọng T nó vang dội tới mười mấy thước đó nhe. Họ kêu : “người nhỏ, họng bự” hahha

          Like

  16. Tre says:

    Bói toán thì có nhiều sư tổ . Nếu mình may mắn gặp đúng sư tổ thì thật đáng đồng tiền đó nha . Như trường hợp của mình đây ,năm 1979 ,dự định vượt biên đường Rạch Giá . Có người quen ở sẳn vùng đó họ tính toán ,đự liệu cả nửa năm trước ,chờ họ hú 1 cái là xuống và lên đường liền .Mình được đi hỏng tốn tiền vì XX là SQ Hải Quân chế độ củ , họ cần người đi theo chấm tọa độ chính xác để đến Mã Lai trong vòng 3 ngày 3 đêm .XX cụ bị sẳn nguyên 1 bản đồ, 1 cái hải bàn lớn cho tàu , và 1 cục la bàn nhỏ của bộ binh ( nhờ cái này dấu trên nóc cabin mà cứu nguy vì cướp biển nó cướp sạch sẻ , chỉ còn cục nhỏ đó cứu nguy). Và đúng 3 ngày 3 đêm như dự liệu, tụi mình đã đến được Pulau Bi đong ,cùng thời điểm với chị Biđong . Mình hơi dài dòng, Giờ mới đến đoạn chính. Trước khi đi có đến coi 1 Ông thầy bói nổi tiếng ở Bàn Cờ . Thời điểm đó (1979), thầy bà , bói toán bị bắt dử lắm ,mà sao ông này còn làm ăn được . Chắc nhờ ông mướn 1 căn nhà thật nhỏ , đơn sơ , chẳng có tủ bàn gì hết , phòng khách nhỏ xíu, tối hù ,treo 1 tấm tranh củ kỹ có đóng khung rất đẹp, vỏn vẹn chỉ có 2 câu viết ngoằn ngoèo 1 cách hoa mỹ, màu sắc nhàn nhạt, có vẽ cổ điển :
    TRỜI MUỐN MƯA PHẢI NỔI MÂY VẦN VŨ .
    NGƯỜI LỢI HẠI PHẢI LỘ CHỈ TAY.
    Đi ngang qua phòng khách đó rồi lên lầu , ngồi chờ ông coi vài người rồi mới đến lượt mình ,10 đồng VN cho 1 người, (lúc đó mình làm công nhân viên có biên chế tại Ngân Hàng mới ,( từ Ngân Hàng củ ở bến Chương Dương ,chế độ củ chuyển qua), lương 50 đồng 1 tháng + nhu yếu phẩm), như vậy là ông kiếm được nhiều tiền lắm ,nhưng ngụy trang ở 1 căn nhà nhỏ xíu như vậy . Giờ mới đến phần chính nhen , Ông chuyên môn coi chỉ tay, cầm bàn tay mổi người lên nói ro ro chừng 10 phút là xong , rồi ông hỏi mình muốn hỏi gì thêm không. Lúc đó thì mình hỏi 1 số câu hỏi ,và ông trả lời . Và để kiểm chứng , ông lôi ra 1 quyển sách bằng chử Tàu , dày cở 400 trang , giấy vàng khè , nhàu nát, nhưng trời ơi mổi trang là một hình vẽ bàn tay với nhiều chỉ tay chi tiết .Ông nhìn chỉ tay và trả lời đúng chính xác đến từng tháng luôn . Khi mình hỏi,tụi tui chuẩn bị lên tàu và khởi hành trong tháng 11, vì “họ” đã kêu và tụi tui phải đi , chớ không dời được đến tháng 12 . Ông coi lại bàn tay mình và lật lại quyển sách coi lại chi tiết của đường chỉ tay trong đó và nói không có đi trong tháng 11,mà là tháng 12. Mình chào ông ra về , lòng rất phân vân . XX nói ổng là number 1 , nói gì cũng trúng( XX chưa bao giờ đi coi bói và rất ghét bói toán ). Tụi mình đi xuống Cần Thơ chờ đi Rạch Giá thì có những chuyện xãy ra ngoài ý muốn , lục đục đến đúng ngày đầu tháng 12 mới lên đường . Vì vậy mà từ đó mình tin có 1 môn chỉ tay rất tinh vi ,gốc từ ngàn năm ở bên Tàu , và có nhiều truyền nhân còn sót lại . Bây giờ chắc ông đó đã quy tiên , không biết có truyền lại cho ai không . Mình nhớ ông chỉ trên lòng bàn tay mình 1 đường chỉ nhỏ và nói là, học một đàng mà làm một nẻo , nghĩa là không làm đúng nghề mình đã học . Quá đúng luôn . Qua đến Mỹ này, học để lấy lại bằng rất nản vì nó quá dài và ngán như cơm nếp nên đành chọn một nghề khác , hiện đại, nhanh , dể kiếm tiền , không xử dụng đầu óc nhìều, vậy là cũng xong một đời .

    Like

    • Van Nguyen says:

      Ui trời, nghề gì mà nghe mà phát ham dị ta! hehehe!

      Like

      • Tiny says:

        @Tre, có phải là nghề Nail không?

        Like

        • Tre says:

          Đúng rồi ,chị Tiny . Lúc mới qua đang đi học lại thì dính bầu, sinh liên tiếp 2 lần , ở nhà giử con cho tới lúc chúng đi học vài năm thì nghe có ông bác quen ông nói là có con cháu nó đi làm Nail , giàu thất kinh luôn(nguyên văn ) Mình nghĩ học đã lâu, trở lại trường cũng ngán , nên thử đi học lấy bằng Nails cho biết đá biết vàng. Mất hết 6 tháng mới xong cái license, đi làm fulltime . Ui chao , nghề này cực đối với mình đây , vì từ nhỏ chỉ có ăn rồi đi học, xong Đại học , đi làm , má nấu cơm cho ăn không ,đâu có quen lao động, thêm thợ trẻ nó ăn hiếp .Tức mình quay lại trường , học tiếp (partime) cho đủ 1500 giờ rồi lấy license Cosmetology xong mở tiêm làm luôn tới bây giờ , vẫn bị thợ ăn hiếp,(cái số mình nó vậy) mặc dù mình giao hết cho nó làm, chỉ làm vài món nhẹ nhẹ thôi như waxing và eyelash, facials sometimes.Vậy là thử cho biết mà rốt cục bị vướng chân vướng tay quá chặt , không có đi đâu được . Hơn 30 năm mà chưa có dịp về VN thăm quê cha đất tổ. Thích hay không thích gì rồi một đời sắp qua , mình cũng sẽ nghĩ hưu sau vài năm nửa . Ngẩm lại ông thầy nói đúng quá . XX thì làm Computer, ổng vui với cái nghề của ổng, không giống mình đâu . Mổi người có cái số. Riêng con gái mình nó nói: Your choice , mom , con nhỏ bị Mỹ hóa , nhưng mà nó nói cũng đúng

          Like

      • Tre says:

        Đừng ngheTre nói vậy mà ham nghe Mây . Nghề này nhiều thị phi, điên đảo ,nó quay mình nhức đầu còn hơn nghề làm văn phòng rất nhiều .

        Like

      • Tre says:

        Mây @ Đừng ngheTre nói vậy mà ham nghe. Nghề này nhiều thị phi, điên đảo ,nó quay mình nhức đầu còn hơn nghề làm văn phòng rất nhiều .

        Like

        • Tiny says:

          @Tre: như vậy là chị : ” Giàu thất kinh luôn ” hahahah.

          Hơn 30 năm mà chưa về VNam nghĩa là lo “hốt bạc”, xong “hốt xác” mình luôn, huhuhu..

          Tiny có bằng Nail hơn 10 năm, nhưng đây chỉ là nghề phụ thôi, cách đây mấy năm bị Laid-off có đi làm kiếm thêm tiền chút đỉnh, mới đầu người ta nói “Mày làm nhằm người khách nào mà chân thúi, bảo đảm về khỏi ăn cơm tối luôn… ”
          T thuộc loại Lì nên ai nói gì mặc kệ, ai dè vô nhằm cái tiệm ở North Hollywood toàn là bà già từ 60t tới 92t. Một ngày đó bà già 90t đi không nổi phải có người dìu bước, đi vô tiệm nhằm tới tua mình OMG chân bả hình như chưa bao giờ mở đôi vớ ra, mình phải nín thở và làm như bình thường, nhưng trong lòng lạy trời cho bà đừng tới tiệm này nữa, chẳng những thúi mà còn có mủ và kẻ chân rỉ máu nữa. Về nhà vẫn nhớ lại cái mùi đó và không thể nào nuốt nổi những hạt cơm nóng hổi buổi tối với gia đình, chỉ uống chút sữa xong đi nghĩ. Một kinh nghiệm để đời khi kiếm đồng tiền cay đắng này, suốt liên tiếp 6 tháng mà không có một khách trẻ, một cô gái nào hết, chỉ toàn bà già vô tiệm.. còn T thì chạy ra tiệm đó luôn…

          Like

          • Tre says:

            Tội nghiệp Tiny quá .Năm khi mười họa tiệm
            có 1 bà khách như vậy, thì mình phải bỏ vô 1 loại thuốc viên đặc biệt, rất thơm, trị nấm ,đở khổ cho thợ , nó tẩy đi hết các mùi và làm sạch chân , Chỉ bị 1,2 lần thôi , đủ để ớn rồi , nhưng may là vùng mình Mỹ trắng, khu office, khách rất nice, cho tiền típ nhiều nên thợ nó cũng khoái , ham làm . Vài cô , vài bà đen cũng là dân văn phòng, sạch sẽ, mình cũng còn có phước ở điiểm này . Hiếm khi có khách đen quậy . Mình mà làm vùng đen chắc chịu đời không thấu , nhưng cũng có nhiều người VN thích làm vùng Mỹ đen,! ! Không có giàu thất kinh mà là sợ thất kinh cái nghề này, do có nhiều lúc gặp thợ quậy, du côn mà mình phải chứa nó hoài , để rổi phải than thở với đức Phật Quan Thế Âm. Hay lắm , mình mà than tới 2 lần là tự động nó ra đi .
            Vì vậy nhà mình hay trong tiệm chưng nhiều tượng Quán Thế Âm để ủng hộ tinh thần . Vì có tinh thần trách nhiệm nên mình không thể giao tiệm cho ai . Lúc còn nhỏ cho đến lớn, đi học liên tục , không bao giờ nghĩ ngày nào . Tử vi của mình cũng nói y chang như vậy, là người có tinh thần trách nhiệm cao . Vài năm nữa ,mình sẽ hưu trí rồi tha hồ mà đi chơi . Nhiều cái thất kinh lắm , do deal với public mà . Chung quy cũng do cái phước . Nếu mình không đủ phước thì khó lòng mà có một đời sống yên ổn . Vì vậy mà mình phải rán làm nhiều việc phước thiện , nếu không sẽ không chống nổi với phong ba bảo táp của cuộc đời .

            Like

  17. Doan says:

    cách đây khoảng 15 năm , ở báo Việt Tide của vùng Little SG có cô Nikki Hồ coi bói ngầu lắm, cô không cầm tay , cầm chân, hay nhìn nhân dạng , cũng chẳng cần biết tuổi tây , tuổi ta chi cả mà lại coi bói qua phone.. Rất là đúng, đúng đến rợn người. Charge cũng rất đẹp ! charge by hour.

    Like

  18. Doan says:

    ca chon 😛

    Like

    • Tiny says:

      Hi chị Đoan, má em hông thích coi bói, nhưng lâu lâu bà thường nhắc tới lúc tuổi đôi mươi, mấy người bạn trong trường rủ nhau đi coi bói, nhưng người coi bói là một Ông ” Mù “. Chị biết hông, má em kể là vì bị Mù nhưng ông ta có một cái Tai thật không khác gì bằng 2 cái Tai của người thường, ông Mù coi bằng : giọng nói của khách, và tiếng chân bước đi của người khách đó. Khi má em bước vào cái nhà cũ kỹ , dù Mù nhưng nhà gọn, sạch sẽ, có người chăm sóc kỹ lưỡng, và ổng nói cái gì với Má em mà giờ này thì má em nói : trúng phóc..( ổng nói má em chỉ có 3 đứa con gái duy nhất, bây giờ thì quá đúng chỉ có 3, mà lúc đó má em thì đi học, có biết tình yêu trai gái chi chi … )

      Like

    • ngoclan says:

      @Đoan:

      Cà chớn hay cạ chợn, hehehe

      Like

  19. tino says:

    Mại dô, mại dô. Ai muốn bỏ ra $50, lấy lại $75 & bữa trưa thượng hạng thì chịu khó đọc nè.

    Kính chuyển,Một câu chuyện cảm động- Rất nên đọc

    Cám ơn Đời, cám ơn Người.
    Hãy làm việc với đầy lòng vị tha và yêu thương. Bạn sẽ được chúc Phúc và thấy luôn được bình an,

    MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG

    Để câu chuyện thêm rõ ràng, tưởng cũng cần nói thêm là mấy lúc sau này, trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các hãng hàng không không còn serve thức ăn trên tàu bay cho hành khách economy class (trừ business class hay first class và những chuyến oversea long hours) mà thay vào đó chỉ bán sandwich, snack dưới hình thức BOB (buy on board) những đồ ăn trưa.
    Nguyên Trần

    Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu ngồi rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.

    Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất.

    -Các cậu đi tới đâu vậy?

    -Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hãn.

    Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá $5.

    Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.

    -Không! Có vẻ như mắc quá đó. Bao lunch gì mà tới $5. Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.

    Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.

    Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta $50 và nói:

    -Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính này.

    Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lời cám ơn tôi và nghẹn ngào:

    -Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq. Nghĩa cử này của ông như đang dành cho nó vậy.

    Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:

    -Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà rất hảo hạng.

    -Xin cho tôi gà.

    Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB thôi mà.

    Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau đó trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:

    -Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay này đối với ông.

    Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói:

    -Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.
    Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.

    Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng … ô kìa! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:

    -Tôi muốn được bắt tay ông.

    Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.
    Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:
    -Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.
    Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.
    Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?
    Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để dãn gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.
    Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hòa tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm $25 nữa.
    Nếu tính ra, tôi chỉ chi có $50 mà bây giờ thu lại tới $75. Kiếm được $25 dễ dàng đến thế sao! À! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ.
    Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả.
    Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:
    -Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Trời Phật sẽ ban ơn cho các cậu.
    Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình.
    Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một.
    Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.
    Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ.
    Xin các Đức Hộ Quốc Nhân Vương Bồ Tát và Kim Cang Đại Lực Sĩ Bồ Tát gia trì sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện này tới bạn bè quen biết.
    Riêng tôi thì đã làm xong.

    Nguyên Trần, Toronto

    Like

  20. Tiny says:

    Cám ơn Tino đã cho T đọc được bài này.
    Có lúc Tino làm cho tui cười sặc máu, mặt đỏ hoe, té ghế..
    còn bài này làm cho tui khóc sặc mũi, mắt đỏ, thở đứt đoạn,
    lấy giấy Kleenex không kịp luôn…

    Like

  21. silent says:

    Tui đọc cuốn sách “Đêm Giữa Ban Ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên ít nhất cũng gần 20 năm về trước hoặc hơn. Trong đó có phần nói về tướng số tử vi và câu chuyện đó cứ ám ảnh, quanh quẩn trong đầu óc mình mãi cho đến bây giờ. Xin chia sẻ cùng tất cả các bạn đọc trên blog’s NL.

    “Con người có số mệnh hay không có số mệnh ?

    Câu hỏi này luẩn quẩn suốt trong óc tôi vào những ngày tù đầu tiên. Tôi ghi lại ở đây câu chuyện về một hiện tượng thoạt nhìn có vẻ chẳng ăn nhập gì với cuốn sách nhưng là cái làm lung lay tận gốc thế giới quan tưởng chừng đã vững chắc trong tôi, ảnh hưởng tới tâm trạng tôi trong những năm sau này.

    Trước hết, cần phải nói ngay rằng hồi ấy tôi duy vật từ đầu đến chân. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật trong tôi có nguồn gốc tầm thường. Cha mẹ tôi duy vật thì tôi duy vật, như lẽ đương nhiên phải thế. Nghe chuyện mẹ tôi kể thì vào thời con gái của bà chủ nghĩa duy vật đặt chân lên nước ta không phải với tư cách một triết thuyết mà như một cái mốt. Nó như ánh sáng điện bỗng bừng sáng trong ngôi nhà xưa nay leo lét đèn dầu. Phàm người thuộc thế hệ bà mà có chút ít tây học đều trở thành duy vật. Chí ít thì họ cũng khoe mình là như thế. Người có chân trong tổ chức cách mạng lại càng duy vật hơn ai. Duy vật đồng nghĩa với cách mạng. Bạn bè cha mẹ tôi đều duy vật cả, trừ ông Tiến cố. Ông có số phận long đong. Vốn là một nhà duy vật cuồng nhiệt, đảng viên Ðảng cộng sản, không hiểu sao ông nhảy sang Thiên Chúa giáo. Rồi trong một mưu toan đầy thiện chí nhằm làm mai cho hai thứ mà ông yêu, Thiên chúa giáo bác ái và chủ nghĩa cộng sản bạo hành, ông bị các đồng chí tống ra khỏi hàng ngũ 1.

    Tôi chưa bao giờ tin cả thần thánh lẫn ma quỷ. Bà ngoại tôi sùng Phật, thích đi lễ chùa và ăn chay, làm việc bố thí. Bên nội hãnh diện về mấy đời theo Thiên Chúa giáo, xưng mình đạo gốc, chăm đọc kinh, chăm xưng tội chịu lễ. Bên ngoại lặng lẽ nhập đạo Phật với đạo thờ cúng tổ tiên, coi hai thứ là một.

    Cha tôi bỏ đạo khi thành cộng sản. Việc cha tôi bỗng dưng không đi nhà thờ, không xưng tội chịu lễ không những chỉ làm cho ông bà tôi rụng rời chân tay. Nó làm cho cả họ nhớn nhác. Người làng xì xào cha tôi vào hội kín, vì thế ông bỏ đạo. Cha tôi nói ông bỏ đạo vì cho rằng thực dân Pháp đã dùng Thiên Chúa giáo để thôn tính nước ta. Mẹ tôi giải thích việc cha tôi bỏ đạo bằng sự tiếp xúc của cha tôi với ông Ðinh Chương Dương 2 và phong trào cách mạng. Ông cho rằng người cách mạng phải dứt khoát với mọi cái gắn liền với những mưu mô của thực dân.

    Cái còn lại của đạo Chúa trong cha tôi là lời dạy của Ðức chúa Giê-su Ki-ri-xi-tô “: Hãy thương yêu người ta như mình vậy”. Ông thường căn dặn chúng tôi rằng nhân vô thập toàn, con người ta ai cũng có khuyết điểm, mình cũng vậy, cho nên phải độ lượng với nhau, phải sống khoan dung, nhân ái. Gặp hồi chỉnh huấn, cán bộ luôn miệng nói phải vì nhân dân quên mình, thì cha tôi cười. Ông nói rằng chẳng bao giờ ông tin những người khoe họ yêu nhân dân hơn yêu bản thân. “Yêu người bằng yêu mình là tốt lắm rồi ! – ông dạy tôi – Chúa cũng chỉ dám mong người ta yêu người bằng yêu mình mà còn không xong. Hai ngàn năm rồi nhân loại vẫn chưa thực hiện được lời Chúa dạy, mà nay muốn thực hiện điều hơn thế là nói khoác”.

    Mẹ tôi thờ ơ với cả hai thứ đạo. Bà không từ chối đi nhà thờ, không chăm chỉ đi chùa, nhưng cũng không phản đối các bà chị chồng đưa các con bà đi rửa tội, chịu Mình Thánh Chúa. Cả bên nội lẫn bên ngoại đều không trách được mẹ tôi, bà chỉ không siêng năng chứ không báng bổ đạo như cha tôi, nhưng cả hai bên đều ngấm ngầm không hài lòng về bà. Bà ngoại tôi không chịu được những lời sàm báng của con gái đối với giới sư sãi, nhưng nhất quyết bắt mẹ tôi phải trung thành với đạo thờ cúng tổ tiên thuần Việt, là thứ đạo mẹ tôi bao giờ cũng tôn trọng.

    Vào thời gian xảy ra vụ xét lại chống Ðảng, tôi đang viết tiểu thuyết Pháo Ðài Xanh, cuốn sách được ấp ủ từ nhiều năm. Ðó là cuốn biên niên sử của một làng. Nó sẽ là hình ảnh của sự thay đổi diễn ra trên đất nước. Ngôi làng trong cuốn sách chính là quê nội của tôi. Tôi sống lâu hơn, nhiều hơn với cái quê nhà gạch và đường nhựa, nhưng trong tình cảm tôi gắn bó với cái quê nghèo bùn lầy nước đọng hơn.

    Quê nội để lại dấu ấn đậm nét trong tuổi thơ của tôi. Nó là miền đất ruột rà của tôi. Nó chiếm hết tình yêu bé bỏng của tôi.

    Tôi được mẹ tôi đưa về quê nội năm tôi lên sáu. Cha tôi vừa bị Pháp bắt. Mẹ tôi không thể cùng lúc vừa nuôi mấy anh em tôi, vừa đi làm thuê, vừa hoạt động cách mạng. Bà đưa tôi về quê cho bà chị chồng nuôi đỡ. Ðó là một bà già cô độc, cao lớn, mặt mũi dữ tợn, đuồn đuỗn như một cái phất trần, tên là bà Gái. Cô tôi sống trọn đời đồng trinh trong ngôi nhà ông bà tôi để lại khi đàn em của bà đã tứ tán phương xa. Trong thời gian mấy năm ở với cô Gái, tôi quyến luyến bà, và qua những lời dẫn tích của bà, nhà ái quốc chân chính của làng mình, tôi quyến luyến mảnh đất của cha ông.

    Chúng tôi ở trong một ngôi nhà gỗ năm gian, với mấy gian nhà ngang bằng tre nứa mọc ra ở một đầu hồi, kết thúc bằng một gian bếp thấp tè và một chuồng lợn lụp xụp. Nơi đây các bác tôi, các cô tôi (tức là các bà chị của cha tôi) ra đời và lớn lên trong sự ấp ủ của cha mẹ, một ông nhà nho không gặp thời làm nghề bốc thuốc với một bà vợ không biết chữ, nhưng tần tảo và đảm đang, như bất cứ người vợ nào trong những năm xa xưa ấy. Trong ngôi nhà trước kia hẳn rất ồn ào, nay vắng lặng, chỉ còn hai cô cháu tôi, tôi tìm thấy những quyển vở bằng giấy bản với những chữ nho ngòng ngoèo – vở học của cha tôi khi ông bắt đầu ê a Tam tự kinh của một nền học đã chìm nghỉm trong quá khứ.

    Tình yêu đối với đất nước ở mỗi con người cũng khó giải thích như tình yêu trai gái. Trong sáu anh chị em của cha tôi chỉ có mình ông đi làm cách mạng. Với đất nước ông có một tình cảm ruột thịt lạ lùng, khó hiểu đối với chính tôi, đứa con ông. Dường như ông không thể sống không có tình yêu dâng hiến đó, như tình yêu Chúa trong lòng tín đồ tử vì đạo. Tôi nhớ ông đã bực bội như thế nào khi đọc trong một cuốn sách giáo khoa của đứa cháu gái lời dạy của một nhà lãnh đạo cho học sinh rằng các cháu phải yêu nước vì “nước ta giàu và đẹp”. Ðó là tình yêu vụ lợi, chứ đâu còn là yêu nước, ông kêu lên, nếu nước ta nghèo và xấu thì sao ? không cần yêu nữa à ?

    Mặc dầu rời bỏ quê hương từ khi còn nhỏ, cha tôi lúc nào cũng quyến luyến nó, và ông truyền tình yêu đối với mảnh đất tuột rà lại cho những đứa con mình.

    Trong cuốn sách dự định, khởi đầu bởi tình yêu đó, tôi muốn ghi lại những số phận người trong làng tôi, một làng quê của đồng bằng Bắc bộ, như là hình ảnh thu nhỏ của cách mạng giải phóng dân tộc qua những thời kỳ tiền khởi nghĩa, kháng chiến chống Pháp, Cải cách ruộng đất… Tôi hi vọng qua những sự kiện xảy ra qua những số phận người trong một làng dựng nên một mảng lịch sử với những bước thăng trầm không phải chỉ của một thế hệ nông dân mang trong mình khát vọng truyền nối về một cuộc sống no đủ, thanh bình.

    Mấy cuốn sổ tay của tôi kín đặc tên người tên đất, phong tục, tập quán, thổ ngữ, gia phả, thần phả, những phác họa nhân vật, tính cách, tiểu sử của những nhân vật ấy, cả những tư liệu về chức vụ, quân hàm của quân đội lê-dương, quân đội viễn chinh Pháp vv…

    Kể chuyện này ra thì buồn cười, nhưng đúng thế : cái mà tôi còn thiếu cho cuốn tiểu thuyết là một ông thầy bói. Ông này, theo tư liệu thu được, phụ trách một cơ sở kháng chiến trong thành phố. Nhà chiêm tinh phương Ðông được viên đại tá tư lệnh xếch-tơ 3, một cựu sinh viên toán-lý ham nghiên cứu phương Ðông thần bí, coi như thầy học. Ông thầy bói cũng yêu mến đệ tử của mình.Trong ông tình yêu cuộc kháng chiến và tình yêu anh học trò đánh nhau chí tử.

    Tôi không biết gì về bói toán, nhất là khoa tử vi. Từ ngữ của cái nghề cổ xưa nhất thế giới, tên gọi các vì sao không có thật trên bầu trời thế tục xa lạ đối với tôi. Ðể có được những nhân vật sinh động tôi không ỷ vào trí tưởng tượng vốn không được giàu có, mà thường tìm kiếm trong đời thực những nguyên mẫu cho tới khi có thể, như các nhà văn thường nói, sờ thấy được nhân vật tương lai. Hemingway chia xẻ kinh nghiệm viết văn cho người đi sau “Cái bịa lớn bao giờ cũng giống thật”. Tôi bịa kém. Tôi nghĩ khác : cái thật phong phú hơn cái bịa. Nói cách khác, cuộc đời mới là người bịa chuyện giỏi nhất.

    Ðúng vào lúc tôi đang viết mấy chương đầu cho cuốn sách thì cha tôi bị bắt, nhà tôi bị khám, bản thảo bị tịch thu. Vào thời điểm rối ren như thế mà tiếp tục viết thì thật gàn dở, nhưng tôi không muốn công việc bị gián đoạn. Tôi chán nản, tôi hụt hẫng, tôi có cảm giác mình chẳng còn lúc nào để viết nữa. Tôi chạy tới với sáng tác như thể nó là cứu cánh. Mà cũng có thể tôi cần được ngụp lặn trong bận rộn để tách mình khỏi những ý nghĩ đen tối về tai họa đang đến.

    Tôi đã gặp kẻ hủy diệt thế giới quan của tôi trong bối cảnh như vậy.

    Ðồn rằng gần đền Hàng Trống có một ông thầy bói giỏi. Ông có thể nói ra vanh vách chuyện quá khứ của mình, còn những gì ông nói về tương lai thì sau nghiệm ra thấy đúng cả.

    Người khuyên tôi đến xem bói là cô em dâu tôi, rất tin ở bói toán, và vợ tôi, vốn chẳng bao giờ mê tín dị đoan.

    Ðược chứng kiến cảnh công an nửa đêm hùng hổ tới nhà bắt cha tôi, vợ tôi lo cho số phận của tôi. Mà số phận tôi cũng tức là số phận cái gia đình bé nhỏ mới được xây dựng gồm vợ chồng tôi và hai đứa con lít nhít, một trai một gái. Nếu tôi cũng bị bắt thì gia đình tôi tan nát. Lương vợ tôi không đủ nuôi thân, nói gì nuôi hai đứa con. Trong hoàn cảnh chúng tôi bất cứ ông thầy bói nào cũng đáng tin nghìn lần hơn một chính quyền dối trá.

    Ông thầy bói mù cảm thấy sự có mặt của chúng tôi qua những tiếng dép bước rón rén vào nhà. Ông nói, giọng sẽ sàng :

    – Xin các vị chờ cho một lát.

    Chúng tôi đến đã sớm nhưng có người còn sớm hơn. Ông thầy bói đang xem cho một bà đứng tuổi mặt mày thiểu não, luôn miệng vâng dạ, thỉnh thoảng lại suỵt soạt khấn khứa.

    Nhà chật, ông hành nghề trên cái phản. Người trong nhà đi lại loẹt xoẹt, ra đụng vào chạm ầm ĩ, coi như không có ông. Chúng tôi ngồi ghé vào mép cái phản không mấy sạch sẽ. Tôi thất vọng. Tôi tưởng sẽ gặp một cụ đồ nho thất thế với cặp mắt sáng anh minh, giọng nói sang sảng, chứ không phải ông già mù với đôi tay xương xẩu sờ soạng trên chiếc chiếu bẩn để tìm cái đĩa ông vừa đặt xuống. Giọng ề à ông nói với bà khách những chuyện tương lai tầm phào : tháng này bà có lộc, nhỏ thôi, nhưng cũng là lộc, còn tháng sau thì phải cẩn thận kẻo mất cắp, tháng sau nữa sẽ có người nhà ở xa về mang đến tin vui…

    Ông không có chỗ trong cuốn tiểu thuyết của tôi. Ông sẽ lạc lõng trong đó như một nhân vật quặt quẹo. Ðã định đứng lên ra hiệu cho vợ tôi lẻn về thì quẻ bói của bà khách đến trước cũng vừa xong.

    – Mời ông bà ngồi.

    Vẫn yên vị, xếp bằng tròn, ông thầy bói quay mặt về phía chúng tôi, hướng rất đúng, như thể đàng sau cặp kính đen là đôi mắt sáng.

    Ðành lê chân ngồi vào chỗ bà khách vừa bỏ đi.

    – Sáng nay tôi độn, biết ông sẽ đến. – cặp kính đen nhìn tôi – Thánh dạy : có quý nhân đến nhà !

    Trời đất quỷ thần ơi, tôi mà là quý nhân của ông ư, ông thầy bói ? Quý nhân theo cái nghĩa nào vậy ? Ông nhầm rồi. Tôi chẳng có thể là quý nhân trong bất cứ nghĩa nào, cho bất cứ ai.. Một ngàn lần không, ông thầy bói của tôi ạ, tôi không phải quý nhân trong bất cứ nghĩa nào, càng không thể là quý nhân của ông. Thậm chí tôi cũng chẳng còn tiền để đặt quẻ cho hậu hĩ.

    – Không dám. – tôi lúng túng nói – Chúng tôi đến phiền xin cụ xem cho một quẻ.

    – Vâng. Ông muốn xem hung cát ? Hay công danh, tài lộc ?

    – Cụ cứ nói những gì cụ thấy, xin lỗi, những gì Thánh dạy…

    Một nụ cười độ lượng thoảng qua mặt ông thầy.

    – Xin ông cho biết ngày sinh tháng đẻ.

    Tôi nói. Nhìn xéo qua cặp kính đen, tôi thấy một đôi mắt trắng đục – ông già bị lòa thật. Ông già ngẩng đầu lên, trán hơi nhăn lại, lẩm bẩm một hồi rồi sờ soạng tìm cái đĩa. Bằng hai bàn tay thành kính, ông nâng cái đĩa lên ngang trán, suỵt soạt khấn. Rồi hạ cái đĩa xuống, ông trầm ngâm gieo tiền. Ba đồng trinh rơi xuống mặt đĩa kêu rổn rảng. Sau khi rờ rẫm sờ từng đồng một để biết sấp ngửa, và hẳn cũng để kéo dài thời gian suy nghĩ, ông xoa xoa chúng trên mặt đĩa một lát rồi chậm rãi nói với tôi :

    – Tôi sẽ nói ba điều. Nếu ông thấy tôi nói đúng thì ta xem tiếp. Nếu sai, tức là Thánh không cho, xin ông lại đây vào bữa khác.

    Tôi sẽ không trở lại đây nữa, bất kể Thánh cho hay không cho.

    – Xin cụ cứ nói.

    – Thứ nhất, ông đã từng xuất ngoại.

    Một câu chẳng quan trọng, không có ý nghĩa. Nhưng kể cũng lạ, căn cứ vào đâu mà ông già mù kia đoán được tôi đã ở nước ngoài ? Tôi không ở nước ngoài lâu tới mức giọng nói bị thay đổi. Một mùi lạ, xà phòng thơm hoặc nước hoa ? Cũng không có chuyện đó. Tôi vừa mới từ những hố bom trở về. Tôi tắm nước ngòi, nước ao tù, không xà phòng, chỉ cốt gột sạch bùn đất. Người mù có khứu giác tinh tường, nhưng ông không thể thấy ở tôi mùi nước ngoài nào.

    – Có đúng vậy không ?

    – Dạ, thưa cụ cứ nói tiếp.

    – Thứ hai, mùa thu năm nay nhà ông có hỉ, hỉ qua tiếp đến hạn.

    – Dạ ?

    – Hỉ đây ứng vào anh em ông, hoặc em trai lấy vợ, hoặc em gái lấy chồng. Còn hạn, nó ứng vào cụ thân sinh ra ông.

    Ông thầy bói nhẩn nha nói trúng vào những sự kiện vừa xảy ra trong gia đình tôi – mùa thu em trai kế tôi lấy vợ, sau đó đến cha tôi bị bắt. Tôi sững sờ.

    – Sao mà lại có người số lận đận thế ! – ông già ngẩn người, tư lự – Lạ thật, lạ thật !

    – Là sao, thưa cụ ?

    – Cứ như Thánh dạy thì hiện nay cụ thân sinh ra ông đang mắc hạn tụng đình, tức là có chuyện lôi thôi nơi cửa quan…

    Tôi vờ phản bác :

    – Sao có chuyện thế được, thưa cụ ? Cụ thân sinh tôi đã về hưu, hiện sơ tán ở Tam Ðảo. Cụ đã có tuổi, chẳng làm gì để có thể mắc vào chuyện lôi thôi.

    Ông thầy bói nghiêng đầu kiên nhẫn nghe.

    – Vậy mà cứ như quẻ này thì cụ nhà bị bắt rồi.

    Ông nói sau một lát im lặng, như thể khi tôi nói ông bận lắng nghe ai đó đang nói với ông, chứ ông không nghe tôi.

    Tôi lặng đi. Có thể có sự thật như thế không : một ông già xa lạ, và ông ta biết được những việc xảy ra trong nhà người khác ?

    – Nhưng…

    – Lận đận quá ! – ông già lắc đầu ái ngại – Tính ra thì thời Tây Tây bắt, thời Nhật Nhật bắt, đến thời ta cũng không yên. Con người sao mà khốn khổ thế ! Cương cường quá, thẳng tính quá, nên mới bị tai vạ. Cự môn đắc địa lại gặp Hỏa tinh, Thất sát… Lại còn thêm mấy hung tinh nữa, mới nguy… Cứ như tôi suy thì cụ nhà không vướng vào chuyện kinh tế đâu, mà đây là chuyện chính trị…

    Tôi không còn muốn chối nữa. Nhưng tôi chỉ nói :

    – Tôi sẽ đi Tam Ðảo thăm cụ tôi ngay.

    – Ông đi đi ! Tuy chẳng giúp gì được cụ nhà đâu, nhưng đạo làm con ông phải đi. Mà lạ, cụ nhà gặp nạn ít ra cũng gần cả tháng rồi mà sao không ai báo cho ông biết ?

    – Thưa cụ, tôi vừa đi công tác khu 4 về.

    Vợ tôi đưa mắt cho tôi.

    – Bây giờ phiền cụ xem cho tôi.

    Ông thầy bói cúi đầu xuống. Ngón cái đi những bước chậm chạp trên những ngón tay xương xẩu.

    – Tôi nói thẳng ra nhá ?

    – Vâng, cụ cứ nói thẳng.

    – Thế này : chính ông cũng sẽ gặp hạn, ông ấy, nhưng không phải ngay bây giờ. Qua tháng này đã, trong tháng sau…

    Tôi liếc vợ tôi. Mặt nàng nhợt đi khi nghe câu nói đó. Tội nghiệp, vợ tôi thương tôi biết bao nhiêu.

    – Hạn sẽ xảy ra bất ngờ…- ông ta nói tiếp – Tôi biết, ông không tin đâu, nhưng nó sẽ đến đấy. Hạn này là hạn có kẻ gắp lửa bỏ tay người, việc không có nó bảo là có, việc xong rồi nó bảo là chưa…

    Tôi suy nghĩ. Thế là thêm một người khẳng định tôi sẽ bị bắt. Khác ở chỗ người này không nhìn vào tình hình chính trị mà căn cứ ở những vì sao không có thật.

    – Hạn liệu có dài không, thưa cụ ? – tôi hỏi.

    Ông thầy bói lắc đầu :

    – Tôi không nói trước được. Nếu ông cúi mình xuống, không cãi lại, người ta nói gì cũng gật, buộc cho mình cái gì cũng ừ, cứ nhận hết thì xong. Bằng không hạn sẽ kéo dài : hai thành bốn, bốn thành tám, tám thành mười sáu… cứ thế mà nhân lên mãi…

    Vợ tôi nước mắt đã lưng tròng.

    Xong quẻ, tôi đưa cho ông thầy bói nhiều hơn số tiền tôi định đưa. Tôi hỏi ông về chữ quý nhân mà ông dùng cho tôi thì ông nói :

    – Quý nhân là người đáng quý, không có nghĩa nào khác. Không phải ông cho tôi tiền hay cho tôi quà mới là quý nhân. Mong còn có dịp gặp lại nhau.

    Trước khi ra về tôi đặt câu hỏi cuối cùng :

    – Thưa cụ, cụ đã xem cho nhiều người, biết nhiều số phận, tôi muốn hỏi cụ : có phải thời nay người xấu nhiều hơn người tốt không ?

    Ông già cười khà khà :

    – Cuộc đời phải có âm có dương, có đực có cái, có xấu có tốt, mới là cuộc đời chứ. Dĩ nhiên, có hồi âm thắng dương, có hồi dương thắng âm, tựu trung chông chênh là thường tình, cân bằng là hãn hữu. Ông có số nhìn xa trông rộng, ông thừa hiểu sự đời, còn hỏi tôi làm

    Like

    • Gia lum lon says:

      Hay, hay , Silent đã dùng bài viết này để gián tiếp giúp ý “quí nhân” chủ blog nên đi coi bói, nhưng tìm đuọc thầy bói có tay ấn cao thì phải nhờ tới khổ chủ
      Hehe

      Like

    • Tino says:

      Ái chà, cao thủ lộ diện rồi. Mình vô google kiếm pháo đài xanh, tính truy ra tông tích của Silent, nhưng không thấy.
      Hy vọng cụ thân sinh Silent tiền hung hậu cát. Còn Silent thì đang thảnh thơi bên bến bờ tự do rồi, cung hỉ !

      Like

      • dat diep says:

        @Tino:Thân sinh trong bài viết là ông Vũ đình Huỳnh(thư ký riêng của HCM) là cha của tác giả bài viết Vũ thư Hiên.Silent trích một đoạn trong “Đêm giửa ban ngày”

        Like

        • Van Nguyen says:

          Hèn gì tui đọc bài của Silent, rồi đọc còm của Tino, tui thấy sao nó tréo cẳng ngỗng, chẳng hiểu ất giáp gì hêt trơn! heheheh!

          Like

          • Bidong says:

            Tino le’! j/k 🙂

            Like

            • Tâm says:

              @chị B….hehehe. Chị gan thiệt, dám chọc tới Tino. Ông đó một bụng chử nghĩa, chiều nay tụi mình lo đem xô ra hứng chử…. 😆

              TL cũng nghĩ là silent thường viết còm còn trẻ trung lắm mà…hổng lẻ chuyện ảnh kể ở trên là chuyện của ảnh. Thì ra là Tino đưa lối cho bà con đi lạc. Phạt ổng kể 1 chuyện cười gì đi ACE 😆

              Like

      • tino says:

        Trước tiên, mình xin lỗi Silent vì hiểu lầm. Kế đến, cảm ơn DD chỉ giáo. Hổm rày mình thiếu ngủ, mắt mũi kèm nhèm, đầu óc đóng băng thành thử ACE đừng cười nha. Đợi chừng tỉnh táo sẽ tính sổ với….. Hahaha, ai nhột thì lên tiếng nha.

        Like

  22. sò says:

    Em chào cô cô. Lâu lắm rồi cô cô mới xuất hiện nghe.

    Like

  23. HTC says:

    Tui nhớ hùi tui còn trẻ, có bà coi bói, coi tướng, khi coi cho tui, bà bảo: tướng của cậu tốt lắm, không làm gì cũng sướng, tui mới nói: dzị là không được dzồi, không làm gì sao sướng được, hèhèhè

    Like

  24. M&M says:

    Nhân đề tài này, M&M xin kể quý ACE một câu chuyện đã xảy ra với một gđ ở vùng HTĐ hơn 20 năm trước.
    Một nữ sinh viên đại học người Việt đột nhiên mất tích sau một buổi party. Gia đình cô và giới hữu trách tìm khắp nơi, nhưng sau nhiều ngày, cô gái ấy vẫn bặt vô âm tín. Một người bạn thân của gia đình cô bèn cầu cứu đến Giáo Sư TQQ, một vị rất giỏi về tướng pháp ở vùng HTĐ. Cảm thông với sự lo lắng của cha mẹ cô, GS đến nhà và xin được xem một tấm hình mới nhất của cô. Xem xong, GS nói, “nếu cháu vẫn còn giữ mái tóc dài như trong hình thì cháu sẽ không sao cả. Còn nếu như cháu cắt tóc ngắn đi thì cháu bị tử nạn dưới nước”. Cả nhà nghe xong rất mừng vì lần gặp cuối cùng, cô ấy vẫn để tóc dài như bấy lâu nay. Sau đó, GS xin được thắp nhang cầu nguyện ở bàn thờ. Vừa ngay lúc GS cắm nhang xuống bát nhang, thì có người bấm chuông cửa nhà. Đó là cảnh sát đến báo tin họ đã tìm thấy xác của cô dưới hồ ở gần trường. Tóc của cô cắt ngắn lúc cô chết. Về sau, gia đình được biết cô đã cắt tóc ngay trước khi đi dự buổi party nọ.
    Trên đây là một trong vài chuyện tôi được biết về tài tướng pháp của GS TQQ. Tôi đã có dịp hỏi GS về chuyện này, làm thế nào GS có thể đoán số mạng của một người qua mái tóc dài, ngắn. GS bảo, qua hình thì cô ấy có tướng chim. Chim còn cánh thì còn bay được; chim gãy cánh thì gặp nạn; và tóc của người có tướng chim tượng trưng cho cánh chim.
    Trước đó, tôi không tin vào việc xem tử vi, xem tướng, v.v…, nhưng GS TQQ đã thay đổi khá nhiều suy nghĩ của tôi về những điều này, nhất là trong khoa xem tướng. GS TQQ trước kia là GS toán ở nhiều trường trung học tại SG, là GS môn tài chánh tại ĐH Chính Trị Kinh Doanh ĐL và là chuyên gia tài chánh cho World Bank 25 năm trước khi về hưu. Điều đáng quý và quan trọng hơn cả, với tôi, là GS không bao giờ nhận tiền hoặc quà tạ ơn từ những người mà GS giúp đỡ. Ngoài ra, GS đã không ngần ngại truyền bá những điều GS biết được về tướng pháp qua website tuongphap.com. Thay lời kết, tôi xin trích một đoạn từ website của GS:
    “Cụ Ngô Hùng Diễn quan niệm “định mệnh” không bất di, bất dịch. Quan niệm này không phải là mới. Đại thi hào Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh đã viết: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” và cổ nhân cũng đã dạy: “Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Xây dựng trên quan niệm như vậy, tướng pháp Ngô Hùng Diễn trong nhiều trường hợp đã trực tiếp “can thiệp” vào diễn tiến của thân, nghiệp, duyên để thay đổi kết quả hoặc hậu quả của luật này. Nhưng, Cụ luôn luôn nói cho biết một cách rõ ràng là: Dù có đạt được ít nhiều kết quả do sự can thiệp của tướng pháp, nhưng đó chỉ là tạm bợ, nhất thời. Để thay đổi nghiệp phải làm phúc và tạo nhiều duyên lành. Như thế kết quả đạt được mới thực sự tốt đẹp và lâu dài. Nếu không thì nghiệp cũ không những chưa trả được mà còn tăng thêm gấp bội.”

    Like

    • Tino says:

      Wow! Không biết GS TQQ giờ hiện ở đâu, làm gì, đã có truyền nhân ….. ? Cảm ơn M&M đã chia sẻ.

      Like

    • Van nguyen says:

      Đọc xong tui nổi da vịt hết trơn. Chắc tối nay không dám ngủ! 😦

      Like

      • Tiny says:

        @Vân : tại sao không ngủ được, mái tóc đang đẹp lắm, giữ y như vậy đi, tình tiền đang lên như diều gặp gió… ( không tính chuyện mới bị Flu nhe)

        Like

      • Trùm Sò says:

        Để tui bấm độn xủ một quẻ cho Hến. Coi, nếu như Hến tối nay không ngủ mà trực blog thì ngày mai Hến sẽ nghỉ ở nhà không phải đi làm, còn ngược lại nếu Hến khò trước 12 giờ khuya thì mai thức sớm tiếp tục làm số con trâu. Thứ Sáu Hến không nấu bún riêu thì cũng nấu người tình của ỐC. Đúng hông? Nếu đúng thì chung tiền quẻ cho tui. Trật thì … đi đòi cô giáo. Hehe.

        Like

  25. Tiny says:

    @M&M : hồi năm ngoái Ba T tình cờ coi TV ở Washington, thấy quảng cáo quyển sách Tử Vi như anh nói, của ông Trần Quang Quyến, tất cả tiền bán được sẽ dành cho Hội người Mù ở V Nam. Ba T khoái chí muốn mua 4 quyển để tặng người quen, T gọi điện thoại order cho Ba vì trên đài không nói giá, khi hỏi giá thì hết hồn, mỗi quyển 200 đô x 4 = 800 nên T đã thụt lùi, nhưng vẫn tiếc là không đủ tiền để mua 1 quyển cho chính mình. Nghe nói quyển đó rất hay, nhưng số mình chưa có duyên…..

    Like

    • M&M says:

      @Chị Tin: Nội dung của toàn bộ cuốn sách đó nằm trên website, mọi người có thể tham khảo miễn phí. Theo M&M biết, ai muốn ủng hộ chương trình giúp người mù của GS thì mới mua sách. Sách in rất đẹp trên giấy bóng và tốt. 🙂

      Like

      • M&M says:

        Xin lỗi, @Chị Tiny.

        Like

      • Tiny says:

        @M&M : có phải bên tay trái đề : Tướng Pháp, xong bên dưới có tổng cộng 14 chương phải không?
        Nếu đúng như vậy thì Cám ơn anh thật thật nhiều lắm, T sẽ gọi Ba vào coi.

        Ủa mà tại sao thầy Post hết nguyên quyển trên Web này hả?

        Like

        • M&M says:

          @Chị Tiny: Đúng rồi, đó là toàn bộ quyển sách, chị nói bác trai vào đọc. Còn tại sao GS post quyển sách lên web? Đó là điều đáng quý và đáng kính mà M&M nói ở trên về GS.

          Like

    • Tiny says:

      Cho T xin đính chính, đã hỏi Ba T là mỗi quyển giá $100 thôi, vì trong cuộc sống mỗi ngày có nhiều chuyện phải lo nên T không thể nhớ giá rõ ràng từ hồi năm ngoái.

      Like

  26. sò says:

    Cô cô, Tử Vi ơi Tử Vi viết hoa sao thấy giống như truyện Hoàn Châu cát cát của Quỳnh Dao. 😆

    Like

  27. HTC says:

    Ủa! sao cả buổi hổng ai còm gì hết dzị,
    Tino, hết đóng băng, rồi tới đông đá chưa? nghe nói bị lé kim hả?hehe, khỏi kiếm, lặn mất tiêu rùi

    Like

Leave a comment