Trôi nước đâu rồi trôi nước đâu

Chưa bao giờ tui thấy mình thất bại thảm hại như tối qua!

Chưa bao giờ tui thấy mình te tua tơi tả như tối qua!

Chưa bao giờ tui thấy một điều gì kinh khủng đến vậy diễn ra trước mắt tui như tối qua!

Hic

Cứ hình dung đi

Tui nhận được cái link dẫn đến cái blog nấu ăn của một nàng tên A Hến.

Ngay bài đầu tiên là chình ình một chén chè trôi nước. Có viên to tròn tròn, có viên nhỏ tròn tròn, có lớp nước dừa trắng nõn, có ít hạt mè vàng lóng lánh bên trên.

Chiều rồi, nhìn vậy là thấy thèm liền. Mặc dù có thể xin “bồ cũ” $1.75 chạy ra chè Hiển Khánh rinh một ly tương tự về nhà nhâm nhi. Nhưng chợt nghĩ đến hộp đậu xanh hấp chín có sẵn trong tủ lạnh. Mè thì vừa rang tối qua làm muối mè. Gừng cũng có sẵn dù hơi héo chút. Nửa lon nước dừa nấu thử món khoai mì cũng còn dang dở. Vậy là đủ rồi. Chỉ cần thêm bịch bột nếp nữa là thành nồi chè trôi nước mang đi khoe láng giềng. Đến rắn trùm ngao hến sò lụa khoai sắn gì tui cũng còn ăn được nữa, huống chi là nấu. Mà nấu chè trôi nước thì có gì mà ghê gớm.

Tan sở, trời giữa đông trở gió, lạnh cóng. Vậy mà tui vẫn hiên ngang sừng sững đi vô chợ Thuận Phát rinh cho được bịch bột nếp về để nấu trôi nước.

Chỉ thay được bộ suit ra là tui bắt tay vô bếp, sau khi in tờ giấy hướng dẫn của A Hến để sẵn.

Này thì xay đậu làm nhưn. Nhưng đậu lấy từ tủ đá ra, cho vô microwave hâm nóng lên, lấy muỗng tán vài nhát là nó nát như tương rồi, nên không cần xay. Cho dầu vô chảo, cho đậu tán vô, rồi thì bột súp gà, à nhà không có bột súp gà, nên thế bằng cốt súp gà, tí đường, thêm tí hành nữa cho nó có sắc xanh.

Mà thiệt tình là sao có tí đậu mà xào gì mỏi tay thấy bà nội 😦

Để đậu sang bên chờ nguội, thì cho đường vào nồi để thắng. A Hến không có nói cho nước vô để thắng đường. Nhưng tui thông minh, nghĩ, không đổ nước vô nó thành nước màu thì sao. Thế là quánh luôn nửa nồi nước. Đường tan, nêm thử, lạt nhách. Phải cho thêm đường, rồi gừng, tí muối, như A Hến nói. Đậy nắp lại để lửa nhỏ 20 phút cho nó hơi đặc lại.

Rồi đến nhồi bột. A Hến kêu nước hơi nóng. Như vậy chắc không phải là nước sôi. Hơi nóng là thò tay vô không bị phỏng.

A Hến nói 450 gr bột thì 450 ml nước nóng. Bịch bột tui họ bán ăn gian có 400 gr à, thì tui nghĩ là 400 ml nước. Chế cái tỏn hết nước vô bột. Từ cha sanh mẹ đẻ đến giờ tui chưa bao giờ làm bánh gì mà nhồi bột, ngoại trừ coi má tui nhồi bột làm bánh bột lọc. Mà đó là bột năng. Còn cái đám bột nếp này thì nhìn nó sao sao á!

A Hến kêu nhồi chừng 5 phút thấy nó mịn thì để cho nó ngủ thêm 10 phút hãy kêu dậy. Tui trộn tới trôn lui 5 phút, mỏi tay thấy bà cố, mà bột cứ như thế nào, không có mịn, mà cũng không có thành một khối. Tui nghĩ chắc nó hơi khô. Tui lén lén thêm tí tẹo nước nữa vô.

Ui trời, vừa chế tí nước vô thì nhìn nó như đám hồ hồi xưa tui thấy người ta trộn để xây nhà tui vậy, lúc tất cả chưa quyện vào nhau. Nước nó chảy te ra, trắng bóc. Tui hãi quá, trút bớt cái đám nước đó đổ đi. Tui đứng ngó cái thau. Nhồi nhồi thử, sau nó bét nhẹt vậy nè? Hay là tại nó chưa ngủ? Thôi kệ. Để đó. Tui đi bắt nồi nước luộc bột và chuẩn bị sẵn luôn thau nước lạnh.

Xẹt qua xẹt lại cũng 10 phút trôi qua. Tui vò được 10 cục nhưn nhỏ như trái chanh đèo.

Tui mang thau bột đến. Thò tay ngắt một cục. Vo tròn thử. Không được. Nó nhẽo nhoét.

Thôi rồi. Đi  mua thêm bột mới được. Mới có 9 giờ tối. Chợ Á Đông mở cửa đến 11 giờ lận. Mọi thứ đã sẵn sàng, chẳng lẽ bỏ ngang!

Mang được  bịch bột về nhà tui mở lại lửa cho nồi nước sôi lên. Chế miếng bột khô vào cái thau bột có sẵn, nhồi tới nhồi lui, cũng thấy nó không có ổn. Hay là bột nếp nó như thế?

Tui nhéo ra một cục, bằng trái chanh đèo. A Hến nói bột vỏ bằng cục nhưn. Vậy là đúng rồi. Tui vo tròn cục bột trên tay, rồi ấn một lỗ, cho cục nhưn vô, túm nó lại.

Cha mẹ ơi! Cái gì vậy trời. Tất cả nó tét bét trong tay tui. Cục nhưn vỡ nát. Cục bột chảy ra. Tui hãi quá. Tui túm tay tui lại lần nữa. Rồi mở ra từ từ.

Cứ hình dung khi mình cầm cái bánh men mà tay bị ướt bóp lại mở ra như thế nào thì bây giờ cục trôi nước trong tay tui là như thế ấy. Mà nó cứ dính chặt vào tay tui. Bột nhưn lẫn lộn.

Tui tháo cái đống bầy nhầy đó bỏ xuống. Tui nắn cục khác. Không gì khả quan hơn.

Hay là tại nhưn?

Tui vô một cục bột nhỏ làm viên ỷ thả vô nồi nước sôi. Mà sao nó chẳng có tròn. Nó cứ chảy chảy ra kiểu gì á! Không cục nào giống cục nào hết.

Tui cố làm thử một lần nữa. Ngắt cục bột. Vo tròn thật tròn trên tay, rồi banh banh nó ra để cục nhưn lên. Nó tét lét chỗ này. Tui túm miếng bột trám vô. Nó lòi hèm chỗ kia, tui lại túm thêm miếng bột trám vô. Tui trám một hồi cái cục trong tay tui bự bằng trái cam! Nhưng mà kệ đi. Dù nó không thể tròn vo, nhưng nó cũng thành một cục coi như tròn. Thả nó vô nồi nước sôi.

Tui đứng tui vò, tui trám như vậy được tổng cộng 4 cục thành hình, dù có bự như trái cam hay cái chén.  Còn lại là một đống bột nhưn lẫn lộn.

Thằng Bi bước ra nhìn, “Mẹ làm gì vậy?” – Nấu chè trôi nước.

Nó đưa mắt nhìn cái thau trông như thau cám heo. Rồi nhìn tui. Nó nheo mắt, miệng cười cười, đầu lắc lắc, “Mẹ nói mẹ sẽ thi MasterChef, vậy mà mẹ làm vậy sao mẹ! Con thất vọng quá!” Rồi ảnh bỏ chạy. Tí sau nó lại chạy đến lặp lại như vậy.

Tui nhìn mấy cục trôi nước lều bều trong nồi nước đường. Nhìn thau cám heo. Thôi kệ, bỏ đi đâu. Tui đứng vò luôn. Trôi nước có nhưn nằm ngoài vỏ, thả vô luộc. Tui lại nhìn những cục người ta vẫn gọi là ỷ mà lòng buồn hiu hắt.

Tui ăn làm sao, nuốt làm sao cho hết cái đống này đây! Nhìn thấy còn 3 cục nhưn nguyên, tui thảy một cái vô họng. Trời ạ. Nó nghẹn, trào nước mắt.

Chiều nay, khi đang gõ những dòng này, tui nhận được email vỏn vẹn mấy chữ, “trời, làm chè trôi nước mà làm sao có thể hư!

 

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Cõi nhân gian, Tưng tửng. Bookmark the permalink.

444 Responses to Trôi nước đâu rồi trôi nước đâu

  1. ốc đảo says:

    @ chị Lụa
    Trước khi có lời cám ơn, cho ốc ken được ” trách” chị một câu: Hôm chị gặp ” phái đoàn nhà còm” ở PLT, chị làm ” lơ ” nên không ai được biết chị, uổng quá chừng!
    Rồi, giờ cho ốc ken cám ơn chị đã nói lên suy nghĩ về ốc ken và các bạn còm của NL’s blog. Nói đúng ra những gì ốc ken viết cho ESL101, chỉ là suy nghĩ của cá nhân ốc ken thôi, không thay mặt cho ai hay có ẩn ý gì hết.
    Ốc ken luôn tâm niệm là 4 biển là một nhà, thêm bạn bớt thù thì cuộc sống sẽ dễ thở hơn. Cho nên chị Lụa hay bất cứ ai đến nơi này, ốc ken đều muốn được thấy sự ở lại hay trở lại thường xuyên hơn, vì ốc ken biết một điều ” học thầy không tầy học bạn”, nên những kiến thức, những sự hiểu biết của các bạn đều là kho tàng vô giá cho ốc ken học hỏi.
    Khi chị viết ” có cảm giác như mình không được welcome ” thì rất đúng, vì chính ốc ken cũng có cảm giác như vậy trong những ngày đầu mới tham gia NL’s Blog, nhưng rồi dần dần ốc ken nghiện nó hồi nào cũng chẳng hay.
    Một nhóm bạn còm chị Lụa thường thấy ở trong blog, thật ra chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm dưới nước mới là phần quang trọng nhất, nó hổ trợ cho NL’s blog mạnh mẽ nhất đó.
    Xin chị cứ coi đây là gia đình chung, có buồn có vui gì thì mời chị san sẻ. Rồi cảm giác ” không được welcome ” sẽ mất dần thôi chị ơi!
    À, xin được lan man ngoài luồng tí tẹo, lần đầu tiên được thấy nick ‘ Lụa” của chị, ốc ken liên tưởng đến 1 câu thơ của thi sĩ BBL “êm đềm sóng lụa trôi trên lúa”, định nói cho chị nghe đến cảm giác êm như nhung mềm như lụa, nhưng mãi đến bây giờ mới có dịp.
    Chúc chị vui.
    ốc ken

    Like

    • Van Nguyen says:

      ‘Chị Lụa đừng có lo, giống như ÔC dị nè, mới vô blog cũng cảm thấy mình không được welcome, vô riết rồi sẽ thấy …cũng hổng ai welcome mình luôn!’ heheheh!

      Like

      • ốc đảo says:

        @ Mây
        Ai mượn mà lấy kim may bao hay lấy nĩa thọt vào vết thương lòng của tui dị ? Tui phải đi kiếm cái gì mà bén và nhọn hơn mới được…

        Like

  2. Kim says:

    Đọc mà mắc cười quá :)))

    Like

    • ốc đảo says:

      @ TB Ngao
      Kim là người mới phải không ông? Tui đầu óc dạo nay mù mờ quá, ông giở từ điển NL’s ra dò lại giùm tui chút coi.
      @ Kim
      Xin lỗi nếu ốc ken không nhớ Kim đã có mặt ở nơi này rồi hay chưa nha!
      Nếu là người mới, Ken xin thay mặt ACE welcome. Nếu rồi, cũng xin welcome lần nữa….
      À, Kim ” Đọc mà mắc cười quá ))” chuyện gì vậy?

      Like

      • Van Nguyen says:

        Tui đầu óc dạo nay mù mờ quá–> Bộ dạo này mới mù mờ hả! hahahah!
        Mắc cười chắc tại ÔC nói nhiều quá! hehehhe!

        Like

        • ốc đảo says:

          @ Mây
          tui quay đi quay lại tui kiếm đồng minh của tui, mà không hiểu bỏ đi ” xuất giá ” hêt hay sao mà thây tui thọ nạn, không một ai doái hoài thương hại hết vậy ta!!!
          Ham tiền đi làm bỏ blog không có người trực ! Mà khi trực blog thì phải nói, chả lẽ nín thinh. Khi nói thì lại mang tiếng nói nhiều. Chưa biết ai nói nhiều hơn ai nha!
          Hừ, sao mà tui cô đơn dữ vậy nè….

          Like

      • Độc-giả Texs says:

        @ Ốc
        Nếu Ngao nhớ không lầm thì Kim có ghé một vài lần rồi.

        Like

      • Kim says:

        Cám ơn mọi người nhắc tới Kim. Gọi Kim là người mới hay cũ đều đúng ạ. Mới là vì đây là lầ thứ 2 Kim vào “còm” (trí nhớ của anh Ngao tốt ghê ý :). Nhưng tuy mới mà cũ vì dù không ý kiến ý cò gì nhưng ngày nào Kim cũng chay vô đây coi nhà chị Lan có gì mới hông đặng đọc ké 🙂
        Rất vui được biết bà con cô bác anh chị em ở đây ạ

        Like

  3. LỤA says:

    @Ốc
    Trời lơ cao vút không buông gió
    Đồng cỏ cào phô cánh lược hồng
    Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa
    Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng

    Cám ơn Ốc Ken. Chắc Ốc cũng thích thơ lắm phải không ?
    Hôm bữa gặp ở PLT Lụa cũng muốn xông vào lắm chứ, nhưng ngó toàn là cao thủ không à nên rét quá bèn nhè nhẹ rút êm 🙂
    Nếu vậy nếu có lần nào gặp lại thì cho bắt chước Bidong thụi Ốc vài cái để Lụa tạ lỗi nhé 🙂
    Lụa hết giờ làm rồi sửa soạn chạy, chúc Ốc cuối tuần hạnh phúc với gia đình .

    Like

    • Bidong says:

      @Lụa: bắt chước kiểu đó chắc có ngày vai Ốc xệ quá! 🙂

      Like

    • Van Nguyen says:

      nhưng ngó toàn là cao thủ không à. Mấy ‘thủ’ khác thì Hến không phản đối, nhưng ‘thủ ỐC’ thì hình như có ‘mười tấc cao’ mà ta, nhờ cô giáo cho thêm 10 phân nên lên được thước mốt!
      ‘Vai năm tấc rộng người mười tấc cao’!

      Like

    • ốc đảo says:

      @ Chị Lụa
      hề hề, hình như thơ thích ốc ken, chứ ốc ken không thích thơ 1 tí nào hết.
      Trong bài thơ ” Trưa hè” của BBL, ốc ken thích nhất câu ” Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa'” thôi, vì trong câu thơ không đề cập đến gió, nhưng mình lại được “nghe” và “nhìn” thấy tiếng gió thổi vi vu, lùa nhẹ trên cánh đồng lúa đang thì con gái, bồng bềnh trôi nhìn vui vui mắt. Tài tình quá!
      Nhưng cũng trong đoạn thơ đó, câu đầu lại phá hỏng toàn bộ bài thơ, vì sự vô lý một cách tức cười.
      Đang khi không ” Trời lơ cao vút không buông gió” , thì lấy gió ở đâu ra để làm cho sóng lụa trên lúa trôi được?
      Hay là ốc ken chẻ sợi tóc ra làm 8?
      Đừng có bắt chước chị Bidong nha, vai ốc ken còn xệ, hông còn đau nè….

      Like

      • Van Nguyen says:

        Đang khi không ” Trời lơ cao vút không buông gió” , thì lấy gió ở đâu ra để làm cho sóng lụa trên lúa trôi được?. Vậy là cụ ÔC chưa gặp…cao thủ rồi!
        Hồi đó tui may trên shop may, bà chủ của tui có tướng đi như …vũ bão, đến nổi tui phải nói, ‘Nếu như cô N. cứ đi tới đi lui như vậy thì con khỏi cần mở quạt máy!’ 😛 😛 😛

        Like

  4. LỤA says:

    Quay lại chào Hến, người bàn loạn số một hài hước 🙂
    Thôi Lụa dông đây, chúc cuối tuần vui nha Hến .

    Like

    • Van Nguyen says:

      Hehehe! Sao chị Lụa làm trễ vậy, Hến đến 3 giờ là ngồi hết nổi, cho nên nếu có làm thêm thì cũng…đứng không hà! heheh!

      Like

    • Van Nguyen says:

      Bàn loạn cũng chưa sao, chừng nào bỏ blog 3, 4 tuần lo nhai sách mới là có sao! hehehe!

      Like

      • ốc đảo says:

        @ Mây
        tui nghe nói mới có 7 giờ sáng là có người chộn rộn rủa cái đồng hồ sao mà chạy chậm rồi mà…
        Nhai sách còn đỡ, có người nhai Chu Mông hay Dông Di kèm thêm cháo, bánh, heo quay , giò cháo quẩy …quanh năm suốt tháng không mỏi miệng đó chớ….
        Sao với lại trăng!

        Like

  5. Bidong says:

    @Hến: có lẽ đã nuốt hết nồi trôi nước rồi hay sao vậy? j/k 🙂

    Like

    • ốc đảo says:

      @ Chị Bidong
      ai mà bản lãnh quá vậy chị? Nồi trôi nước do Chị Nhà phát thưởng, ốc ken ũng chưa dám lấy. Chờ cô giáo để nó lên men, thành rượu trôi nước, lúc đó vừa có chè, vừa cháo vừa rượu, cháp thứ gì cũng được hết…

      Like

    • ngoclan says:

      Mấy người này thiệt là tình nghen 🙂
      Chiều nay có tiệc trong công ty, vợ ông CEO nhìn quanh rồi hỏi, ủa sao không có chè trôi nước hả?
      Chịu đời nổi không 🙂

      Like

  6. Đoan says:

    Lúc trước, giàn ná của D . không “trị” được GLL và Trùm sò, nay còn có thêm GLC và HTC nữa, thôi đành để nhện giăng 😦

    Like

  7. Đoan says:

    @Ốc,
    Vui q́ua, nên chừ bịnh rồi nè, tắt tiếng luôn 😛

    Like

  8. Già lụm lon says:

    @TV
    Cám ơn nhiều, cảm động, (sic) tuy là chưa có dịp gặp NL 😛

    Like

  9. HTC says:

    Cái gì không biết chứ, thấy có người đãi canh chua cá mú, phở xe lửa, chè cháo, úi chu choa ơi, nhất định tui phải hùn cái miệng mới được, hềhề

    Like

    • ngoclan says:

      đọc ba chớp ba nhát tưởng đâu là “tui phải hun cái miệng mới được” nên định mở hình hôm diễn hành Tết ra coi có HTC và Ốc không, hahaha, j/k

      Like

      • ESL101 says:

        *đưa ngón tay lên hỏi NL và bịt mắt tất cả còm sĩ khác (: ESL thường nghe là ba chớp ba nhoáng , NL thì viết lả nhát . Van ưa viết rầu rầu theo âm hưởng miệt vườn , nghe cũng dzui tai nhưng bị trừ điểm khi viết chính tả là cái chắc.
        Nhoáng hay nhát ?
        Cám ơn và chủc 1 tuần lễ vui vẻ nắng đẹp ở OC .

        Like

        • Van Nguyen says:

          ‘ba chớp ba nhoáng’ thì đúng hơn (yahoo nói vậy!). Chắc cô giáo hay bị ma ÔC nhát nên đổi thành chữ ‘nhát’! hahahah!

          Like

          • ESL101 says:

            T7 ngồi nghe nhạc một mình (LP) , vừa chấm bài vở.
            Phát lại bài chính tả của Van 9/10 viết sai trái đất , s/b trái Đất .

            Chị Đoan , “tiền chẵn để giành lụm xoàn.” dành lụm . Có phải chị Đoan muốn viết dành nhưng ngón tay giành viết .. ? 🙂

            #Van, câu hỏi nhóang nhát, ESL hỏi riêng NL, sao Van đọc được ? ;D

            *mệt mệt, đi Dim Sum, sau là shopping vui hơn .

            Like

          • Già lụm lon says:

            No, NL cố ‘ viet ba chớp ba nhác, chữ “nhác” nay theo dân gian thơi nay, bao hàm nhiêu nghĩa bóng hơn.
            Ngôn ngữ ddu*ng nên quá từ chương,tu*` chuơng là con dao giết lòng sáng tạo 😛

            Like

      • HTC says:

        Hề hề, hú hồn

        Like

      • ốc đảo says:

        @ Cô giáo
        trời ơi là trời !

        Like

  10. LỤA says:

    @Già lụm lon
    (“Đồng ‘y với Lụa, toàn cao thủ nên tui vói Hến đêu phải né, đâu phải mình Lụa đâu”)
    GLL cũng là “súp bờ sì ta Hàn Quốc” đấy chứ 🙂

    @Bidong
    (Lụa: bắt chước kiểu đó chắc có ngày vai Ốc xệ quá!)
    Có một bên xệ à Bi, cho Lụa phụ tay cho 2 vai xệ cân xứng 🙂

    @Ngao
    Cám ơn Ngao đã khích lệ chí khí còm sĩ mới 🙂

    @Chi Nha
    (Riêng tặng Lụa bài hát Áo Lụa Vàng….)
    Cám ơn Chi Nha, hôm bữa Lụa có thấy hình chị đang ngồi bên bàn bánh chưng, nét mặt phúc hậu dịu dàng sáng như trăng rằm, chị dễ thương quá .

    @ Ốc Đảo
    (Đang khi không ” Trời lơ cao vút không buông gió” , thì lấy gió ở đâu ra để làm cho sóng lụa trên lúa trôi được?)
    Ơ vậy chắc Lụa nghĩ sai rồi, cứ tưởng sóng đây là do nắng chứ không phải gió, là bài thơ “Trưa Hè” có ý diễn tả nắng nóng lắm, mà nắng ngay trưa chói chang trên cánh đồng lúa ngút ngàn thì mắt mình nhìn xa xa thấy như sóng lụa?

    @Các bạn quí, cám ơn các bạn đã “queo còm” Lụa (muốn dán cái mặt người có con mắt chớp chớp với 2 má đỏ choét vì cảm động mà chẳng biết cách làm, thôi các bạn chịu khó tưởng tượng dùm Lụa vậy)
    Chúc mọi người ngủ ngon mơ giấc mộng dài, đừng bị ai lay nhé cuộc đời chung quanh 🙂

    Like

    • Bidong says:

      Xin chuyển cho Lụa website dưới đây, của TS cung cấp lâu lắm rồi. Chúc ngủ cong cẳng! 🙂

      http://codex.wordpress.org/Using_Smilies

      Like

    • ốc đảo says:

      @ Chị Lụa
      chị nói đúng, bài Trưa Hè diễn tả cảnh oi bức của buổi trưa hè ở thôn quê. Lần đầu tiên ốc đọc bài này trong Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, ốc cũng có cùng ý nghĩ với chị là BBL muốn”vẽ” lại cảnh sóng nắng trên cánh đồng lúa bao la bát ngát.
      Nhưng sau khi tận mắt được ngắm nhìn đồng lúa đang chịu đựng cái nóng nung người khi trời đứng gió của mùa hè dữ dội của quê ốc, thì ý tưởng về “sóng nắng trên cánh đồng làng” trong bài thơ đó biến mất.
      Nên ốc nghĩ có thể BBL muốn miêu tả về cơn gió rì rào trên cánh đồng, tạo thành một tấm lụa xanh đang ” êm đềm” trôi trên ruộng lúa.
      Vì sao ốc biết đó là tấm lụa xanh? À, vì mùa gặt của vụ lúa chiêm ở quê ốc vào cuối tháng sáu, khi lúa đã chín vàng mơ. Thời điểm nóng nhất của mùa hè là vào tháng sáu, tháng bảy. Khi đó học trò đã chia tay với ve sầu, tạm biệt với mùa phượng nở rồi thì làm sao mà “…Trường học làng kia tiếng trống vào ” cho được. Và khi ruộng lúa đã gặt xong, học trò không còn đến trường lớp thì lụa ở đâu ra nữa để trôi trên lúa nữa hén! Chỉ có thể là gió đùa rì rào với lúa còn đang xanh thôi.
      Mà thôi, nói đến thơ là nói đến một cái gì mông lung kỳ bí, ai muốn hiểu sao cũng được, miễn sao sau khi đọc bài thơ nào mà mình cảm thấy một cái gì nó làm mình lâng lâng, thì bài thơ đó mình sẽ không bao giờ quên được.
      Bàn lung tung với chị Lụa về thơ, vì ốc ken đoán được chị là một người yêu thơ và hiểu biết về thơ rành rẽ, mong chị ngứa mắt mà chỉ cho ốc một đôi điều

      Like

      • ngoclan says:

        Nè, để “chỉ cho ốc một đôi điều” khi làm cho người ta đọc còm phải “ngứa mắt” là đi mua cho người ta chai thuốc nhỏ mắt!
        hehehe, mà công nhận Ốc bàn thơ hay ghê, đọc xong thấy ngứa mắt thiệt, hahahahaha

        Like

      • Van Nguyen says:

        Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
        Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
        Để tâm hồn….treo ngược trên cành cây…

        Mà đã treo ngược thì làm sao hông mông lung kỳ dị, ủa quên kỳ bí!
        heheheh!

        Like

  11. Kim says:

    Cám ơn mọi người nhắc tới Kim. Gọi Kim là người mới hay cũ đều đúng ạ. Mới là vì đây là lần thứ 2 Kim vào “còm” (trí nhớ của anh Ngao tốt ghê ý :). Nhưng tuy mới mà cũ vì dù không ý kiến ý cò gì nhưng ngày nào Kim cũng chay vô đây coi nhà chị Lan có gì mới hông đặng đọc ké 🙂
    Rất vui được biết bà con cô bác anh chị em ở đây ạ

    Like

    • NgocLan says:

      Chắc kiếm thêm người nào đặt cho nick name “Chỉ” nữa để NL’s blog có đủ Kim Chỉ Lụa 🙂
      À, Kim có mặt ở đây 4 lần chứ không phải 2 đâu á 🙂

      Like

    • Độc-giả Texas says:

      @ Kim
      Nhà này giỡn dữ lắm! Như đã viết cho chị Lụa ở trên, Kim cũng đừng chấp nhất gì ai hết nhe. Mong gặp Kim thường xuyên hơn !

      @ Chúc NL, Sư phụ, và toàn thể quý vị ngày thứ bảy thật vui

      Like

    • Chi Nha says:

      @ Kim mến, cn thương nhất 2 chữ ” ạ ” của Kim trong đoạn viết cám ơn. Vẫn còn tết Quý Tỵ tháng giêng ? cn sẽ lìxì Kim vì Kim có đến 2 chữ ” ạ ” . Thiếu nợ lìxì nha Kim, khi nào gặp cn nhớ nhắc tì lìxì nha. Hẹn gặp Đại Hội Còm mùa tháng 7 , July 4, 5 , 6, 7..? tùy theo ý kiến của Ngọc Lan hay Bidong xin ” kiến nghị ” ?

      Like

  12. ốc đảo says:

    đâu cần đâu! Nên đặt cho cái họ Lê là đủ rồi.
    Lê kim chỉ…
    hề hề

    Like

  13. Đoan says:

    Đọc bài Trôi nước đâu rồi của cô gíao cười quá cỡ,miệng chắc cũng toét tới mang tai, nên viên trôi nước bằng trái cam chạy tọt vào cổ họng, tắt tiếng :(, thôi, chào buổi sáng cả nhà, TV chuẩn bị đi làm đây, kiếm tiền lẽ mua thuốc ho, tiền chẵn để giành lụm xoàn..hehe..

    Like

  14. Bidong says:

    Hôm nay tui đi Bolsa, có ai gửi gì không? j/k
    Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ. 🙂

    Like

    • Van Nguyen says:

      Gì kỳ dạ, thay vì phải hòi ‘ai mua gì hông’ chớ! heheheh!
      Mua dùm em chén chè trôi nước nào mà viên bự như trái cam, nhưn nằm ngoài bột nằm trong á! 😛 😛 😛

      Like

  15. Già lụm lon says:

    Gởi vài tiếng hoan hô đả đảo

    Like

  16. Van Nguyen says:

    Tui xin báo cáo với người trù ẻo tui là tui làm bánh bột lọc gói được rồi á!
    Tui kết hợp ý kiến giữa hai ông thầy là thầy internet và thầy ‘Má’, kết quả là bánh ngon không thể tưởng, (tui thấy vậy!), chỉ có điều là tui mới gói lần đầu nên bánh chưa đẹp! hehehe!

    Like

    • Bang Bang says:

      @ Hến
      Bánh lá ” lịch sự “, nhưng mất thời gian hơn.
      Chừng nào… muốn …. express thì… a thần phù … làm giống chị HDJ. Vì bánh bôt loc ” trần ” ăn với nước mắm ngon có ớt xanh dầm, cũng … tới lắm!

      Like

      • Bang Bang says:

        Lỗi Typo: ớt xanh dằm

        Like

      • Van Nguyen says:

        Bánh bột lọc trần ăn ngon lắm chị, má em hay làm nên em biết. Nhưng chắc cái ‘bàn tay năm ngón em vẫn…kêu la’ của em nó có vấn đề hay sao mà em bắt bánh là nó lủng, đến khi luộc thì nhưn đi đường nhưn, bột đi đường bột nên em nản quá. Mà nhà em có mình em ăn loại bánh này nên em gói cũng không mệt, chứ đông người ăn thì làm mệt lắm á! hehehe!
        Mà chị nói đúng, ăn bánh bột lọc kén loại ớt, phải ớt xanh cay ăn mới ngon, chứ ớt đỏ hay ớt hiểm là thấy thua liền chị hé! 😛 😛 😛

        Like

  17. HTC says:

    Bi, đi Bolsa, có ghé nhậu không? Hehe

    Like

  18. Lụa says:

    @Ốc ken (Bàn lung tung với chị Lụa về thơ, vì ốc ken đoán được chị là một người yêu thơ và hiểu biết về thơ rành rẽ, mong chị ngứa mắt mà chỉ cho ốc một đôi điều)
    Thành khẩn tự thú là từ hồi nào tới giờ Lụa chỉ hiểu thơ theo kiểu hời hợt bề mặt, chứ không chịu khó nghiền ngẫm tỉ mỉ từng chữ từng câu sâu xa như Ốc vậy đâu. Hết xẩy! Làm Lụa sáng mắt luôn 🙂

    Hèn chi dòm hình nào cũng thấy Ốc đang suy tư!
    Chắc lúc nào hưỡn hưỡn Lụa xin phép đem mấy câu thơ mà Lụa chưa hiểu rõ ra thỉnh ý Ốc nhen, vì duới con mắt mổ xẻ tách bạch của Ốc chắc chắn là có rất nhiều ý tưởng lạ lùng và thích thú lắm đây .

    Ủa bài tập cô giáo đưa ra là chè trôi nước mà mình cứ đem thơ vào chè thế này coi chừng bị khỏ tay ha Ốc :).

    @Bidong
    Cám ơn Bidong, Bi là số một trong vấn đề nhanh lẹ sốt sắng cung cấp phương tiện cho mọi thành viên 🙂

    @Kim
    Chào Kim, người mới chào người hơi mới mới 🙂

    @Ngoc Lan (Chắc kiếm thêm người nào đặt cho nick name “Chỉ” nữa để NL’s blog có đủ Kim Chỉ Lụa)

    Sau 75 tự dưng nhà Lụa có ông bác anh cùng cha khác mẹ (với mẹ Lụa) từ miền Bắc vào nhận họ hàng, các anh chị con của bác là: Gấm Vóc Lụa Là Kim Chỉ Khéo …Lụa thấy thiếu thiếu sao sao nên cứ theo hỏi: “ủa khéo gì bác, là khéo léo, khéo tay, khéo chân, khéo mồm …chứ sao Khéo rồi tắt tị vậy bác ?

    Bác bảo: Ấy, tại bác gái mày dở rặn không ra 8-O, chứ bác tính là Khéo Sang cơ đấy, biết chửa? Giời chỉ cho Khéo chứ không Sang đành chịu vậy!

    Ác liệt cái là bác không cần biết trai hay gái gì nha, cứ trúng ai thì người đó phải chịu cái tên theo thứ tự bác sáng chế Gấm Vóc Lụa Là Kim Chỉ Khéo ….Vá Khâu ?

    Chúc tất cả mọi người cuối tuần cười hăng say vui vẻ!

    Like

  19. Chi Nha says:

    @ Lụa mến, mình có người bạn . Chị bạn kể là: Ba của chị bạn thích ăn cam sành ( cam xành ? chữ x hay s ? gì cũng được ? sẽ xem lại ở Google ) ,nên đặt tên cho anh của chị bạn tên Cam, chị bạn tên Xành. Lúc đi chùa gặp ông cụ tên Đời ngồi kế bên chị Xành bên tay phải, mình cứ cười mỉm, không dám cười to, và không dám kể chuyện này cho ai ở trong chùa hết , thật đó. (Xành Đời).

    Like

    • Van Nguyen says:

      hahahah! Còn đỡ hơn hai cha con Quan-Tài trong hài kịch Con Sáo Sang Sông! 😛 😛 😛

      Like

      • Chi Nha says:

        @ VânHếnMây ui, sáng nay cn làm 2 món: cháo gà và xôi Cúc ( hay xôi Khúc ? ) , giờ cn mới rảnh vào Blog xả chút mệt cho vui , vui được giờ nào hay giờ đó hé Vân Hến Ngao Sò Ốc…. cùng các bạn nhà còm.

        Kể về chuyện đặt tên cho con cái, các Cụ ngày xưa, Ông Bà Cha Mẹ cứ đặt đại theo sở thích , không nghĩ xa là sau này các con sẽ ” mắc cỡ, mắc cở ? ” vì tên gọi của mình, và và…cũng không chịu ” cúng chè trôi nước của NL khi đặt tên hé…

        Chuyện có thật 100% của cn (cn không bịa chuyện đâu, thật đó ) Khi làm Sổ Chủ Nhiệm, các thầy cô phải xem tên chính xác trong giấy khai sinh của học trò, lớp của chị có tên bé trai là Nguyễn Văn Cu Lớn . Một năm sau, qua niên học khác , cn lại thấy thêm tên Nguyễn Văn Cu Nhỏ, nhìn kỹ lại tên Cha Mẹ của 2 bé trai này giống nhau, tụi nhỏ là anh em ruột. cn gọi tên Lớn và Nhỏ thôi, kín đáo dấu tên gọi, cho các bạn không có cơ hội giễu cợt 2 bé trai đó. Có những bé tên Rạch, tên Mương nữa đó .

        Vân ơi, có lẽ người miền quê gần gũi với ruộng đồng, nương rẫy, nên tâm hồn họ mộc mạc như sắn như khoai, thích ăn xoài cứ đặt tên con là Xoài, thích ăn trái cóc đặt tên con là Cóc…là Ổi. cn luôn nhớ kỷ niệm xưa, và rất trân quý những Phụ Huynh chân tình, chân quê, dung dị hiền hòa.

        ( nhớ là trong nhóm bạn phá phách của cn đã tếu một câu ” hình như lớp của ta có tên Nguyễn Văn Cu Trung Bình , nhỏ bạn tếu vui đó dạy môn toán cấp hai, cn là hướng dẫn cấp một , từ lớp 1 đến lớp năm trường làng . nhắc kỷ niệm làm cn bồi hồi quá Vân ơi.

        Like

  20. dat diep says:

    Nói về tên thì có câu chuyện sau đây xảy ra tại Viêt Nam:
    Có hai vợ chồng mới cưới đi làm giấy hôn thú.Cán bộ hỏi tên hai người
    -Chồng:Dạ Lê văn Tám
    -Vợ: Nguyển thị Chiêm.
    Cán bộ:Hai người quen bao lâu rồi mới kết hôn hay lấy rồi mới đăng ký? mà Chị kia chim có “ê” không?
    -Hai vợ chồng nhìn nhau bẻn lẻn không trả lời.Cán bộ quạo lên: tui hỏi chị chim có “ê” hông ?
    -Vợ bẻn lẻn: Dạ mấy ngày đầu thì hơi ê nhưng làm riết thì hết rùi hihi !
    -Cán bộ: Tui hỏi chị là tên Ch i m hay Chi êm mà..mà (cà lăm) nói ba cái chuyên quan hê vớ vẩn.Rỏ chuyện !!
    …………..

    Like

    • Chi Nha says:

      @ anh Đạt Diệp …hahahaha…. một chiều thứ bảy vui quá. từ nồi chè trôi nước của NL, mà chè nó trôi …trôi qua tên gọi. hahaha… nhờ Lụa nhắc Kim Chỉ Lụa Là Gấm Vóc…

      Like

      • HTC says:

        @Dat Diêp
        Đi nhậu về, lên đọc còm của Đạt, tui muốn xỉn lại, hehe, làm riết hết ê, mà làm gì dzị? hêhêhê
        Coi chừng ăn ná,

        Like

  21. dat diep says:

    Sau năm 75,nam nử học chung.Niên khóa 75-76 tui vào lớp 8.Ngày đầu năm,cô giáo gọi điểm danh,ai được gọi tên thì đứng dậy cho cả lớp biết mặt.
    Cô giáo tuần tự gọi tên và từng học sinh đứng dậy khi cô giáo gọi cho khi cô giáo gọi : Nguyễn Thị Nghè thì ai nấy đinh ninh sẽ có một kẹp tóc đứng lên ai dè là một tên húi cua.Cả lớp cười rầm và cô giáo củng vậy.
    Anh nhóc có chút bẻn lẻn nhưng từ tốn giải thích vì Cha Mẹ khi dọn về khu Thị Nghè thì mới sanh ra cu cậu và Cha câu vì cảm kích trước tấm chân tình của bà Nguyển Thị Khánh,vợ của một ông Nghè(Tiến Sỹ) đã công xây cầu cho cư dân vùng đó đi lại thuận tiện ,không cần phải lụy đò mổi khi qua sông ,bèn đặt tên cho con trai mình là Thị Nghè và củng kỉ niệm nơi mà đứa con đầu lòng ra đời.
    Lâu quá rồi không biết ông bạn Thị Nghè của tui lưu lạc nơi đâu ?

    Like

  22. Đoan says:

    lâu nay, D tưởng anh Đạt hiền , ai ngờ anh cũng “hoang” gớm !!!

    Like

  23. Bidong says:

    Tui đi Bolsa về rồi. Tui phụ bà Mợ để làm rồi ăn đầy một bụng chè trôi nước luôn! Ngon bá cháy, nhưng chắc phải tập thể dục tối đa thì mới mong có eo ếch! 🙂

    Like

  24. HTC says:

    @Dat Diep
    Hôm nào xuống người em, thì anh nhất định hú Đạt đấy,
    Chúc vui cuối tuần,

    Like

  25. Tino says:

    Tình cờ đọc bài viết rất có ý nghĩa, xin phép chia sẻ với Còm gia, nhất là những ACE có con trong độ tuổi đến trường.

    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ từng có loạt bài “Chuyện học xứ người” nói về chuyện học tập của học sinh ở Đức với những phương pháp giáo dục ý nghĩa. Nay, được sự cho phép của nhà văn, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu loạt bài này tới độc giả.
    Kỳ I: Khai giảng

    Chuyện giáo dục phổ cập bấy nay ở Việt Nam năm nào cũng bàn tới. Phức tạp lắm!
    Những ngày khai trường ở Đức, suy nghĩ lại, tôi chỉ thấy nhà tôi bận rộn nhất vào ngày khai trường lần đầu tiên của con gái tôi khi vào lớp Một. Còn lại sau này, cháu đi học tới hết lớp Sáu, gia đình hầu như không phải quan tâm tới mỗi khi nhập học.

    Ở Đức người ta chỉ quan tâm tới Lễ khai giảng cho học sinh lớp Một. Họ quan niệm, đó là một ngày quan trọng nhất, trong đời một con người đi học. Chính vì thế, năm lớp Một, họ tổ chức trân trọng, nhưng gọn, nhiều ý nghĩa, phong phú về nội dung và nghiêm túc về ý thức cho cả thầy và trò.

    Năm con tôi Khai giảng lớp Một, chúng tôi được báo trước một tháng: ngày và giờ buổi Lễ, nội dung, ghi rõ từng giờ, gồm những điều gì, ở đâu. Trường thành phố Teltow nhỏ, chỉ có ba lớp Một. Tại sân trường, đúng bẩy giờ sáng, chật ních người lớn và học trò của ba lớp Một. Người tới trường chia vui với trò, không chỉ cha mẹ trò. Đây là một ngày trọng đại khai mở của một đoạn đời Học làm người (như ngày xưa với văn hoá cổ của Việt Nam có Lễ nhập môn), vì thế tất cả các gia đình, chứ không riêng ai, từ ông bà, chị em, cô dì, chú bác và bè bạn thân nhất của gia đình có học trò lớp Một, đều tới chứng kiến, chia vui với đứa trẻ.
    Con gái Toản Li của tôi xúng xính trong bộ áo dài Việt Nam. Tháng chín buổi sớm còn lạnh, nên chúng tôi khoác cho cháu một chiếc áo ấm. Tục lệ không biết từ bao lâu, chúng tôi làm một chiếc ống giấy xanh đỏ cho cháu hình chóp nhọn, dài sáu chục phân, đường kính đáy hai nhăm phân. Ống chóp đó, đựng đủ bánh kẹo, sổ tay nhỏ, giấy mầu, truyện tập đọc v.v… và, cả phong bì tiền, không nhiều quá, tiền vui mừng của bè bạn; không chỉ bạn Việt, con tôi còn có quà của ông già hàng xóm Kaler, bà Graumann ở Hội đồng thành phố, người quen biết của chúng tôi hai mươi năm qua. Trẻ nào cũng có ống đựng quà hình chóp xanh đỏ vậy. Chúng hớn hở vác trên vai vào Lễ. Có người Đức râu tóc bạc trắng, đi xe lăn, cũng tới dự lễ khai giảng cho cháu gọi bằng cụ của họ.

    Đúng 7 giờ, không sai một phút, nhạc Quốc ca Đức phát ra trên loa phóng thanh và lá Quốc kì ba mầu trên sân trường được chầm chậm kéo lên trong tiếng nhạc. Những người lớn kính cẩn đứng nghiêm, tay đặt lên ngực, nơi trái tim đang đập. Những đứa trẻ mắt trong vắt, nhìn đăm đăm, dướn lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong những tia nắng đầu tiên chiếu lên sân trường. Không khí cực kì nghiêm trang.

    Khi tiếng nhạc chấm dứt, lá cờ vừa chạm vào điểm cao nhất của cột cờ. Tôi nhìn thấy bà hiệu trưởng đã đứng ngay trên cầu thang vào trường (1) trước Micro, cất tiếng trịnh trọng tuyên bố Lễ khai giảng năm học. Không có bục diễn thuyết, không có hoa đài và khẩu hiệu. Diễn văn của bà không quá mười phút, nêu ý nghĩa của việc học tập để xây dựng quốc gia, để học làm Người tốt cho xã hội con người, Trách nhiệm và quyền lợi của trò. Cuối cùng là lời hứa ngắn của bà hiệu trưởng gửi tới các cha mẹ, người thân của trò. Lời bà vừa chấm dứt, bà rời vị trí diễn giả trong tiếng hoan hô hưởng ứng và lập tức các cô giáo của ba lớp Một, hai cô một lớp, dẫn lớp họ phụ trách, vào trường nhận lớp, nhận bàn và, chỉ cho trò nơi nào để giầy, mũ, áo khoác, nơi nào để đồ chơi mang theo v.v… trong sự chứng giám của cha mẹ và người thân trò.

    Dọc hành lang tôi nhìn thấy cơ man nào câu tựa như khẩu hiệu, song vui vui, tranh vẽ của trò lớp trên. Tất cả do học sinh tự làm, đủ màu sắc nói về khai trường cho các bạn lớp Một.

    Cũng ở các sảnh lớn tôi thấy dăm học sinh hơn tuổi con tôi bày bánh ngọt, ca fe và giấy lau miệng. Thì ra, họ cho các cháu tự quản, bán bánh nước uống cho mọi người. Sau này tôi mới rõ, khi con gái tôi lên lớp Ba, việc tổ chức bán như thế có hai mục đích, phục vụ vui chơi Lễ hội, gây quỹ cho từng lớp và học luôn một hình thái rất quan trọng của xã hội: buôn bán như thế nào.

    Vì trường chỉ có một hội trường nên nội dung thứ hai, chia ra ba thời gian, lớp con tôi vần A nên bắt đầu từ 8 tới 10 h. Toàn bộ cha mẹ và trò ngồi trong một hội trường chỉ đủ chỗ cho gần 100 ghế, có một sân khấu nhỏ. Tại đó học sinh lớp Một ngồi trên cùng, bên cạnh chúng là xen kẽ học sinh lớp hai vần A. Buổi vui bắt đầu. Chuông nhỏ reo lên. Bà giáo chủ nhiệm tuyên bố độ dăm phút, giới thiệu tên bà và cô phó chủ nhiệm và khai mạc buổi vui. Tiết mục đầu tiên là đồng ca của lớp Hai, vần A. Nhạc rất nhẹ nhàng, thể tự sự. Đây là bài hát của một nhạc sĩ có tên tuổi của Đức. Lời bài hát kể cho trò nghe, các bạn sẽ học cái gì ở lớp Một. Từ kỉ luật học đường tới nội dung của các tiết học. Rất ngắn mà vui, súc tích. Ví như: các bạn sẽ hiểu thế nào Ngôn ngữ Đức, nó khó mà vui. Hiểu thế nào là cái cây và con gà, hiểu ra sao để khi một cộng với một là hai, hai nhân hai là bốn, đại loại như vậy v.v… Bài ca còn có đoạn nói về tình bạn, tình thầy trò của học đường. Lời giản dị và nhạc dễ hiểu.

    Xong tiết mục này, tôi tưởng là tiết mục khác ngay, hoá ra không phải. Toàn thể trò lớp Hai A bỗng nhiên ùa xuống hàng ghế đầu và mỗi bạn cầm trên tay một đóa hồng tặng cho các bạn lớp Một A. Trò lớn cầm tay trò nhỏ bước lên sân khấu, cúi đầu chào mọi người làm tôi vô cùng xúc động. Màn diễn có một ý nghĩa rất lớn, nó làm tôi vững dạ tin rằng, có sự kế tiếp giúp đỡ của con người với con người ở đây, ngay từ buổi ban đầu tập làm người. Nhất là khi con tôi là người nước ngoài. Nó lẫn vào với người Đức, không phân biệt.

    Buổi liên hoan kéo dài đúng hai tiếng. Tất cả đều là những tiết mục của các trò lớp lớn. Hỏi ra, chúng được tập hơn tháng nay để chào đón bạn mới. Tôi biết rằng, ngay sau đó là hai buổi khác cũng như vậy của các trò lớp Một B và C. Chỉ có một hội trường nhưng liên hoan làm cho buổi Lễ kéo dài tới tận hai giờ chiều, mà ai cũng có thể tham dự.

    Sau liên hoan văn nghệ, chúng tôi chứng kiến lớp con tôi trở về lớp học. Cô giáo chủ nhiệm nói với chúng về những quy định của trường, tương tự như nội quy ở ta. Những lời nói vui, tếu của cô làm cho chúng tiếp nhận không căng thẳng. Ví như khi cô nói về sự đúng giờ, cô ví như con Thỏ, phải nhanh nhẹn vệ sinh, ăn sớm, mặc áo quần, để tới trường, đừng như chú rùa chậm chạp v.v… Những quy định ấy được in ra cẩn thận, phát ngay cho phụ huynh, ghi rõ phép tắc khi tới trường, nghỉ học, ốm đau, sử dụng sách giáo khoa cho mượn v.v… cho trò và gia đình đều tường.

    Ở một chỗ khác, vợ tôi ngồi họp với cô phó chủ nhiệm. Họ lựa ra một ban liên lạc học đường, bầu trưởng và phó nhóm. Tất cả các địa chỉ, số máy điện thoại nhà, cầm tay của phụ huynh lập tức được đánh máy trên vi tính xách tay và in ra để kết thúc việc này sau ba bốn chục phút.

    Lễ Khai trường nói trên chỉ ở lớp Một. Chào cờ cũng chỉ duy nhất một lần khi Lễ Khai trường. Sau này con gái tôi lên lớp Hai và tới lớp Sáu, đúng ngày nó tới trường, nó vào lớp ngay, không thấy bao giờ chào cờ hay khai trường gì nữa. Tất nhiên khi cháu vào lớp hai, nó lại ở vị trí Trò cũ, không bắt nạt ma mới, mà làm một cái Lễ khai trường cho lớp Một sau nó, sinh động như nó từng được hưởng.

    Nhưng buổi Lễ ấy, giờ đây chắn chắn chưa phai mờ trong tâm trí thơ ngây của con gái tôi. Nhiều khi nhắc lại, cháu vẫn nói tới cái ngày thiêng liêng ấy, những tấm ảnh nó cắt dán vào Album, ghi rõ khuôn mặt rạng ngời của trẻ thơ.

    Lễ Khai trường, không phải là những câu nói đầy tính giáo huấn mà cách thức trang trọng nhưng ăm ắp tình học đường, thầy trò, thực con người. Tất nhiên với lá cờ và Tổ quốc, trẻ ở Đức được giáo dục nhiều nữa, ở các lớp trên sau đó, nhưng tinh tế và có nội hàm đã được các nhà giáo dục học nghiên cứu bao nhiêu năm truyền lại. Cách thức Lễ khai giảng như vậy, thì cái hình thức phô trương, người Đức không chú ý lắm, nó chuẩn bị hàng tháng trước ấy cho phần nội dung mà tôi kể trên và còn được liên tiếp giáo huấn Mưa dầm thấm lâu ở các lớp kế theo.

    Nhưng rõ ràng Lễ vậy đỡ mất thời gian, không buộc học trò phải ngồi bốn năm giờ chang chang dưới nắng, mồ hôi đầm đìa, hay giữa trời tuyết gió, để nghe những giáo huấn, những diễn từ dài lê thê, mà sự kính thưa các cấp tới dự kéo tới nửa trang A4. Những điều ấy, trẻ lên sáu thì sao mà hiểu nổi. Còn tôi, ấn tượng để lại sau sáu năm, là lời hứa của bà hiệu trưởng về việc vừa học, vừa chơi của trò. Điều cốt yếu là lời hứa ấy có giá trị, khi mà năm 2008, con gái tôi, một trẻ con Việt Nam đã tốt nghiệp lớp Sáu xuất sắc, đặc biệt là ngôn ngữ Đức và, vào thẳng hệ Gymnasium (trung học hệ 13 năm để đào tạo Cử nhân).
    (*)1- Trường Đức bao giờ cũng có tầng hầm để làm nơi ăn uống trưa cho trò, nên cầu thang lên lầu 1 rất cao.

    Like

    • M&M says:

      ​Cám ơn Tino đã post bài viết về một cách tạo dấu ấn sâu đậm cho ngày đầu tiên đi học của trẻ em người Đức. Tiện đây, cũng xin giới thiệu với quý ACE có con nhỏ quyển “How Children Succeed: Grit, Curiosity, and the Hidden Power of Character” của Paul Tough. Trong quyển sách này, tác giả Paul Tough đã tổng hợp những nghiên cứu khoa học của các nghành giáo dục, tâm lý và kinh tế, để đưa ra kết luận đáng ngạc nhiên về những yếu tố thật sự giúp trẻ em, bất luận giàu nghèo, hoàn tất được bậc đại học.

      Like

  26. HTC says:

    Quá hay, Tino, cám ơn đã chia sẽ

    Like

  27. HTC says:

    Tui cũng có câu chuyện vui, do ông cột chèo người Bắc kễ
    Có hai gia đình nọ, rất thân, mỗi gia đình đều có con gái lớn, người Bắc hay đặt tên con xấu xấu để dễ nuôi, một người đặt tên con là: cái L, người đặt là cái Chảo, vì bận công việc nên xa nhau, lâu ngày gặp lại, hỏi thăm
    – Cái L của chị bây giờ bao lớn rồi?
    – Dạ Cái L nhà em bằng Cái Chảo nhà chị

    Like

  28. Già lụm lon says:

    Còn xỉn hay sao mà kêu tên tui dzậy 😛

    Like

  29. Kim says:

    @NL: Ai ghé qua nhà chị Lan cũng bị ghi sổ hay sao mà chị nhớ kỹ quá chừng 🙂
    @ Chi Nha: Kim nhớ cái vụ lì xì rồi. Khi nào có dịp gặp chắc chắn Kim sẽ đòi “nợ” 🙂
    Nghe Đại hội còm hấp dẫn à nhen nhưng mà nếu có thì tổ chức ở San Jose nha. Chứ tổ chức chổ xa quá Kim đi bộ hổng tới 🙂

    Like

    • Chi Nha says:

      @ Kim mến, ngày mới qua Mỹ, cn ở San Jose đó, ở khu Downtown đường số 8, sau 5 năm cn dọn qua Oregon vì có em gái út , chị em cùng một tiểu bang , không mất công ” đi bộ ” như Kim nói hehehe…

      Like

  30. An Lành says:

    Coucou bà con cô bác, mợ Bang Bang (mợ dang ở Bolsa hả ..!!!)

    Hôm nay AL xin gửi trả lễ bằng cách làm ô mai nhe.

    – 1 gói Cranberry (bên AL không có trái này nên râ’t quý vi`tốt) hoặc bâ’t cứ trái cây khô nào cũng đựơc.
    – Gừng = Cranberry nên để nguyên vỏ cho cay. Nên dùng bàn chải chà gù’ng cho sạch. Mi’nh cắt sợi vi’ không có máy xay và không vắt cũng chỉ vi`muô’n giữ cay (tôị nghịêp cọp con)
    – Ðù’o’ng : chi² đủ để sên gù’ng vi’ cranberry ngọt.
    – xi’ mụi : cắt sợi cho có vị mặn, nêú không thi`có thê² cho muô’i (why not)
    – bột cam thảo : 1/2 bịch (gói 5$ ở tịêm thuô’c bắc)

    Mi’nh sên đừơng với 1 ti’ nứơc + 2 chanh juice (để không lại đù’ơng), bỏ gù’ng vào sên 3 x lửa. Sau đó bỏ cranberry vào, đảo nhẹ tay và tắt lửa để cranberry không bị nát + trộn với xi’ mụi .
    Lúc này thi’ ô mai còn ứơt , trải một lớp bột cam thảo và trộn đêù. Sau đó đô² ra mâm và hóng cho khô. Khi nào khô rôì thì trộn phâ`n cam thảo co`n lại.
    Sau cùng thi`mi`nh có quyê`n nhâm nhi..Enjoy

    AL làm bằng chảo wok đê² dê² trộn. Hê’t tâ’t cả là 2 ngày.

    Good sunday to everybody

    Like

    • Độc-giả Texas says:

      cám ơn chị An Lành nhe!
      Ngao thường tự làm Omai một mình và ăn một mình vì trong nhà không ai thích cái món bắc-kỳ này. Cho nên Ngao làm kiểu dã-chiến:
      – Dried Plum (có thể mua dễ dàng)
      – Rắc muối vào ( không cần đường vì Plum ngọt rồi)
      – Giả chút gừng cho nhỏ

      Tất cả trộn lên cho đều
      Trải trên cookies sheet ( hay bất cứ metal tray nào)
      Bỏ vào oven khoảng 200 độ chừng nửa ngày. Thình thoảng trộn lên .
      Nấu nướng kiểu này thì chắc Hến cười bể bụng luôn.

      he he ! ăn đỡ ghiền đó mà! đỡ nhớ Ô mai bắc-việt ở Tân Định.

      Ngao sẽ theo cách của chị. Chắc là mẹ Ngao phục sát đất.
      chúc chị vui nhe!

      Like

      • Van Nguyen says:

        hahaha! Lần đầu tiên nghe Ngao nấu ăn! 😛 😛 😛
        mà hình như phải có cam thảo bào sợi bọc chung quanh nữa á! Hến hông mấy gì thích cam thảo, ăn vô miệng nó ngọt ngọt hoài!

        Like

        • Độc-giả Texas says:

          @Hến
          biết là thế nào Hến cũng mắc cười mà. Lần đầu tiên cũng là lần chót đó Hến.
          he he!

          Like

    • Bidong says:

      Chào chị AL, chị về đã khoẻ chưa? Em để dành lại công thức để khi thuận tiện làm thử. Phần chị cho, em nhâm nhi lúc còm mà nhớ đến chị lắm đó. Chúc chị tuần mới vui vẻ nha. 🙂

      Like

      • An Lành says:

        Hello Bibi

        Bibi khoẻ không. Không da’m ca’m o’n Bibi nữa vi`sợ Bibi ngại nhu’ng AL không quên những y’ nghĩ râ’t tê’ nhị cuả Bibi.

        Like

  31. Van Nguyen says:

    Hôm nay Tết Nguyên Tiêu bà con ơi! hehehe!
    (Tết Nguyên Tiêu chớ hông phải là …Tiêu nguyên cái tết đâu á!) 😛 😛 😛

    Like

    • Chi Nha says:

      @An Lành ơi, về nhà và bắt tay vào bếp liền với món ÔMai hả , cn biên ra giấy công thức của AL và gửi cho nhỏ em út cách làm . AL và Ngao làm ômai làm cn nhớ câu nói của nhà văn nào đó quên rồi ” lứa tuổi thích ômai ” ý nói tuổi học trò, thơ ngây mới ” nhớn ” . À, mà An Lành ơi, Bang Bang đang ở Bolsa hả ? Bidong sẽ được gặp Bang Bang đó , nếu Bidong gặp Bang Bang cho cn gửi lời và cái bánh chưng của Bang Bang còn nằm trong ngăn đá để tặng Bang Bang như đã hứa tặng Bang Bang truớc hết qua Facebook của Bidong đó, một cái tặng Hến và Bidong nữa, Bidong đề nghị cn là tháng 7 cn qua Cali sẽ mang theo bánh chưng tặng Hến ( hẹn gặp July 4 nha Hến ) ,

      @ Hến à, hôm nay chủ nhật nhằm ngày rằm tháng giêng, tết Nguyên Tiêu, lát nữa cn sẽ đi chùa, và sẽ gặp chị Xành, không biết ông Cụ Đời có lễ chùa hôm nay không ?

      Like

      • HTC says:

        Chị nhà biên công thức của AL, xong đưa nhỏ em làm, chớ CN không dám làm, lở có hư nhỏ em chịu, hehe, Chúc ngày Chủ Nhật vui

        Like

        • Chi Nha says:

          @ hahaha…có lý cólý, anh Hồng Thất Công hiểu ý hiểu ý, anh hổng dám ghi GLX nữa hả? Già Lụm Xoàn…rồi Già Lụm Xương…hahaha sợ xương hay thích hột ” xàng ” HTC phải chọn lựa một điều thôi nha. mà mà…Hồng Thất Công là tên hiệu của truyện gì vậy ? tui họ Hồng… Bàng… nè anh HTC ơi, nên tui đã nói rồi mà, nhìn HTC thấy ” queng queng ” là dzậy đó.

          Like

      • Chi Nha says:

        @ Bidong : gửi lời thăm Bang Bang nếu Bidong gặp Bang Bang nha Bidong, chúc Bang Bang luôn vui khoẻ.

        @ Bang Bang mến, em gái nhà lính Mây Bốn Phương ơi , nơi mình ở có nhóm Không Quân thân thương nhiều, hầu như anhchị nào hát cũng rất hay và nhảy nhiều điệu nhạc rất đẹp, vui nhộn, cn cùng anh VĐĐ được mời tham dự nhạc xuân cùng nhóm Không Quân ngày 9 tháng 3 ở Senior Center đường Sandy Portland, Oregon. Nhờ quen group Không Quân , nên mình nhớ nghĩ đến Bang Bang em gái nhà lính Mây Bốn Phương Trời và anhchị Già Lụm Chai nữa chứ.

        Like

      • An Lành says:

        Mèn o’i, AL hỏi bà Ðầm Bang Bang, CN lại hỏi lại AL thi`biê’t đâu mà trả lời bà chị o’i !!! Bây giờ mi`nh chỉ chờ mợ Bang Bang lên tiê’ng thôi chị ạ.

        Like

  32. Cầu Dừa Đủ says:

    Bạn không tặng cho họ một nụ cười, thì bạn cứ để họ tự tạo nụ cười cho nhau.Vứt hòn đá đi {đá quí hay đá xanh cũng là đá}

    Nếu được như thế thì họ vẫn hồn nhiên.
    Và bạn về nhà:
    — Gương oi, gương ở trên tường.
    Ta đang thoải mái, bình thường ,vô tư.

    Like

  33. Bidong says:

    Xin mời mọi người đọc bài mới của NL. Quá hay, đề tài rất hữu ích cho học sinh, sinh viên đang có dự định bước vào lãnh vực y khoa! 🙂

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162253&zoneid=1#.USozHfLQjvA

    Like

    • Già lụm lon says:

      @BiBi
      Cám ơn nhe, áp út còn nhỏ quá, chắc chờ tới cháu, ma ra có cơ hội
      hehehe

      Mang lon cappuccino gõ leng keng vỉa hè, vưa đi vùa thả đá xanh tao nụ cười

      Like

      • An Lành says:

        @ HTC-GLL-GLC : bonjour

        Mâý Già đá chai vui không vậy …..

        Like

      • Già Lụm Chai says:

        @Chi Nha
        Đại hội KQ Oregon thì tui đang lang thang bụi đời lụm chai bên miền Đông, chúc anh chị vui với bạn bè. Party KQ lúc nào cũng vui nhộn hết (cho khoe chút xíu). 🙂
        @HDJ
        Nếu đang ở Bolsa thì ghé nhà chơi ngày 3/3. Sẽ thấy KQ quậy cỡ nào. 🙂
        @Hến
        Hến không thích cam thảo vây đoán Hến không khoái hát hò rồi. Mấy mợ ca sĩ trong ví trữ cam thảo và a tử để ngậm cho đỡ khan tiếng.

        Like

        • Bang Bang says:

          @ Mây Bốn Phương Trời, AL, Chị Nhà
          Trời đất, nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử ngủm củ tỏi từ thời…… trước mille neuf cent soixante-quinze, mà sao cái mục ” Ao Thả Vịt….” của Kha Trấn Ác còn lưu truyển hậu thế, để ông anh nhà lính của muội … chiêm bao… .tưởng muội đang ở Bolsa vậy?
          Một ngày như mọi ngày… vẫn trùm mền, nhai Biscottes, dậm chân tại chỗ, trấn thủ lưu đồn…, dù hằng năm cũng có rất nhiều chuyến đi…..
          Huynh ăn mừng mùa xuân đến sớm hay sao mà chỉ mới April 03, đã kéo anh em mây bốn phương trời ra piste?
          Hy vọng sẽ có lúc được tham dự 1 bal de famille của họ hàng nhà lính cuối đường mây mà anh chị ouvrir bal.
          Cám ơn Bà Đầm AL và CN đã có lời hỏi thăm.

          Like

  34. Già lụm lon says:

    Nói nhỏ cho bà con nghe: nhà anh lụm chai hêt xảy, có sân khấu, có san` nhảy, có ruọu ngon ,rât thoải mái và ấm cúng 😛

    Like

  35. Già lụm lon says:

    @Al
    Ce qui vous manque en Californie?
    Apportera plus de noix quand j’ai une chance d’arrêter la CDG

    Like

  36. Lụa says:

    Chúc buổi sáng tới các bạn ! 🙂 🙂 🙂

    @Chi Nha (Lụa mến, mình có người bạn . Chị bạn kể là: Ba của chị bạn thích ăn cam sành ( cam xành ? chữ x hay s ? gì cũng được ? sẽ xem lại ở Google ) ,nên đặt tên cho anh của chị bạn tên Cam, chị bạn tên Xành. Lúc đi chùa gặp ông cụ tên Đời ngồi kế bên chị Xành bên tay phải, mình cứ cười mỉm, không dám cười to, và không dám kể chuyện này cho ai ở trong chùa hết , thật đó. (Xành Đời).

    hahaha Chi Nha, ông đã lên chức cụ thì chắc là phải Sành Đời rồi, cám ơn CN đã kể chuyện vui .
    Chị Nha ơi, thấy CN giỏi bếp núc nên Lụa xin phép hỏi, phải đậu ván là đậu ngự không chị, em nhớ hồi xưa đậu ngự vỏ ngoài có mầu vân nâu tím trắng nhưng bóc ra thì nhìn y đậu ván, nhưng ở đây không thấy bán hột đậu như vậy, hay là nó gọi đậu ván mà em không hay ?

    Like

    • Già lụm lon says:

      @Lua
      Đậu ván là tiếng ngươi bắc kêu đậu Hòa Lan
      (đúng khong CN?)

      Like

    • Bidong says:

      @Lụa: đậu ván khác đậu ngự. ĐV nhỏ ăn bùi hơn, ĐN lớn & “texture” không ngon lắm nếu chưa ăn qua. ĐV thì có bán ở chợ, còn ĐN thì không. Để khi nào thuận tiện thì sẽ cho Lụa vài hột giống để trồng nếu muốn. (hiện không có, nhưng biết có người để xin! làm tài lanh nữa rồi!) ĐV thì hỏi chị Becky vì lần đại hội vừa rồi, chị Becky nấu 1 “thùng” chè ĐV đến đãi mọi người, tốn khá nhiều thời giờ, không ngon không ăn tiền! Chúc ngày CN vui vẻ nha. Rất vui khi Lụa vào thăm blog thường xuyên, Lụa mang vào sự nhẹ nhàng như tên gọi vậy! 🙂

      Like

      • Lụa says:

        Cám ơn GLL và Bidong đã trả lời,
        Theo như Bi nói như vậy là không phải rồi, bị có bà bạn cứ nói là một thứ đó .
        Cám ơn Bi có nhã ý cho Lụa hạt giống, nhưng nhà Lụa nằm ven núi đá sỏi đất sét không à, chỉ có trồng vài cây ăn trái thôi mà nói còi cọt thảm thương cho dù o bế nưng niu 🙂 .
        Thỉnh thoảng vài ba tháng Lụa cũng lái xe xuống Little SG, có dịp sẽ gặp Bidong nha, chúc chủ nhật vui !

        Like

    • ESL101 says:

      2,
      Đậu ván/ngự thử đi dò hỏi Lima beans trong các chợ, đậu này nguồn gốc từ Peru .

      Cam sành và xôi khúc là đúng CT và tên gọi .
      🙂

      Like

  37. Lụa says:

    @Già lụm lon (Nói nhỏ cho bà con nghe: nhà anh lụm chai hêt xảy, có sân khấu, có san` nhảy, có ruọu ngon ,rât thoải mái và ấm cúng )
    Lụa thấy mấy chú trong Hội cựu KQ trông đứng tuổi mà ai cũng nhảy đầm dẻo dai và lả lướt hết xảy luôn. Trong kỳ đi du lịch bằng cruise ship qua Hawaii Lụa có gặp mấy chú cô cựu KQ tối nào cũng nhảy đầm không biết mệt là gì, còn ghi danh thi đua nhảy chachacha nữa chứ, làm Lụa lác cả mắt phục lăn ra.

    Like

  38. Già Lụm Chai says:

    @Lụa
    Phải chi lúc ấy Lụa khích mấy chú KQ biểu diễn lại những màn trong quân trường như nhảy xổm, hít đất, móc chân vv.. thì còn phục lăn thêm nữa. 🙂

    Like

Leave a comment