Một con người nhiều huyền thoại

Chung quanh chuyện ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy, có nhiều ý kiến hoàn toàn đối nghịch về con người ông.

Đến giờ, tôi vẫn cảm thấy mình là người may mắn khi không bị lôi kéo, hay nói đúng hơn không bị chi phối, bởi những gì thuộc về sinh hoạt đời tư cá nhân của người khác nếu như không phải do chính miệng người đó thừa nhận và nói ra.

Bài viết dưới đây của nhà thơ Trần Vấn Lệ gửi qua email cho tôi, thiết nghĩ có thể giúp nhiều người có thêm cái nhìn về những gì mình ngỡ rằng mình biết, biết rất rõ về một ai đó, qua những lời truyền miệng hay qua những dòng chữ ấm ớ nào đó.

******

Nhạc Sĩ Phạm Duy Qua Đời

Trần Vấn Lệ

Qua đời là Đi Qua Khỏi Cõi Đời, là Đi Ra Khỏi Cõi Đời, là Từ Trần,…là Chết!

Hàng chữ Nhạc Sỹ Phạm Duy Qua Đời là tựa đề một bản tin hàng ngày của đài phát thanh BBC phát đi từ Thủ Đô London, nước Anh, sáng sớm ngày Chúa Nhật 27 tháng Giêng năm 2013.

***

Tôi mở nhiều báo điện tử trong nước, đọc được tin nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời. Thế là không còn nghi ngờ gì nữa. Một ông già chin mươi ba tuổi, hơn tháng trước vừa ôm ngực khóc cái chết của đứa con đầu lòng bạo bệnh, ông già không chịu đựng nổi và ngã bệnh.

Con cháu đưa ông vào bệnh viện tại Sài Gòn, các bác sĩ tận tình chăm sóc nhưng không sao cãi được số trời: Phạm Duy – một Nhạc Sĩ Tài Danh của Việt Nam trải dài hai Thế Kỷ qua – đã trút hơi thở vào buổi xế trưa ngày Chúa Nhật. Khi Việt Nam ngày Chúa Nhật thì bên Mỹ đang còn ngày Thứ Bảy. Tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, các đài phát thanh Mỹ, Pháp, Úc đều đưa tin sớm, các báo Việt Ngữ, các đài Phát Thanh, Truyền Hình Việt Nam ở ngoài nước sau đó cũng loan tin, không cần dè dặt.

Có nhiều người mong Phạm Duy chết liền ngay khi ông “quay đầu về núi”, về với nước Việt Nam Cộng Sản, năm 2005, ông không chết năm đó…thì có ngày cũng phải chết thôi! Không ai đặt ra chuyện “Nghĩa Tử Nghĩa Tận” với Phạm Duy vì người ta ghét Cộng Sản, Phạm Duy “quy hàng” Cộng Sản là làm nhục cho người “Quốc Gia”. Mới thấy sớm nhất có bài báo của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn, người còn có bút danh Lão Móc, đăng trên vài báo mạng. Ông Nguyễn Thiếu Nhẫn hoàn toàn không thương tiếc gì cái tài, cái danh của nhạc sĩ Phạm Duy. Một bài khác, không biết có lên mạng chưa, nhưng phóng vào hộp thư e mail của tôi, thì có vẻ ngậm ngùi. Bài này của nhạc sĩ Châu Đình An, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Đêm Chôn Dầu Vượt Biển. Trong bài viết của Châu Đình An có đoạn:

Người nghệ sĩ Việt Nam đứng giữa hai lằn đạn của hai chiến tuyến khác nhau trong mọi thời kỳ, dù chiến tranh hay hoà bình hiện nay. Và người nghệ sĩ trong một giây khắc xúc cảm rất dễ trở nên yếu đuối. Vì tâm hồn không yếu đuối, không thể là nghệ sĩ.

Cái còn lại, tôi nghĩ xa hơn, một khi tâm hồn chúng ta yếu đuối, cần có nơi nương tựa, cần có nơi chở che. Cộng đồng hải ngoại là nơi để nương tựa, nơi để thở than và mong nhận che chở. Dù sao thì, cộng đồng chúng ta ở hải ngoại khi thương thì hết lòng, khi ghét thì hết tình. Ngay như bản thân tôi về ở Orlando, Florida hơn 20 năm qua, chuyên làm kinh tế, nghĩa là lo đi làm ăn, mà vẫn không yên, tôi hiểu con người ta, chỉ có một thiểu số có sự ganh ghét, đố kỵ, chụp mũ và thiếu sự cảm thông. Do vậy, không riêng gì ông Phạm Duy, mà còn nhiều nữa, cộng đồng nói chung, đôi khi vì quá nhiệt tình, quá sôi nổi, quá bức xúc vì chế độ cộng sản Việt Nam, do vậy vô tình đã thiếu sự khoan dung, thiếu sự che chở, không có trái tim bao dung che chở, nương tựa cho những nhà văn hoá, chính trị, tôn giáo. Cuối cùng, chỉ xô đẩy người ta sống theo cách sống của họ là bất chấp, và họ trở thành ích kỷ. Điều này đã xảy ra ở các hiện tượng Nguyễn Cao Kỳ, Thích Nhất Hạnh và bây giờ là Phạm Duy.”

***

Một Bản tin của Đài Phát Thanh BBC, một bài viết của nhạc sĩ Châu Đình An, tôi nghĩ đây là hai bài “đại diện” tỏ bày lòng yêu thương và quyến luyến nhạc sĩ Phạm Duy. Nói “đại diện” tức là tôi có cảm nghĩ rằng có nhiều người không ghét Phạm Duy đến nỗi phải căm thù. Tôi chép đủ hai bài đó, xin Đài BBC và nhạc sĩ Châu Đình An cho tôi ké vào vài giọt nước mắt…

Tôi thật buồn tôi khi tôi nhớ lại vào năm 2005, khi biết tin nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở về, tôi có viết một bài rất nặng lời dành cho người phản bội. Tôi hứa với độc giả báo Văn Nghệ Tiền Phong là tôi sẽ không bao giờ nhắc nữa đến cái tên Phạm Duy. Sở dĩ tôi viết được bài báo đó vì tôi “lượm lặt” được một số chuyện không tốt của Phạm Duy:

1, Chuyện trai gái lẳng lơ: Trước năm 1975, ở Sài Gòn, nhạc sĩ Phạm Duy bị báo chí móc lò về chuyện trăng hoa, bậy bạ, nhảm nhí, mà ba chuyện nổi cộm là: Phạm Duy “cua” ca sĩ Khánh Ngọc, Phạm Duy léng phéng với ca sĩ Julie (người sau này là con dâu của Phạm Duy) và…Phạm Duy từng khoe đã qua tay hai trăm cô gái.

Chuyện thứ nhất, tôi hỏi một số bạn làm báo kỳ cựu, được biết: báo chọc Phạm Duy…cho bõ ghét!

Chuyện thứ hai, chính tôi gặp Julie trong một buổi Ra Mắt Sách của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang tại Orange County, California, tôi hỏi vài người lớn tuổi, chịu chơi một thời Sài Gòn, tôi bị la: “Người ta nói bậy đó. Trước khi lấy Duy Quang, Julie là học trò của Phạm Duy, ông dành cho cô này nhiều cảm tình và chăm sóc tận tình, nên mang tiếng… kiểu khách quan!

Chuyện thứ ba, là chuyện nhạc sĩ Phạm Duy khoe với ai, ở đâu, không biết, nhưng có một ký giả hỏi Phạm Duy có thật vậy không, Phạm Duy cười và bảo người phóng viên kia nếu muốn biết rõ hơn thì nên hỏi thẳng bà Thái Hằng, vợ của Phạm Duy!

Còn các chuyện khác… cũng nặng mùi xú uế lắm, nghe mà phát tởm, nhưng qua bài viết của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn thì tôi “bổ ngửa”. Chuyện “dây” mà nào phải “dậy”. Toàn là Oan Ôi Ông Địa…Lu, không hà!

Chuyện với Giáo Sư Lê Hữu Mục tại Canada đúng là chuyện phịa của một nhà trí thức có tên tuổi! Giáo Sư Lê Hữu Mục “méc” với ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chủ Nhiệm Báo Làng Văn rằng-thì-là Phạm Duy khoe với “tui”: Tất cả các bản nhạc Hay của mình, Phạm Duy đều làm ở trong cầu tiêu! Khi nghe được chuyện này )lùm xùm trên các báo chợ hồi ấy), Phạm Duy đã phân bua: “Tôi không hề gặp và nói chuyện như vậy với Giáo Sư Lê Hữu Mục, tôi sẽ đi kiện đòi bồi thường danh dự”.. Vì…không thấy Phạm Duy kiện tụng gì, ai cũng yên chí là… đúng như vậy! Mà nói chí tình: Phạm Duy có tiền đâu để kiện ai. Sống ở Mỹ, đáo tụng đình…là chết, hơn nữa muốn kiện người ta thì phải coi họ có tiền để đền cho mình không! Chuyện này thiệt hay “giả ngộ” thì miễn bàn. Chính trên tờ báo Làng Văn có lần đăng một bài thơ dài, tác giả là tôi, chửi bới tục tỉu cô Trương Anh Thụy và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia, mà tình thật tôi nào có quen hay biết gì hai vị này bao giờ! Sau này tôi “vỡ nhẽ”, chính danh thủ phạm là họa sĩ / thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật ở Na Uy, người giữ mục Chém Đá trên báo Làng Văn làm ra và ký tên tôi…Tôi không yêu cầu báo Làng Văn đính chính…bởi tôi chẳng muốn dây dưa chuyện ruồi bu, dơ dáy đó.

Chuyện đáng “kinh hãi” là báo Ép Phê của ông Trần Trung Quân ở Pháp in hình Phạm Duy đứng chung với Đại Sứ Việt Cộng và lu loa lên là Phạm Duy chầu rìa Cộng Sản. Phạm Duy không đọc báo này nhưng có người gặp Phạm Duy đưa tờ báo cho ông thấy, ổng hoảng hồn và viết thư cho ông Trần Trung Quân. Báo Ep Phê đăng ngay bài Cải Chính và Xin Lỗi Nhạc Sĩ Phạm Duy! Việc Phạm Duy oan không ai cần biết, người ta chỉ “đồ” thêm những gì thiên hạ đồn đãi. Ác chi mà ác thế! Nhân sinh tính bản ác, nói theo Tuân Tử nghĩ cũng không ngoa vậy!

Hai mẩu chuyện trên đây tôi thấy trong bài của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn. Ông Nguyễn Thiếu Nhẫn cứ thuận tay viết dài dài về những gì ông “bất mãn” với Phạm Duy và lờ đi, chẳng sao! Phạm Duy sống đã câm trước bao nhiêu tiếng xấu, chết rồi thì càng câm luôn! Hỡi ơi một kiếp người!…

Năm 2005 là năm không xưa lắm, tôi “hung hăng” con bo xít, bây giờ tự thấy mình hư! Tôi cúi đầu xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi, hồi đó, năm 2005, tôi “quyết định” quên hẳn quá khứ tôi từng gặp Phạm Duy ở Việt Nam – khi thì Đà Lạt, khi thì Sài Gòn, tôi cứ viết cho “sướng” tôi, cho hả “căm hờn”, cho…có một bài báo cập nhật tin thời sự.

Năm 1959, tôi học trường Việt Anh ở Đà Lạt, ngồi trong lớp giờ Việt Văn của Thầy Tam Ích Lê Nguyên Tiệp, nghe tiếng gõ cửa, tôi đứng dậy ra mở. Một người đàn ông tầm thước, tóc bạc, quăn, tôi thưa: “Xin phép hỏi Bác, bác cần gì ạ?”. Người đó đáp: “Bác là Phạm Duy, con thưa với Thầy Tam Ích cho Bác gặp Thầy một phút”. Tôi đến bàn thầy giáo thưa lại với Thầy tôi, ông lật đât ra bắt tay nhạc sĩ Phạm Duy và bảo nhạc sĩ Phạm Duy lên Văn Phòng đợi mười phút nữa tan trường…

Một lần nữa, cũng tại Đà Lạt, đâu hình như năm 1962, nhạc sĩ Phạm Duy đi cùng với một nhạc sĩ Mỹ, thuê Hội Trường Hòa Bình trình diễn Mười Bài Tâm Ca. Tôi có đi dự. Khoảng hai ngàn khan giả rất “chịu” các nhạc phẩm đậm chất Tình Người của Phạm Duy nhất là bản Giọt Mưa Trên Lá, hầu như ai cũng ứa nước mắt…Trên sân khấu, Phạm Duy thật đẹp lão và hiền hòa, nói năng tao nhã; người bạn Mỹ của Phạm Duy cũng nói tiếng Việt và hát Tâm Ca…

Lần cuối cùng tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở Việt Nam vào năm 1969, tại Cư Xá Chu Mạnh Trinh Sài Gòn. Lần đó, tôi đi công tác Sài Gòn, bạn tôi nhờ cầm thư khẩn xuống trao cho nhà văn Hoàng Hải Thủy. Tôi chỉ là người đưa thư, không cần nêu tên, Tôi gõ cửa nhà nhà văn Hoàng Hải Thủy và làm xong bổn phận. Tôi ra về, giữa chừng, trước khi ra cổng cư xá Chu Mạnh Trinh thì thấy nhạc sĩ Phạm Duy đi vào, tôi chào: “Thưa Bác Phạm Duy!”. Ông dừng lại, chào lại tôi và đến vỗ vai tôi: “Anh là ai mà sao biết Bác?”. Tôi đáp: “Thưa con là đứa học trò mở cửa lớp gặp Bác khi Bác lên Đà Lạt tìm Thầy Tam Ích, Bác nhớ không ạ?”. Nhạc sĩ Phạm Duy cười thật “đẹp”: “Nhớ rồi! Lâu quá cháu nhỉ, cháu bây giờ chắc không còn là học trò?”. “Vâng, cháu đã đi dạy gần chín năm nay…”. Nhạc sĩ Phạm Duy đó, trước tôi thế đó. Sao tôi lại mù vào năm 2005 nhỉ? Tôi vừa hư vừa tệ! Lậy Trời cho tôi mù mãi. Tôi thật tình sẽ khiếp hãi khi nghe ai chửi mắng tôi từ nay khi đọc những dòng tối viết về một người vừa mất!

***

Thập niên 1981, tôi cải tạo về, quần áo xơ xác, người tôi đi thăm đầu tiên là Má tôi, tôi sợ mình về nhà thì hết đi đâu dễ dàng. Tôi đi rất nhiều chặng xe mới về gặp Má tôi được, phần thì người ta không niềm nỡ với người rách rưới, phần tôi có ít tiền (trại thả tôi chỉ cho có ba chục, tôi eo sèo thêm được hai chục nữa, vị chi là năm chục). Phương tiện đi lại khó, thấy người rách rưới càng không muốn giúp. Má tôi đã bỏ phố về ruộng. Tôi vào mới tới hiên nhà, Má tôi bước ra, hai Mẹ Con giống nhau như đúc: Nghèo Xác Xơ. Má tôi mặc áo bao cát, tôi thì mặc áo bà ba đen có vài miếng vá trên vai…. Tôi nhớ một bài hát của Phạm Duy: Ngày trở về có anh bước lê trên quãng đường đê… Mẹ lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ…

Nhạc Sĩ Phạm Duy ơi…ông chết đi ở tuổi nào thì cũng vẫn là một người còn trẻ. Trẻ như anh thương binh kia…Tôi vừa nghe xong mấy bài rất tình của ông…và nhìn tấm ảnh ông thời ông còn là chàng trai Hà Nội, trước năm 1953. Thương ông quá hà…

Trần Vấn Lệ

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Cõi nhân gian. Bookmark the permalink.

118 Responses to Một con người nhiều huyền thoại

  1. Cầu Dừa Đủ says:

    “Đánh ” Ông Phạm Duy bẩn nhất là Trần Thị Bông Giấy.Và đánh lén là người cũ của Saigon Nhỏ thích uống dầu gió xanh

    Like

  2. jp says:

    Muộn! Nhưng “có còn hơn không”.
    Xin được đốt một nén nhang và cùng nói “thuơng ông qúa hà” cho Bác Phạm Duy.
    Bài viết hay!

    Like

  3. Silent says:

    Một số người cứ mãi cố chấp, cố mang sự thù hận trút vào ns Phạm Duy khi ông đã thật sự vĩnh viễn rời xa cõi tạm này. Những hệ lụy, những lỗi lầm xưa cũ sao không dễ dàng được cảm thông, được một lần tha thứ và tìm quên? Cầu mong một số người còn chất đầy những ganh ghét và đố kỵ về ns Phạm Duy, hãy nên tha thứ để cho tâm hồn mình được thanh thãn, để cho tình người được gần gũi với tình người hơn.

    Like

  4. Bidong says:

    “Nếu như” NS PD mà chấp những người chửi bậy thì xin NS hãy hiện về và dạy cho họ một bài học biết phân biệt phải quấy và đâu là lòng vị tha! Nguyện xin ơn trên phù hộ cho NS PD sớm về cõi vĩnh hằng để đừng phải nghe những lời dơ bẩn từ những con người luôn mang trong lòng sự hận thù, cố chấp và luôn moi móc đời tư của người khác, cũng như không buông tha khi một người ta đã nằm xuống về với cát bụi! Xin Thượng đế ban cho nhạc sĩ Phạm Duy được an nghỉ và xin nhạc sĩ PD phù hộ cho nước Việt Nam!

    Like

    • Van Nguyen says:

      Bữa giờ em hổng có nói gì hết á! Mô Phật!
      Rủi lỡ lời nói gì chắc tối nay ngủ hông dám nhắm mắt! heheh!

      Like

  5. Van Nguyen says:

    Người nổi tiếng thì khổ ở chổ đó. Còn người…chìm tiếng cỡ như..tui thì có làm gì cũng đâu có ai thèm nói tới! heheh!

    Like

    • Silent says:

      @ Vân Nguyễn

      Vân Nguyễn là người nổi tiếng nhất trong blog’s Ngọc Lan. Tui sẽ nhớ mãi VN là người thích xơi bún riêu một lúc 3 tô xe lửa, và ưa thích xem ca nhạc “mp” trong các casinos nơi xứ xương rồng. 🙂 🙂 🙂

      Like

  6. Cựu lính KQVNCH says:

    Trong sách Minh Tâm Bửu Giám, ông Thái Công viết:
    “Dục lượng tha nhân, tiên tu tự lượng
    Thương nhân chi ngữ, hoàn thị tự thương
    Hàm huyết phún nhơn, tiên ô tự khẩu”

    Dịch nghĩa:
    Muốn xét người khác, trước nên xét mình
    Nói xấu hại người, trở lại là tự hại mình
    Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình

    Nhạc sĩ ra đi nhưng lời ca nốt nhạc ở lại mãi mãi!

    Like

  7. Gia lum lon says:

    Mo^.t bo^ng hồng cho nhà báo NL, có can đảm đăng lên những điều co’ vẻ đối nghịch với dư luận vỉa hè Bolsa.
    Đối thoại, thông cảm và tha thứ, cũng như mong người tha thứ cho bản thân mình.
    What if ? Nếu mình là PD(clone) thì mình sẽ có hanh động khác hơn , khá hơn hay quá xá tệ hơn?
    So what? Mình là gì, là ai , ma`dám vỗ ngực phê phán đơi riêng của ngươi khác. Đao đức là định nghĩa của mỗi xã hội, môi trường và trao lưu tiến hóa .Nhưng đao đức là khai niệm chu*’ không phải là định chế hay luật lệ
    Who cares? haha I do not

    Tui tuo*?ng nie^.m PD vì những bai hat ông để lại, vì nhưng kỷ niệm vương vấn voi dòng nhạc của ông. Simple.

    Like

  8. HTC says:

    Cho tôi xin được nghiêng mình, kính phục nhà thơ Trần Vấn Lệ, dám nói lên những gì mình đã sai, có cái tâm như thế mới đáng gọi là người
    Nhạc sĩ Phạm Duy nơi chín suối, chắc đang mĩm cười, vì biết mình quen, một người xứng đáng,
    Biết mình làm sai, và nói lên những điều sai, người đời bây giờ còn được mấy ai
    Rất kính phục

    Like

  9. Chi Nha says:

    ” …Phải mấy trăm năm mới có một Nguyễn Du. Không dễ có được một Phạm Duy…Ngoài những giây phút xuất thần họ cũng có quyền sống cuộc đời bình thường…” ( Đàn Chim Việt ) .

    Like

  10. Chi Nha says:

    ” Phạm Duy và Lời Nói Vị Tha ” ( Đàn Chim Việt ).

    Like

  11. Bidong says:

    Mời mọi người đọc bài mới của cô giáo. Nếu có thắc mắc, có thể đến đại hội còm cuối tuần này, 2/3/13, và phỏng vấn phóng viên! 🙂

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161129&zoneid=3#.UQiqEvIT9js

    Like

  12. Độc-giả Texas says:

    Tuy ông Trần Vấn Lệ cũng đã bị ành hưởng bởi những tin đồn sai lạc, nhưng ông đã rất thẳng thắn mạnh dạn công khai nói ra cái sai của mình để đính chánh cho nhạc sĩ PD. Làm điều tốt cho người không còn hay biết được nữa. Gương sáng có một không hai !

    Like

  13. jp says:

    Xin “ấn chứng” làm tui nhớ lại chuyện truyền “tâm ấn” ở San Jose-California cách đây trên một thập niên.
    May the force be with you!

    Like

  14. Bolsa says:

    Nhạc sĩ Phạm Duy: những bộc bạch cuối đời
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2012-06-23

    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/pham-duy-sharing-at-92-06232012140101.html?searchterm=pham duy

    Like

  15. Bidong says:

    Những lời tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy. Cầu chúc NS PD sớm về cõi vĩnh hằng!

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161114&zoneid=23#.UQlGEfIT9js

    Like

  16. silent says:

    Những ai còn nuôi dưỡng sự hận thù trong lòng đối với cá nhân ns Phạm Duy và gia đình, xin đọc bài này do Julie Quang viết trong thời gian cs Duy Quang qua đời.

    1. “Tưởng Như Còn Người Yêu”

    Ngày đó Julie Quang đã khóc thay cho thân phận những chinh phụ trong thời chiến qua ca khúc Tưởng Như Còn Người Yêu. Bài hát làm chùn chân chiến sĩ, chấn thương sọ não vợ con lính. Ngọc Chánh lỗ vốn vì bài hát bị cấm phổ biến lý do nhạc phản chiến . Tuy vậy ca khúc và tiếng hát lồng lộng trong gió, còn mang theo mùi Tử khí bay xa.

    Ngày nay Nàng khóc khổ với cung bậc nào đây cho số phận Chàng khi Bóng chiều đã tắt nắng. Không kịp hoàng hôn, sao đã vội ?

    Ngày mai là ngày 27 tháng 12 năm 2012.

    Ngày mai đây xác thân Chàng sẽ hỏa thiêu, sẽ tan vào hư không cát bụi. Ngày mai đây Chàng sẽ được phụng thờ như châu báu trong tim “Những Mỹ Nhân thương tiếc Chàng” (1) … Cát bụi rồi. Chàng sẽ thật sự lên ngôi Thần tượng trong lòng người mộ điệu.

    Nàng chia sẻ những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời Chàng vỏn vẹn 44 ngày.

    Câu chuyện bắt đầu từ đây. Bằng chiếc mốc thời gian của Một ngày trước khi Chàng đi vào coma.

    Từ đó chuyện sẽ ngược dòng thời gian, rồi vòng qua vòng lại, back and forth …

    Tất cả Người và Việc đều có thật.

    Không hư cấu.

    Nhân vật: 3 người.

    Bệnh nhân: Duy Quang

    Người nuôi bệnh: Julie.

    Y tá: cô H. người y tá trong phòng ICU bệnh viện Fountain Valley Quận Cam.

    Ánh đèn trắng bệch, đêm cũng như ngày hắt lên thứ ánh sáng nhợt nhạt trên bệnh nhân. Thời gian ngưng đọng. Dòng chảy cuồn cuộn của đời sống đã chẳng còn nghĩa lý gì ở nơi này.

    Người nuôi bệnh xanh dờn sau nhiều đêm ngủ ngồi nép mình vào giường bệnh. Bàn tay Chàng nằm im trong hai tay ấp ủ của Nàng đang chuyền hơi ấm … Chỉ còn nhịp đập yếu ớt nơi đầu những ngón tay. Nàng lần dò tìm mạch nào để khơi lại nguồn yêu thương đã có từ trước, từ bao giờ ? Và như chưa hề mất bao giờ … Nàng thiếp đi với tư thế tay trong tay cùng Chàng vào giấc mơ. Bên cạnh đứa con gái ngủ ngồi trên ghế. Trong giấc mơ của con chắc con nhìn thấy được hình ảnh mà con mong đợi từ lâu …

    Duy Quang và con gái Phạm Lylan

    Bố mẹ xin lỗi đã ích kỷ nông nổi và không làm tròn bổn phận làm Cha Mẹ với các con.

    Đó là điều mà tôi nhận biết sâu sắc, khi bắt gặp ánh mắt Chàng dõi theo sau lưng đứa con gái của chúng tôi. Ánh mắt đó nói lên biết bao thương tâm vừa mãn nguyện … Đồng thời tôi cũng nhận được ánh mắt biết ơn của anh cho tôi, mặc dù tôi chẳng xứng đáng với vai trò làm Mẹ, chẳng công lao to tát nhưng con gái của chúng tôi đã lớn lên xinh đẹp từ thể chất đến tâm hồn. Là món quà từ Trời cho hai chúng tôi. Là kết tinh mối tình đẹp lỗng lẫy của chúng ta đó phải không anh?

    Buổi sáng Cô ý tá bước vào kéo tấm màn che. Đọc những biểu đồ trên máy đo nhịp tim.

    – Cô cất cao giọng hơn thường ngày: Anh Quang đêm qua ngủ có ngon không ?

    – Chàng gật đầu và có ý lắng nghe xem ý tá nói thêm gì không.

    Cô y tá như rất quen với những cảnh tượng lúc này. Cô vào đề một cách rất dễ dàng.

    – Cô y tá: nghe nói anh có nhiều vợ.

    – Duy Quang giơ cao 2 ngón tay, là có 2 Vợ.

    Lúc này anh đã không còn hơi để trả lời các câu hỏi.

    Kể từ lúc đó anh đã không còn nói được. Chúng tôi trao đổi qua giấy viết. Tôi viết xuống giấy. Anh trao đổi bằng cái gật đầu hay lắc đầu.

    – Cô y tá nói: Từ nãy giờ có ý làm cho anh vui nhưng sao không thấy anh cười ?

    – Chàng cố nở nụ cười và đôi mắt ngời lên ánh thiên thu.

    Diễn tả thế nào đây nhỉ. Chàng cười sáng lòa đôi mắt, thấy gần hết răng. Chàng cười Đẹp như để lại cuộc đời lời Tạ ơn. Cám ơn cô H y tá đã chăm sóc anh như cám ơn cuộc đời đã chấp cánh cho tiếng hát anh bay xa và ở lại với chúng ta với nụ cười và ánh mắt đó …

    Hình như chúng tôi giống nhau – ghét chia tay – nên câu tạm biệt goodbye cũng không muốn nhắc đến. Vì Nàng chưa say goodbye và Chàng chưa say goodbye với Nàng nên câu truyện tình còn được nhắc đến trên trang Gió O này.

    Đọc và tự do suy luận, bạn thân mến, nhưng xin một điều: Đừng xúc phạm vong linh người quá cố. Kính trọng lương tâm của người lương thiện cho dù ghét hận kẻ thù, nhưng khi kẻ ấy nằm xuống không cho được lời cầu kinh hay một đóa hoa thì những lời lẽ khinh nhờn hay có ý chà đạp. Xin miễn đi.

    Đến đây thì tôi chợt nhớ lại lời Bố Phạm Duy nói lúc trước. Là lần đầu tiên tên tôi xuất hiện trong một vụ xì căng đan trên mặt báo, tôi khóc hu hu hu khi thấy mình bị vu khống. Bố bảo tôi: “Khi mà chúng ta là người của công chúng được sự yêu mến của muôn người thì chúng ta cũng phải chấp nhận búa rìu của dư luận như một luật bù trừ” (2)

    Like

    • Van Nguyen says:

      Thanks, Silent!
      Duy Quang là một trong những giọng ca nam mà tui ưa thích nhất. Tui nghe Duy Quang hát lần đầu tiên là hồi lúc tui 14, 15 tuổi gì đó, trong cuồn băng cassette Tình Anh Lính Chiến. Thực ra sau này tui mới biết tên người ca sĩ là Duy Quang, chứ lúc đó thì chỉ mê tít thò lò cái giọng hát trầm ấm ngọt ngào đó thui! hehehe!

      Like

    • CSJ says:

      Tôi chỉ hơi thắc mắc tại sao Julie Quang và cô con gái của cô với Duy Quang không đi dự đám ma. Được biết họ đang cư ngụ ở Garden Grove hay Westminster gì đó thì đâu có xa xôi mà không xuất hiện. Có ai biết lý do không?
      Xin cám ơn.

      Like

      • Độc-giả Texas says:

        @CSJ
        Ngao chỉ đoán thôi nhe.
        Trong bài Julie Quang viết có phần cô ý tá hỏi Duy Quang có nhiều vợ lắm hả, và Duy Quang đưa 2 ngón tay lên tức là 2 vợ.
        Cho nên nếu Julie Quang và con gái không đi dự đưa đám cũng là nổi khổ tâm của họ. Nếu ta đọc thêm thì thì mẹ con họ có đến viếng mộ sau khi đám tang.

        Like

  17. Chi Nha says:

    @ Silent , cám ơn Silent đã post bài viết của Julie Quang. Cảm động quá!

    Like

  18. Cựu lính KQVNCH says:

    Cám ơn Silent. Bà con có thể vào đọc tiếp 2 bài về DQ của Julie Quang.
    http://www.gio-o.com/

    Like

    • Độc-giả Texas says:

      @ Cám ơn anh lính KQVNCH
      Đọc bài Julie Quang viết, những kẻ đang yêu chắc chắn phải thấy rung động.

      Like

    • Van Nguyen says:

      Đến bữa nay tui mới biết đến vợ của Duy Quang. Mà nhìn hình thấy quen quen…
      Hình như hồi xưa ở VN tui có coi một cuồn video ca nhạc, trong đó có bài Nếu Được Làm Người Tình do ca sĩ tên là Julie hát, không biết có phải là cô Julie này không. Chỉ biết là tui thích bài đó, thích dễ sợ! 🙂

      Like

    • Chi Nha says:

      @ Anh Lính KQ, VNCH : rất rất cám ơn anh Lính Không Quân VNCH, biết thêm được Web gio-o.com hay quá, nhiều bài viết rất hay. Nãy giờ ngồi đọc say mê, chừ mới chợt nhớ cám ơn anh Lính đã giới thiệu món ăn tinh thần cho các bạn Còm được đọc .

      Like

  19. ốc đảo says:

    @ Jenny
    jenny có cần đọc Đường Đi Không Đến không, Ốc ken cho jenny mượn ? Đến khi nào đọc xong thì gửi lại cho ốc ken, không giới hạn thời gian đâu.
    Nếu muốn ốc ken gửi tới nhà cho, miễn cước phí.
    Hoặc là cuối tuần này có người qua OC, ốc ken gửi tới dể nhờ nhà cô giáo, khi nào Jenny có tới Bolsa , ghé lấy cũng được.
    Cho ốc ken biết ý jenny thích sao nha!

    Like

    • jenny says:

      da ta. da ta.OD
      nhung tie’c la` j. khg o? Cali o? xa cali . la’m la’m
      ma` tha’ng sau la.i di nha` kha’c vi` cong vie.c roi`
      chu`ng na`o yen o?n se? xin la`m phie`n ba.n nhe’
      chu’c OD mo.t nga`y vui

      Like

  20. Khoa vu says:

    Không có ý kiến nhiều, chỉ xin trích một đoạn văn trên blog Hiệu Minh.

    Mảng tối của những người nổi tiếng.

    Có lẽ ít người Mỹ tin rằng, George Washington, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, ngoài chuyện ông “sinh” ra nước Mỹ nhưng cũng đẻ đứa con với người nữ nô lệ da đen. Cuốn sách của Linda Allen Bryant “I Can Not Tell A Lie – Tôi không thể nói dối” được New York Times chạy tít quảng cáo rất hấp dẫn câu chuyện trên vào ngày 20-2-2004.
    (http://hieuminh.org/2013/01/27/su-mat-mat-lon-cua-am-nhac-nuoc-nha/)

    Nhiều người coi đây là chuyện hoang tưởng vì đã xảy ra cách đây hơn 200 năm, từ năm 1784. Người ta đồn rằng, George Washington đã ngủ với một người ở tên là Venus.

    Nhưng cũng không ít người tin, vì George Washington sinh ra vào thời đại mà chuyện nô lệ được coi là sự tất nhiên. Lúc 11 tuổi, khi cha chết năm 1743, Washington đã có 10 nô lệ với 500 acre đất (hơn 2 km2) và sau này mua thêm nhiều nô lệ khác. Khi cưới bà Martha Custis thuộc gia đình giầu có năm 1759, ông được “hồi môn” 20 nô lệ. Lúc mất đi, Washington để lại 316 người hầu kẻ hạ, hầu hết là nữ. Đối với chúng ta, có lẽ ông thuộc loại đại địa chủ cường hào.

    Tới thăm ngôi nhà Mount Vernon của Washington, nay là viện bảo tàng, trên một quả đồi với cánh rừng thơ mộng, nhìn ra sông Potomac êm đềm, cách DC 20 phút xe hơi, du khách vẫn còn thấy khu dành riêng cho người ở. Di sản “nô lệ” da đen của vị Tổng thống Mỹ đầu tiên này không chói sáng như đỉnh tháp Bút chì (Washington Monument giống chiếc bút chì) vẫn chiếu rọi hàng đêm. Tin đồn về việc có con với nô lệ da đen chỉ nhằm tìm thêm mảng tối trong đời ông.

    Tuy nhiên, hỏi bất kỳ người Mỹ nào, ai là tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, câu trả lời là George Washington. Biểu tượng Bút chì đặt giữa National Mall đủ nói lên, lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ do ông bắt đầu không bao giờ bị lu mờ bởi những khoảng lặng.

    Cũng tại nước Mỹ này, hơn chục năm gần đây có vụ tình ái Lewinsky của Tổng thống Bill Clinton. Thực sự, Bill đã nói dối khi chối bỏ “oral sex” với cô thực tập sinh trẻ, rất “mầu mỡ” ngay tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng vào những năm 1995-1997. Khi đưa cái váy có dính tinh trùng thì ông mới nhận “wrong doing – việc làm sai trái”.

    Nhưng hỏi người Mỹ về Bill và Hillary Clinton, ít người nhớ vụ án mang tính “Voi-Lừa”, mà nhớ về một gia đình danh giá vào loại nhất nhì nước Mỹ. Khi đón hai ông bà Clinton vào ngày nhậm chức của Barack Obama, những tràng pháo tay vang dội, rừng cờ giơ lên. Chính ông đã giữ cho vị thế của nước Mỹ là một cường quốc số một trong suốt thời gian cầm quyền.

    Câu chuyện dưới không có ý định so sánh với các Tổng thống Mỹ, nhưng cách đối nhân xử thế cần được bàn thảo kỹ hơn, nhất là những người của công chúng.

    Khoảng lặng trong âm nhạc Việt Nam.

    Mấy tháng trước, có chuyện họ Trịnh “trảm” bạn cũ đã mất bằng một bài viết gây nhiều tranh cãi “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị”. Trịnh Cung cho biết “…bài viết này tôi muốn bổ sung thêm những điều mà trong các cuộc nói chuyện về Trịnh Công Sơn ở Mỹ, tôi đã không thể nói hết được. Một nửa sự thật cũng chưa phải là sự thật. Tôi tin vào điều tốt đẹp của sự thật.”. Nghe Trịnh Cung mở lòng, mang máng như lời đề tựa của cuốn sách ”Tôi không thể nói dối” của Linda Bryant. Quả thật, đọc xong, biết tin họ Trịnh nào đây.

    Tuy nhiên về phía công chúng thì khác. Nếu hỏi về Trịnh Công Sơn thì hầu hết có thể nói, đây là một trong những nhạc sỹ tài hoa nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Bao nhiêu thập kỷ nữa mới sinh ra một con người như thế. Theo Cộng sản hay ở lại Sài Gòn thì ông vẫn là nhạc sỹ, họa sỹ và thi sỹ. Không có mảng tối nào trong đời Trịnh Công Sơn lại che được phần sáng chói và cũng là niềm tự hào nền nhạc thơ thuần Việt.

    Mây tuần gần đây lại có bài viết khác “Nhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói” trên An Ninh Thế Giới Cuối Tháng (4-2009) của ba nhạc sỹ đại thụ Phạm Tuyên, Trọng Bằng và Hồng Đăng với những trích ngang phần ” tối” khác về Phạm Duy.

    Các nhạc sỹ muốn hướng dư luận rằng, nhạc Việt Nam còn nhiều ngôi sao khác nữa, Phạm Duy chỉ là một. Nhưng lôi “lý lịch” ba đời hay chuyện trở về khiên cưỡng của nhạc sỹ ra để kể cho công chúng yêu âm nhạc thì những cây đa cây đề trong âm nhạc có nên làm thế chăng?

    Người yêu nhạc Việt Nam không quên ba nhạc sỹ trên với những bài hát trải qua nhiều năm tháng, thời đạn bom, ước mong hòa bình. Sức mạnh âm nhạc của họ đã góp phần cứu rỗi dân tộc.

    Nhưng hàng triệu người Việt nam cũng man mác lòng khi cất lên những bài ca đã vượt qua thời gian của Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn, thấy hạnh phúc, khổ đau, nụ cười, tiếng khóc và cả đời mình trong đó khi họ đi tìm “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”.

    Di sản và góc khuất.

    Viết về di sản của những người nổi tiếng, được công chúng thừa nhận, có lẽ mảng sáng trong đời họ quan trọng hơn, rằng, họ đã mang lại những lợi ích gì. Nếu thực sự họ có ích cho dân tộc, cho nhân loại thì những khoảng tối, nếu có thật và không quá hệ trọng, cũng cần được bỏ qua. Vì họ cũng là con người.

    Ngược lại, thần tượng nào được dựng lên, tô vẽ bằng lịch sử không có thật, thời gian sẽ là thước đo cho mọi giá trị. Tại nước Mỹ này, xây dựng một lãnh tụ quốc gia không tỳ vết, khó ai tin.

    Người Mỹ nhớ về George Washington như một tổng thống vĩ đại nhất đã sinh ra Hoa Kỳ, cho dù ông nuôi mấy trăm nô lệ hay kể cả việc có con hoang với nữ nô lệ da đen là có thật.

    Thời đại Clinton huy hoàng về kinh tế, dân Mỹ không quên ơn khi so sánh với ông Bush, nhất là bây giờ đang khủng hoảng kinh tế nặng nề do bao người mất việc, lang thang không nhà cửa.

    Tuy ông Bush trong sạch nhưng vì quá diều hâu nên những gì để lại quá thảm hại “Thế giới đơn cực do Mỹ làm bá chủ, ghét quốc gia hậu thuẫn khủng bố, tấn công phủ đầu và sắp xếp lại bản đồ thế giới”. Nhìn thấy ông người ta muốn huýt sáo hay chế giễu.

    Nghĩ đến họ Trịnh này viết về khoảng lặng của họ Trịnh kia dù chưa chắc đã đúng và họ Phạm bên ta tranh luận về di sản của họ Phạm xứ người, người yêu âm nhạc Việt Nam chỉ thấy lòng thấy quặn đau. Vài chuyện không đáng nói chính là những nốt nhạc quá trầm mà người hát khó hạ được tông, sờ trên phím đàn thấy rỉ máu.

    Và đó cũng là sự mất mát lớn của nền âm nhạc nước nhà, mà lớn hơn là sự đoàn kết dân tộc.
    Hiệu Minh. 30-5-2009

    Like

  21. T.T says:

    Cảm ơn chị NL cho 1 bài blog không thèm chạy theo “dòng chính” của báo chí. Cảm ơn chị blog 1 bài viết cảm động & chân thực của 1 sự hối hận 0 quá muộn

    Like

  22. Langbian Tran says:

    Có thề có những tin đồn ác độc với Bác Phạm Duy nhưng chuyện thứ nhất thì chắc chắn Thi sĩ Trần vấn Lệ chưa đọc quyển Phạm Duy,còn đó nỗi buồn do Tạ Tỵ,một ông bạn vong niên của Phạm Duy.Chuyện này làm tôi thương cảm nhạc sĩ tài hoa Phạm đình Chương.
    Dù thương dù ghét ,Nhiều Thế hệ thanh niên học sinh,sinh viên miền Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều với Phạm Duy và Trịnh công Sơn.Ai mà không biết Tôi yêu tiếng nước tôi,ai mà không nhớ Chết trong lòng người đẹp Tô châu.
    Chắc chắn một điều là hai thgiên tài âm nhạc này không thể phát huy tài năng của mình nếu không có một môi trường tự do sáng tác như miền Nam.Đến bay giờ mà nhiều tác phẫm của hai vị vẫn không được trình diễn

    Like

  23. Đinh Lê says:

    Phạm Duy về Việt Nam sống như thế nào thì chỉ có người trong nước biết. Mời đọc một bài như vậy để biết :

    Nhạc sĩ Phạm Duy đã khép lại một cuộc đời tài hoa và…
    VietTuSaiGon
    Tue, 01/29/2013 – 02:28 — VietTuSaiGon
    http://www.rfavietnam.com/node/1499

    Like

  24. XYZ says:

    Khi nhắc đến những biến cố trong cuộc đời & sự nghiệp PD, không những chỉ 30 năm viễn xứ mà còn phải kể cả 21 năm đậm nét tại thủ đô Saigon – thời VNCH – sau khi PD di cư vào Nam, và cả 7 năm quy cố hương.
    ” Tục Ca ” là 1 phần trong bộ tuyển tập nhạc đồ sộ Tình Ca, Dân Ca, Đạo Ca…. của PD phát hành tại Saigon trước 1975.
    Ngày ấy, khi ” Tục Ca ” ra đời, đã gây xôn xao dư luận và đã có môt buổi hội thảo
    sôi nổi của sinh viên Đai Hoc Văn Khoa ( Đường Cường Để) – Viện Đại Hoc Saigon với đề tài: ” PD đã chết như thế nào “.
    ” Tục Ca ” là do chính PD sản sinh. Không ai có thể mạo danh, rồi hô hoán cho ông.
    Tại Hải Ngoại, cùng với đề tài trên, PD cũng đã có ” Thiên Duyên Tiền Định “, không được phổ biến rộng rãi, qua giọng ca B.Y.
    Bởi sự thật vẫn là sư thât…
    PD đã để lại nền âm nhạc nước nhà những tinh hoa trong suốt chiều dài lịch sử, nhưng cũng không thiếu những hạt sạn làm vướng bước chân đi.
    Về nhân cách, PD đã sống ra sao, những người bạn vong niên cùng thời với ông, đã từng có tác phẩm về ông như Tạ Tỵ, Mai Thảo…., và ngay cả thế hê trẻ sau này cũng đều nhận xét đươc qua những lời phát biểu từ thuở ông còn sinh tiền đến lúc lâm chung…
    Mời đọc 1 bài viết về PD của Linh Phương – một nhà thơ còn ở lại trong nước – người có bài thơ ” Để Trả Lời Môt Câu Hỏi ” đã đươc nhac sĩ PD phổ thành ca khúc ” Kỷ Vật Cho Em ” qua tiếng hát Thái Thanh thu đĩa lần đầu vào thập niên 70. Bài hát đã đươc đón nhận nồng nhiệt khi giàn trải về môt tình yêu bi thương trong cuôc chiến.

    http://my.opera.com/hoadongphuong/blog/2013/01/28/l

    Không ca tụng thăng hoa, cũng như không nhân danh Thương Đế để phán xét một người. Xin trả lại mọi xấu, tốt, hay, dở rất riêng tư cho người đã mãi mãi thiên thu…
    Cầu chúc siêu thoát cho người ra đi, và an lành cho người ở lại..

    Like

  25. Phải gặp và thân thiết với Nhạc Sỹ Phạm Duy thì mới hiểu đc con người ông. Còn miệng lưỡi thế gian, mờ mờ ảo ảo. Không biết thật hay giả.

    Like

  26. Becky says:

    Vài cảm nghĩ:
    1. Ai có thể đánh giá Phạm Duy
    -Lịch sử
    (100 năm sau nhạc PD vẫn còn mà người khen chê thì mất tăm tích).
    2. Truyện Kiều là đại tác phẩm Văn Học VN.
    Nếu Nguyễn Du không vào ra chốn thanh lâu thì sẽ không có truyện Kiều.
    3. Về Trần Vấn Lệ, cách đây hơn 10 năm, đọc bài thơ xuôi ” Nữa Thiên Tình Sử ” của ông viết về câu chuyện Giai Nhân và chàng sư tử, câu chuyện chưa kết thúc sau cuộc hôn nhân và hai người cùng sống trong hạnh phúc thì điều gì sẽ xãy ra?
    Mình rất thích nên có viết tiếp một đoạn sau cuộc hôn nhân nhưng cũng chưa viết xong đoạn kết, có hẹn sẽ viết tiếp sau 10 năm.
    Lúc đó cứ nghĩ TVL là một cô, sau mới biết là một nam nhân.
    Bây giờ lại thấy ông can đãm xin lỗi, mới biết tuy ông sâu sắc nhưng cũng vấp sai lầm, làm lỗi và xin lỗi thì cũng không thể hết lỗi, vì có biết bao hệ lụy do sự nông cạn của mình gây ra.
    Nhưng dù sao biết lỗi vẫn tốt hơn, là suốt đời không thay đổi dù sai xấu.
    4. Trong BELIEVE có mầm LIE nên cần suy nghĩ cho chín chắn trước khi tin.
    Cẩn thận khi đánh giá người khác khi mình không phải là người đó.
    và xem mình có đủ tư cách dể làm công tác phê phán hay không?

    Tóm lại để cảm nhận đúng, đôi khi im lặng là cần thiết.
    Hãy để nhạc PD tự nó nói lên con người của nhạc sĩ .
    Chào kính
    Becky

    Like

  27. Gia lum lon says:

    Từ hùi anh Linh/Htc/Jenny/Bidong “cầu chúc” NL thành CEO của NV, để mang ra IPO, ace xóm nhà lá sẽ mua stocks, may ra hời to, mua nhà 6 phong ngủ 4 nhà xe, cổng điện với bảo vệ, cùng chung dãy phố. NL trốn tiêu luôn, hay là đang bận rộn coi kiểu nhà và tìm khu phố?

    Like

    • Cựu lính KQVNCH says:

      Mấy hôm nay cô new CEO bận rộn họp hành chuyển hoán nhân sự. Tiếng Anh gọi là reorg đó GLL. 🙂

      Mà hổng chừng cổ đang tìm nhà như GLL nói, vì thấy báo đăng nhà bán ở OC đắt như tôm tươi, nên phải mua lẹ lẹ kẻo hết. 🙂

      Like

  28. LangBiangthekid says:

    Mình thích cách cách suy nghĩ của phần lớn chúng ta : ” Hãy nói điều tốt về người đã khuất hoặc không nói gì cả.”
    Cả quãng đời thơ bé của mình đã không ít lần được ru bằng những ca khúc phát ra từ dàn máy Akai của ba mình; người yêu thích nhạc Phạm Duy một cách cuồng nhiệt. Và biết đâu chừng, không ít những ca từ và giai điệu của ông hình thành nên trong mình một cái nhìn thật trân trọng về dòng nhạc tự tình quê hương trước 1975.
    Mình chưa tròn 12 tuổi khi biến cố 1975 ập đến, và bi chừ là một lão già… “năm choạc” với hơn hai năm sống trên đất Mỹ. Hôm nay nhớ lại những năm tháng cầm máy ghi hình dọc ngang các miền đất nước bỗng dưng mình thèm nghe danh ca Lệ Thu hát ” TÌNH HOÀI HƯƠNG ” quá chừng…
    Với mình nhạc sỹ Phạm Duy ra đi như ‘ Sự băng hà của một vì vua”… Vua nhạc tình.

    Like

  29. Độc-giả Texas says:

    Chúc NL, Sư phụ và Quý vị buổi tối thứ sáu êm đềm

    Like

  30. Độc-giả Texas says:

    Quý vị ơi
    hôm nay cuối tuần rồi. Nhớ hồi xưa mình hay có “Tám Cuối Tuần” hông ?
    Mình nói đủ chuyện trên trời dưới đât, rồi recipes này món ăn nọ … mà không sợ lạc đề. Cũng vui phải không ? Ngao thì chẳng có bao giờ biết bàn cái chuyện nấu nướng nên cứ im re.
    Chúc NL, Sư phụ và Quý Vị vui nhe

    Like

    • Van Nguyen says:

      Cuối tuần này chắc còn có hai anh em mình trực blog! hehehe!

      Like

      • Bidong says:

        @Hến và Ngao: ráng trực blog đi, ngày mai tui đi họp chợ còm, tui xin cô giáo và sẽ gửi fax cho mỗi bạn 1 miếng bánh chưng & dưa món! 😛
        @Ông Lính: ham vui rồi bỏ bạn còm á! j/k Chúc đi chơi thắng lớn, về nhớ chia với nha! 🙂

        Like

        • Van Nguyen says:

          Dưa món được rầu, bánh chưng em mới gói 6 cái, ăn chắc tới năm sau cũng chưa hết! hahahah!
          Phải thọ giáo chị Nhà chỉ cách gói bánh sao cho nó vuông vức mới được, em gói sao mà vuông không ra vuông, tròn không ra tròn, nhìn giống như miếng chả chiên vậy á! heheheh!

          Like

          • Bidong says:

            Phải đóng khuôn, thấy bài nói về nhà thờ gói bánh chưng, có hình mấy cái khuôn đó. Còn làm sao đóng thì hỏng biết! 🙂

            Like

            • Độc-giả Texas says:

              @Chị Bidong
              Nếu mình mua cái hộp giống như tupperware hình vuông được hông ?
              Ngao chỉ thắc mắc thôi chị.
              Chắc là Ngao lại làm NL cười muốn lộn ruột nữa rồi. he he!

              Like

              • Bidong says:

                Cái này chắc phải hỏi “thầy” CN mới được đó, vì B. chưa bao giờ gói, mà chỉ biết ăn bánh chưng thôi! 🙂

                Like

      • Độc-giả Texas says:

        @ Hến
        chắc bà con mình đi chợ Tết rồi.

        @ Chị Bidong
        A handshake to nam còm -sĩ và a big hug to nữ còm sĩ dùm Ngao nhe chị.
        Love to everyone!

        Like

  31. Van Nguyen says:

    Hello bà con! heheheh!
    ‘Một con người nhiều huyền thoại’, mà chắc phải chờ đến huyền thoại… một chiều mưa thì mình mới được sang ngang, ủa hổng phải, sang bài mới! hahaha!

    Like

  32. Cựu lính KQVNCH says:

    Bà con họp mặt vui vẻ nha. Tưởng mưa gió bão bùng thì ở nhà nhưng cuối tuần này thời tiết đẹp quá nên hổng đi chơi cũng tiếc. Nghe anh HTC tui sẽ góp vài bóng đèn thôi, để dành dough mua stock báo NV có lý hơn. 🙂

    Tình thiệt đi chơi mà lòng xốn xang lắm. Hổng biết “ai đó” cho tui rain check hông nữa. 🙂

    Like

  33. Bidong says:

    Xin mời mọi người đọc bài mới của cô giáo. Một lần nữa xin tưởng niệm nhạc sĩ Phạm Duy.
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161291&zoneid=3#.UQ1x5PIT82c

    Like

  34. Đoan says:

    @Ngao, Bidong
    nghe 2 người thắc mắc, mà phải bật cười. Muốn có khuôn, phải ra home depot hay lowe mua gỗ về đóng khuôn, hay order từ VN :P, đơn giản như đang giỡn dzị đó.Ngày mai đưa ông táo rồi đó, có ai nhớ không?

    Like

  35. Đoan says:

    phải dùng cái muỗng nhận kỹ 4 góc, gói nhiều lá 1 chút, chắc ăn nhất là dùng giấy bạc cover lại mới mong không đổ ruột.. Thật ra, làm cái gì cũng phải quen tay và kinh nghiệm Vân à, thấy chị nhà gói chừng ấy bánh 1 lần, đủ biết chị ấy “nhuyễn” chừng nào.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Năm tới làm bảo đảm sẽ thành công…hơn năm nay! hehehe!
      Em gói 6 cái, mà hết 3 cái bị ‘đổ ruột’, không đổ nhiều, vừa đủ ngáp ngáp! hahahah!
      Em xào nếp với nước cốt dừa nên ngon lắm, cái bánh chưng nặng một ký sáu mà sáng giờ mình em ăn hết 3/8 cái! 😛 😛 😛 Bây giờ kiếm người để cho bớt!

      Like

  36. Đoan says:

    Ông táo nhà D không ăn chè ..Chỉ ăn Asian pear

    Like

  37. Đoan says:

    Hồi còn ở VN, D cúng ông Táo cũng chỉ có hương , hoa và trái cây, không có “thèo lèo , cứt chuột” gì hết đó..Bây giờ, hình như lại đơn giản hơn nữa, tại vì nền kinh tế eo sèo….

    Like

  38. Đoan says:

    30 tết chị xin nghĩ để ở nhà gói bánh 😛

    Like

  39. Đoan says:

    không phải đâu, 30 tết là thứ 7 mà , nhưng mà cả nhà cũng phải chạy lên hãng 1 chút để ủng hộ vì hãng có tổ chức mừng xuân khoảng 1 tiếng đồng hồ.
    Tiện thể, cho D nhắn Tino hay qúy vị nào ở Austin, thứ bảy 9 tháng 2, từ 10-11g, ghé ḷại nhà băng góc N Lamar và Braker Ln, có múa lân và tiệc trà để mừng xuân Qúy Tỵ

    Like

  40. Đoan says:

    Ai goị, TV cũng lên tiếng hết mà

    Like

  41. oc oc says:

    chao ba con co bac , hom nay moi bo len day duoc, ACM khoe het chu…

    Like

  42. oc oc says:

    chi co them 1 chu vo email address, tu 8 cang nhay sang cai hinh gi hong biet, xua in !!!

    Like

  43. Chi Nha says:

    @ Bidong , Hen , Ngao, Doan , An Lanh…cn da doi so email moi vi computer bi virus. Hom nay moi ranh mot chut day, computer chua set tieng viet rang doc nha. Se gui khuon banh chung tang Hen truoc, khi nao Bidong qua Oregon tham cn se gui Bidong mang ve tang Hen nha, vi Hen lam banh chung nhin ngon qua, Hen biet cach xep la sao cho khi cat banh chung ra , nhin nhung hat nep cua banh co mau xanh cua la chuoi that ngon , nhin banh chung cua Hen tren Facebook la biet Van la cao thu bep nuc. Se viet bai ke chuyen cach lam banh chung, cho danh dau tieng Viet se de hieu. cn moi lam them mot noi banh chung thu nam vua qua, ban ron vo cung , nhung vui.

    Like

  44. Bidong says:

    @CN: đây là link tiếng Việt. Chị ráng giữ gìn sức khoẻ để còn ăn Tết nữa nha! 🙂

    http://www.angeltech.us/viet-anywhere/

    Like

  45. Khinh bi Pham Duy says:

    Nhiều nhạc sĩ khác cũng ôm lòng thương nhớ quê hương khắc khoải và chịu chết trên xứ người không được nhìn thấy quê hương khi nhắm mắt. Họ giữ tròn khí tiết, không quỵ lụy CS, phản bội quê hương. Nếu vì lý do sợ không thấy “ngày tươi sáng của đất nước TỰ DO về với dân tộc” mà cam tâm luồn cúi kẻ thù của dân tộc là CS thì thử hỏi có xứng đáng được yêu mến không?

    Tôi nói lên điều này với tâm trạng của một người yêu thích nhạc Phạm Duy, đã sưu tầm và có trong tay tất cả những bản nhạc đã in ra và những bản nhạc được thâu trong băng, dĩa của Phạm Duy trước 1975. Tôi nói như vậy để bạn biết rằng tôi phê bình Phạm Duy không dựa theo cảm tình và đam mê tôi có với nhạc của ông. Tác phẩm và con người thường đi đôi với nhau, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Những lúc đó, người ta phải biết phân biệt thế nào là tác phẩm và thế nào là tác giả. Không phải cứ thương con thì phải yêu lấy mẹ.

    Like

  46. Becky says:

    Chiều rơi trên đường vắng, có ta rơi giữa chiều
    Hồn ta theo vạt nắng, theo làn gió đìu hiu

    Lá vàng lá vàng bay như dĩ vãng gầy buông dài bước khỏi tình phai
    Lá vàng lá vàng rơi như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối
    …………….
    Chiều tan trên đường tối có ta như rã rời
    Hồn ta như gò mối đang chờ phút đầu thai…

    Đường chiều lá rụng của Phạm Duy
    giờ này PD đã về với đất , đời người như chiếc lá,
    vô thường không là chuyện của riêng ai .

    Like

Leave a comment