Chuyện con cái

là chuyện đau cái đầu.

là chuyện may rủi mỗi người

là chuyện “con dại cái mang”

hay

là chuyện hiểu con và dạy con?

Thiệt là tình là không biết câu trả lời thế nào là đúng.

Nếu nói rằng cứ nhìn vào đứa nhỏ thì thấy được công sức dạy dỗ của cha mẹ thì e là không ổn. Bởi không cần nhìn đâu xa, chỉ cần tui ngó tui là tui thấy kết luận trên là trật lất. Hehehehe.

Tui hay nói tui là “mẹ mìn” khi tui so sánh công khó mà những người quanh tui đổ xuống cho con cái họ. Không biết có phải vì hai đứa nhóc nhà tui bị bỏ lăn bỏ lóc nên tụi nó biết thân biết phận mà cố ngoi ngớp sống với đời, hay là vì số tui may mắn nên tui có được hai đứa nhóc “ngoan” theo cách nhiều người đánh giá?

Tui không biết.

Tui chỉ nghĩ như vầy: tui là một đứa hoang đàng, bướng bỉnh, cứng đầu, nhưng tui là người tử tế, nên cho dù có hoang đàng đến đâu, bướng bỉnh cỡ nào và cứng đầu ra sao thì cuối cùng tui vẫn là người tử tế và đàng hoàng, hehehehe. Tui mang suy nghĩ đó làm nền tảng trong việc dõi theo sự phát triển của con mình.

Tui chưa bao giờ đặt ra yêu cầu con tui phải đạt điểm A trong trường (nhưng dĩ nhiên nếu nó nói nó bị C thì mắt tui cũng như hai cái đèn pha), cũng chưa bao giờ tui khuyên nó nên chọn học y học dược hay học nha học nurse để có nhiều tiền, trừ khi nó muốn tui phân tích cho nó nghe tại sao người ta muốn học cái này mà không học cái kia. Và như thế tui cũng chưa khi nào tỏ ra thảng thốt hay thấy vọng khi thấy nó nêu lên những ước mơ bình thường giản dị đến tội nghiệp của tụi nó 🙂

Tui nhớ bắt đầu từ năm bé Ti học lớp 7 đến giờ, nó đã nghĩ đến không biết bao nhiêu nghề để theo học, mà nghề nào tui cũng “ừ, học đi.” Thoạt đầu nó muốn theo nghề viết báo (journalism), tui nghe nó nói mà tui muốn đánh lô tô trong bụng, thầm nghĩ “chọn chi cái nghề nghèo kiết xác như mẹ vậy con” nhưng ngoài miệng tui cũng cứ “ừm, thích thì học, nhưng nên nhớ là muốn ở lâu với nghề này thì con phải đam mê”.

Nó ôm ước mơ thành nhà báo được hơn một năm thì nó đổi. Nó muốn học dược, vì “nghe nói nghề được kiếm được nhiều tiền.” Ui cha, nghe nó nói vậy, tui mơ liền giấc mơ được ở nhà cao cửa rộng, đi xe đời mới, mỗi năm mấy lần xênh xang đi vacation do nó đài thọ.

Rồi thì nó lại đổi. “Thầy nói con thích hợp với việc nghe người ta tâm sự và giải quyết những vấn đề của thiên hạ. Thôi, chắc con học pschycology, học tâm lý học, mai mốt lên New York hay khu Beverly Hills mở văn phòng ngồi nghe người ta kéo đến nói chuyện.” – “Ừm, thích thì học, ngành đó cũng hay đó, suốt ngày nghe mấy người điên đến kể lể để mình thấy mình tỉnh.”

Đinh ninh đó là quyết định sau cùng của nó thì đùng cái nó nói biology là môn học nó ghét nhất trên đời. Ui trời, không học được hệ thần kinh quái đản của con người muôn màu muôn sắc thế nào thì làm sao mà thành nhà tâm lý học được.

Giờ thì chỉ còn vài ngày nữa thôi là nó biết nó sẽ đeo đuổi 4 năm đại học tại trường nào với major Economics, kinh tế học.

Đó là con chị. Còn thằng em thì rất hồn nhiên (chắc nó nghĩ “em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên”?) “Con muốn làm chef.”

Thiệt tình cũng muốn té xỉu với ước mơ làm đầu bếp của thằng nhóc. “Ừm, con thích nấu ăn hả? Làm đầu bếp cũng được. Nhưng ngoài nghề đó con còn muốn làm thêm nghề gì khác không?” Tui cố vớt vát.

“Có thể con sẽ xin vào làm công việc gì đó ở nursing home để con có thể chăm sóc mẹ khi mẹ già.” Thiệt là nghẹn họng luôn nhưng miệng tui cứ như hoa, “Ui, con ngoan quá!”

Đó là chuyện của hai năm trước, giờ thì anh chàng đổi rồi, nhưng chưa biết đổi cái gì,  có thể vì tối nào nó cũng ôm cái iPad coi chương trình MasterChef, thấy mấy ông giám khảo chê  thí sinh thi nấu ăn xanh mặt mày muốn tè luôn nên nó hãi mà từ bỏ ý định làm chef chăng?

Kệ, nó muốn làm gì, thành ai cũng được hết, miễn tui tin chắc tụi nó sẽ là người đàng hoàng và tử tế, ít ra cũng như tui, hehehe.

Tuy nhiên, tui thật sự  nổi nóng khi nghe một cô bạn thời đại học đang ở VN kể chuyện: cô bận đi làm, nhờ đứa con gái 20 tuổi đi chợ và nấu dùm nồi cơm. Thế như khi về nhìn mọi thứ ngổn ngang, la liệt, luộm thuộm, bừa bãi, nhếch nhác, chưa đâu vào đâu, cô bạn hầm hầm, bực bội, nhưng cô con gái vẫn nhơn nhơn ngồi máy tính. Đến khi mở nồi thấy cơm nháo nhoét, sống sượng, cô bạn không chịu nổi la lên, “Nấu nướng kiểu gì thế này, nấu cho bố cho mẹ ăn chẳng khác gì nấu cho chó, phải để cái tâm vào một tí.” Cô con gái vùng vằng, sưng sỉa, nước mắt ngắn dài, chân dậm thình thịnh, chạy lên phòng đóng cửa chát chúa. Cô bạn đợi cho cái nóng bừng bừng hạ xuống, hết sức bình tĩnh và tự kìm chế, cô lên phòng gõ cửa, định nói chuyện phải quấy với con gái. Ai dè, cô con gái hầm hầm mở, cau có, gầm lên: “đã nấu cho ăn rồi còn lắm chuyện này nọ…” Cô bạn tả “con gái nói như chưa từng được giáo dục, như hàng tôm hàng cá…” Cô bạn “sốc” nặng. Và tự trách mình đã không dạy con từ đầu. Cuối cùng, để không khí trong nhà lắng dịu, cô bạn phải “hạ mình” làm lành với cô con gái…

Có lẽ tui sẽ không cư xử được như bạn tui. Con tui có thể nói chuyện “bình đẳng, thẳng thắn” với tui, tui tôn trọng mọi suy nghĩ riêng tư của chúng, nhưng tuyệt nhiên không được hỗn và trịch thượng.

Chiều này, một chị bạn gọi điện thoại “tám”, trong đó có nhắc đến chuyện con cái. Con chị cũng đang tuổi 18, chị bảo, “Lúc này nói chuyện với nó khó lắm em ơi. Hỏi gì nó cũng nạt nói sao mà hỏi nhiều vậy, ông xã chị cũng bảo thôi, đừng hỏi đến nó để nó đừng có la!” Trời ạ. Nhìn chị tất tả đưa nó đi học, đón nó về, lo cơm lo nước tận miệng, rồi lại chở đi học thêm cái này cái kia mà giờ nó nói chuyện với mẹ với cha như vậy, tui thấy khó chịu quá!

Tui chưa rơi vào những tình huống như thế. Bởi, tui không có tính hay la con. Khi thật sự giận lên, tui chỉ nói với nó một câu, vừa đủ nó nghe, đại loại, “Con nói chuyện với mẹ như vậy đó hả?” Rồi tui im. Sau đó thì nó đi xin lỗi tui. Tui ừ, coi như xong.

Lỡ như rơi vào những trường hợp tương tự như trên, thì sao nhỉ?

 

 

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Cõi nhân gian. Bookmark the permalink.

106 Responses to Chuyện con cái

  1. ốc đảo says:

    hôm nay tui làm việc 24/24 và tui mới dìa đến nhá, vô đây đọc bài này xong, đầu tui bắt đầu làm việc tiếp.
    Thôi, cho tui suy nghĩ đã, lấy hơi rồi sẽ còm sau.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Tội, suy nghĩ mà cũng phải xin! hehehe!

      Like

      • ốc đảo says:

        sao lại tội, không nhớ Trần Mạnh Hảo viết
        ” Nguyễn Bính ơi
        Anh sinh ra phải cái thời
        Đến nghĩ ngợi cũng cần xin phép”
        ở nhà tui, mỗi lần tui muốn gì tui cũng phải xin phép hết đó nhà.
        ” Em ơi, cho phép anh bóp chưn em nha…” là cái câu tui hay nói nhứt đáo…
        hề! hề !

        Like

    • ngoclan says:

      Điệu này chắc lấy hơi lên quá nên đến giờ này vẫn chưa thấy còm 🙂

      Like

  2. Độc-giả Texas says:

    Ngao nghĩ DẠY CON là một nghệ-thuật, không dễ dàng ở xứ Mỹ, và cũng không còn dễ dàng ở VN nữa….
    Có thể bao gồm tất cả những điều mà NL nói trên:
    -là chuyện đau cái đầu.
    -là chuyện may rủi mỗi người
    -là chuyện “con dại cái mang”
    -là chuyện hiểu con và dạy con?
    -và những điều khác nữa mà ta chưa hoặc không biết
    ***
    Ngao lớn lên ở Mỹ và sống gần với ban Thanh Niên nên cũng nhận ra một số điều:

    – Con cái ở đây không thích hay phải nói là rất ghét khi nghe cha mẹ phân bì, hay so sánh với những đứa trẻ khác
    – Y-khoa, Dược, Nha là những nghề mà cha mẹ nào cũng mong mỏi và hãnh diện về con cái mình. Tuy nhiên, chúng ta cần khéo léo và kiên-nhẫn. Ép buộc con cái không được. Nếu đứa trẻ không thể học cao được thì cũng có rất nhiều nghề mà có thể học và thành công.
    – Chuyện tình cảm cũng quan trọng nữa. Dễ thông cảm để hướng dẫn chúng, nhưng cũng không nên quá dễ. Ngao đã gặp một gia đình đi vacation – Họ thuê một condo và nhường hẳn một phòng ngủ cho cô con gái 19 tuổi với bạn trai. Đúng hay sai, xin để mỗi chúng ta tự suy nghĩ.
    – Tín-ngưỡng tuy không còn là vấn-đề tối ưu trong thời-đại văn minh hiện-tại.
    Tuy nhiên, nếu đứa trẻ có dịp sinh hoạt với bạn bè trong các hội-đoàn tôn giáo hay hướng-đạo thì cũng giảm thiểu được một số chuyện đau đầu cho cha mẹ.
    – Chọn bạn mà chơi, hay Chọn bạn cho con cũng rất là quan-trọng. Get into a wrong crowd có thể đưa cuộc đời đứa trẻ vào những hố sâu khủng khiếp.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Cũng đừng bao giờ chê bai nó và kỵ nhất là chữ ‘ngu (stupid)’.
      Nhiều người khi giận hay nói với con những lời khó nghe, đến khi nguội lại thì thấy hối hận, dỗ ngọt con, nói là ‘Ba/Má giận nói vậy chớ không có ý như vậy’, nhưng những lời nói đó đã thấm vào trong đầu óc của đứa con, khó mà có thể xóa được. ‘Kids take stuff seriously, so don’t say what you don’t mean’., thằng con của Hến nói vậy. Câu này dịch ra tiếng Việt làm sao ta?

      Like

      • ốc đảo says:

        @ Mây
        câu này dịch ra tiếng Việt là : kít thét khe sờ tớp sía ri ớt sơ lì, sô đon say quát diu đon min.”

        Like

      • ngoclan says:

        Thằng con của Hến nói gì Hến cũng nhớ, trừ lần bà ngoại nó nói “Khi nào con lấy vợ, bà ngoại cho con ‘big present'” Thằng con quay ngay sang Hến, “Con muốn cưới vợ!” Hến ngồi giả lơ, hahahahaha

        Like

  3. Van Nguyen says:

    Tui cười gần chết cái câu này “Ừm, thích thì học, ngành đó cũng hay đó, suốt ngày nghe mấy người điên đến kể lể để mình thấy mình tỉnh.” hahahah, có thiệt hông dị trời!

    Like

  4. Van Nguyen says:

    Lỡ như rơi vào những trường hợp tương tự như trên, thì sao nhỉ?. Thì chắc đổ thừa đại là ‘Cha mẹ sanh con trời sanh tánh’! 😛

    Like

  5. Thaan says:

    “Con muốn làm chef” thương mẹ tham …

    Like

    • Van Nguyen says:

      Đỡ quá trời, nhờ có cái còm ở dưới, hông thôi tối nay phải thức để ‘si’ nghĩ coi chú Thân nói cái gì! heheheh!
      (Tại nghe cô giáo ưa kêu chú Thân nên bắt chước 🙂 )

      Like

  6. Napa says:

    Theo tui, cách dạy con mỗi gia đình mỗi khác. Phương pháp của gia đình A khó thực hiện y chang như ở gia đình B và ngược lại.

    Kinh nghiệm bản thân là trong gia đình cha mẹ mỗi người đóng vai ông Thiện và ông Ác và nên đổi vai khi cần. Luôn luôn một người cứng và một người mềm. Đừng giao trách nhiệm dạy dỗ con vào chỉ riêng người cha hay người mẹ.

    Cha mẹ là cái gương to và bạn bè chúng nó là cái kiếng nhỏ. Chúng soi gương hàng ngày nhưng cũng nhìn vô kiếng khi có dip. Gương nhân đức, đàng hoàng, tử tế thì con cái cũng sẽ thế. Kiếng tốt, học giỏi, ngay thẳng thì con mình bắt chước. Tổng hợp giữa gương và kiếng hoàn hảo là điều đáng mừng cho gia đình đó.

    Thế hệ đầu tiên người Việt hải ngoại hay thúc, ép, bắt con mình học những nghề làm tiền nhiều chẳng qua vì cái mặc cảm ở quê hương cũ, và sĩ diện hão. Thế hệ thứ hai trở đi sẽ đưa con cháu chúng ta vào dòng chính vì chúng sẽ dạy con theo kiểu khác với cha mẹ hồi mới qua.

    Còn điều này nữa, theo tui, con cái học hành nên người thành công trong xã hội là phước đức ba đời tổ tiên để lại.

    Like

  7. Thaan says:

    Trong đầu nghĩ thích, tay bấm tham, tức quá không sao edit được 😦

    Chẳng có trời nào sinh tính chỉ có con cái là sản phẩm của bố mẹ thôi! và nó học từ trong bụng mẹ, mỗi lần trước khi mắng con, nhớ xem hồi xưa mình cũng y chang.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Nhiều khi bận quá, chỉ đủ thì giờ mắng chớ hông có thì giờ để nhớ mới chết đó chứ! hahahha!

      Like

    • ngoclan says:

      Bởi vậy chả bao giờ NL dám mắng con hết chú Thân ơi! Hic, chỉ “dợt” nó thôi à, hehehehee

      Like

  8. Bidong says:

    Thông thường ở Việt Nam thời xưa thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, sang đến hải ngoại thì “con đặt đâu cha mẹ ngồi đó”! 😦 Phong tục tập quán khác biệt giữa nếp sống & giáo dục ở Việt Nam và hải ngoại, bất đồng ngôn ngữ… cũng là những khó khăn của không ít gia đình Việt Nam ở Mỹ. Những lớp dạy về “Parenting” thì chỉ chú trọng đến lứa tuổi từ 1-5, còn lớn hơn thì tùy từng gia đình và cha mẹ học hỏi lẫn nhau để dạy dỗ con mình. Trong các trường học cũng có những buổi nói chuyện cho cha mẹ về con cái của mình, nhưng phần lớn gia đình Việt Nam không thích đi họp mà “khoáng” luôn cho thầy cô và nhà trường lo cho con mình! Nói đến con cái là chuyện dài 1001 đêm, có quá nhiều vấn đề mà thiết nghĩ sẽ không có đủ chữ để nói hết được! Con đến tuổi nào có cái lo ở tuổi đó, còn do hên xui ảnh hưởng từ rất nhiều khía cạnh của xã hội!

    Like

  9. Trùm Sò says:

    Cô giáo ơi, tại sao nghe con nhỏ nói theo nghề viết báo mà bụng đánh lô tô? Làm journalist rồi từ từ sẽ bước lên editor-in-chief. Nhắc cho cô giáo biết editor-in-chief của mấy tờ báo lớn lụm xoàng xoàng cũng cả triệu đô một năm đó nghe.

    Chẳng hạn nữ lưu Anna Wintour, Editor-in-Chief của Vogue Magazine bỏ túi 2 triệu đô một năm:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Anna_Wintour

    Nàng Janice Min, ex Editor-in-Chief của Us Weekly hàng năm cũng từng mang về sơ sơ chừng đó tiền: http://www.nytimes.com/2009/07/21/business/media/21mag.html?_r=0

    Cái nghề viết báo này được nể trọng và quý mến đặc biệt à nghen, đó là chưa kể “incentive” như nước mía, bút máy, cơm chiên, bánh ngọt đầy bàn làm việc mỗi ngày. Hehehe.

    Mà thui, con nhỏ đổi ý qua major in Economics cũng ngon lành rùi. Khuyên nó lấy luôn cái minor in Finance để sau này đếm tiền … cắc cho má nó được lẹ làng hơn. Heheh. Ở Wall Street, mấy cái ngành này “hot” lắm. Mà nói nè, mấy trự quản lý 401k fund của dân cu li tụi tui toàn là dân có background in Economics với Finance không đó. 401k của tụi tui thì cứ đâm đầu xuống vực mà mấy tay Fund Managers này thì cứ tàng tàng bỏ túi hàng năm cả chục triệu vừa lương vừa bonus, ngon cơm. Coi đó, mister Chỉnh Chu ông xã của ca sĩ Hà Phương, major in Finance, là multi-millionaire chớ giỡn chơi sao. Theo tờ Observer, chàng tậu một penhouse unit trong Trump World Tower ỏ NY với sơ sơ $33.6 triệu tiền tươi vào năm 2007. Khủng.

    Old school of thoughts cứ cho là học thành Pharmacists, Dentists là ổn. Ổn thiệt, nhưng so với mấy tay kể ở trên thì … quá nghèo. Dzô salary.com coi thì biết. Lương trung bình $140K một năm thì chỉ có trả được 1/3 tiền thuế bất động sản hàng năm cho Mr Chỉnh Chu hay mướn được cái … toilet của chàng mà nghỉ lưng. Huhu.

    Like

    • Gia lum lon says:

      Cái ratio này giống y chang mua xổ số kiến thiết quốc gia
      hehe

      Like

    • ngoclan says:

      Rồi, nghe lời ông Trùm nói, tối nay tui tiếp tục mơ giấc mơ làm nhà giàu 🙂
      À, mà Mr Chỉnh Chu mua mà rồi cho mướn cái toilet rồi ổng “đi” ở đâu????

      Like

      • Trùm Sò says:

        Chắc “đi” trên máy bay riêng. Hehe. Nhất quận công, nhì ỉa đồng, bây giờ văn minh rùi không tiện ỉa đồng thì lên máy bay riêng ị trong lúc lơ lửng trên không trung cũng mát cái phao câu không kém ị đồng. Hahaha.

        Like

        • Bidong says:

          Trời ạ! 🙂

          Like

        • Van Nguyen says:

          Giải ‘còm bạt mạng’ chắc phải giao qua cho TS giữ quá! hahahah!
          Nghe nói phát ớn! 😦

          Like

        • Gia lum lon says:

          Y chang WC xe lửa của nuóc nào đó
          (hùi 2005, mấy đúa cháu, đi xe lửa từ B vao N, khi đi WC, chúng thấy đường rầy xe lửa ở dưới cái hole, hoảng sợ la oai oái, tịt luôn đi mét bố mẹ)

          Like

  10. Gia lum lon says:

    Là người có con sinh ra và trưởng thành tre^n đất Mỹ, xin góp ý vài hàng.
    Ngao và Già Lượm Chai Napa đều đã nói ra nhiều khía cạnh cần thiết để dạy dỗ và đừng cách xa con cái.
    Việc thành công căn bản đầu tiên là cha mẹ, con cái gần, thuơng yêu và kinh trọng nhau.
    1- “là chuyện hiểu con và dạy con?” : Đồng ý, và nhất đừng là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó ” hay ba(‘t con học hay achieve nhu*~ng gì “cha mẹ” từng mơ ước hay không đạt được (?), hay là vì lòng ganh tị.
    Bottom line: đời sống của chúng, để chúng có cái tự do lựa chọn và chịu trach nhiệm với chính mình , gia đinh và xã hội trong sự lựa chọn đó.
    2- Nếu con muốn học Y N D : Khuyến khich Con volunteer vào làm trong các nhà thuơng, văn phong y tế, pharmacy, nursing home, các hội từ thiện cua? các trẻ em tàn tật . Lòng vị tha, đam mê và chịu được cực khổ là đức tính cần thiêt cho sự thành công trong ngành này.
    3- Điều quan trong trọng nhất là giúp chúng tìm đươc cai “goal” của đời sống, thành người hữu ích trong xã hội, và cho chúng biết rằng, cha me luôn thuơng yêu con
    4- Như Ngao nói ở trên: Đừng bao giờ so sánh chúng với bạn bè, hay với chính anh chi em trong gia đình. Cân nuo^i niềm tự tin, và tìm ra được chính bản ngã của chúng.
    5- Như Anh Napa noi” Role model và peer pressure là những mãnh lực rât quyến rũ và cần thiết cho con em tha`nh co^ng . Walk the talk.
    6- ‘Cha mẹ sanh con trời sanh tánh’” : họ đỗ tên thừa. Vẫn là trách nhiệm của cha mẹ

    Cuc ACE cuối tuần vui

    Like

  11. Gia lum lon says:

    Cô giáo à,
    Qua đây có vài năm, cô đã quậy thành công ó xứ cộng hòa Bolsa, Bi và Ti đã có gene đó, sẽ quậy tanh banh và rực rỡ ỏ xứ sở này trong tương lai
    hehehe

    Like

    • ngoclan says:

      Cái này dân gian gọi là Oan Thị Mầu nha, à không, Oan Thị Kính nha!
      Lúc nào tui cũng ngồi co ro một góc không có quậy quọ ai hết nghe 🙂

      Like

  12. sò says:

    Bức tranh gia đình hạnh phúc:
    Cô cô ngồi viết bài cho báo NV. Thầy thầy lui cui ráp cái máy lạnh cho mát. Bi đem thức ăn đến tận bàn, “Mẹ, mẹ thử món mới con vừa nấu xong.” Ti đang dùng tiền viết báo của cô cô đầu tư sinh lời đặng mua nhà 6 phòng.

    Like

  13. Lụa says:

    @Độc-giả Texas
    (Ngao nghĩ DẠY CON là một nghệ-thuật, không dễ dàng ở xứ Mỹ, và cũng không còn dễ dàng ở VN nữa…
    – Tín-ngưỡng tuy không còn là vấn-đề tối ưu trong thời-đại văn minh hiện-tại.
    Tuy nhiên, nếu đứa trẻ có dịp sinh hoạt với bạn bè trong các hội-đoàn tôn giáo hay hướng-đạo thì cũng giảm thiểu được một số chuyện đau đầu cho cha mẹ.)

    Con cái của Lụa và của các bạn chung quanh đây, đang là những huynh trưởng thiện nguyện trông coi hơn 1000 em trong các hội Thiếu Nhi Thánh Thể và Thiếu Nhi Phật Tử, nên Lụa xin phép nêu ra đây vài vấn đề rất đáng trách từ quí vị phụ huynh.
    Các bạn biết, những em huynh trưởng trông coi thiếu nhi miễn phí kia đều đang là sinh viên của các trường đại học, với bài vở thi cử ngập đầu có khi ngủ không đủ, đáng lẽ cuối tuần các em cần được nghỉ ngơi, gặp bạn bè, hay giải trí,
    Hoặc những em đang học hệ chuyển tiếp lên Y Nha Dược, cần phải làm thiện nguyện ở các nơi có liên quan tới nghành nghề của mình để có cơ may xin vào các trường đó .
    Vậy mà các em hy sinh hết, đến cuối tuần lại tự đổ xăng lái xe tới các hội đoàn để sinh họat săn sóc cho các thiếu nhi càng ngày càng đông mà huynh trưởng thì thiếu .

    Còn các phụ huynh thì sao? Đa số là người hiểu biết thì thông cảm tội nghiệp cho các em huynh trưởng, nhưng vẫn còn một số nhỏ những bậc cha mẹ rất đáng khinh và vô trách nhiệm .
    -Thí dụ như đem con quăng ở đó, rồi kéo nhau đi chơi ở đẩu đâu quá giờ rất lâu cũng không đến đón con về .
    -Biết con mình sinh hoạt Thiếu Nhi, vừa học Việt Ngữ Giáo Lý có khi 6,7 tiếng đồng hồ, vậy mà không hề soạn cho con một chai nước hay ít bánh trái gì cho nó ăn lót dạ, nhiều đứa đói muốn xỉu khiến các em huynh trưởng lại phải gom tiền túi đi mua bánh (mà các em sinh viên thì nghèo rớt mùng tơi chứ có dư dả gì cho cam)
    -Một năm Thiếu Nhi chỉ đóng từ $30-$50 (tùy hội đoàn) cho sách vở, giấy bút, phần thưởng cuối năm. Ai cũng trả tiền mặt có khi cho thêm, vậy mà cũng có vài phụ huynh nỡ lòng đi ký check lủng nữa chứ, khiến các em bị nhà băng phạt $35.
    Còn có phụ huynh rất du thủ du thực, không hề biết xấu hổ ngượng ngùng hay xin lỗi, còn tới la ó nạt nộ các em huynh trưởng: “lỗi ở các người mà sao bắt tui trả tiền phạt, tại các người không đi lãnh ngay mà để cả tháng thì không còn tiền là đúng rồi”
    Chửi xong hắn ta hầm hầm lôi em bé đi, miệng rủa :dzìa mày, học học cái con mẹ gì !!!!
    Ôi thật nóng máu sôi gan, cha mẹ như vậy làm sao đòi hỏi con cái ra người tốt cho được .

    Vài hàng chia xẻ để thấy rằng, tư cách của cha mẹ cũng góp phần rất lớn trong vấn đề con nên hay con hư sau này !

    Like

    • Già lụm lon says:

      Cô Lụa con ông Chánh bữa nay làm cô “quản” mang cai roi mây quât vài cha mẹ hư
      heheheh

      Like

    • Bidong says:

      @Chị Lụa: hồi xưa B. đi giúp chương trình Việt ngữ ở nhà thờ, nhiều cha mẹ thả con đến trường rồi lẹ lẹ chạy đi shopping, nhiều hôm cũng đón trể hoặc nói con vào nhà thờ tự đi lễ luôn để thêm được mấy tiếng nữa! nhiều khi không để ý thả con những tuần nghỉ lễ, báo hại đứa nhỏ lang thang trong sân nhà thờ như là “homeless” vậy. Còn có nhiều cha mẹ không đóng tiền cho con học giáo lý/Việt ngữ, nhưng biết có chương trình học từ giờ đó đến giờ đó, thì cứ thả con ở đó cho nó đi lang thang trong sân nhà thờ, coi như đem con bỏ chợ để về lo chuyện riêng ở nhà, kể cả đi làm overtime nữa đó! 😦

      Like

      • ngoclan says:

        Mai mốt chị Bidong có nhìn thấy thằng Bi đi lang thang trong sân thì chỉ đường kêu nó đi bộ qua tòa soạn kiếm em đang ngồi viết blog nghe, hahahaha

        Like

  14. Van Nguyen says:

    Hai thằng con tui còn nhỏ nên tui nên tui chưa dám múa riều qua mắt thợ về vụ nuôi dạy con, nhưng cho đến giờ phút này, thằng con lớn của tui 16 tuồi, tui chưa khi nào bị ‘nhức đầu trầm trọng’ về vấn đề con cái, mà chỉ có…nhức mình! hehehe!
    Không biết tui lo cho con tui như thế nào mà có lần bà chị kế của tui ngứa mắt nói ‘Thấy con nhỏ này nó cứ đi tò tò theo lo cho con của nó!’ 😛

    Like

  15. HTC says:

    Có chuyện nầy tui kể cho ACE nghe, rồi suy nghĩ sao tùy mọi người nghen
    Tui có thằng bạn, quen từ hồi còn ở quê nhà, học hành chả ra làm sao cả,qua Mỹ năm78, có 7 đứa con, khi các con nó bắt đầu lớn, nó dạy con chỉ có một câu, mà sau nầy tui nghe kể, và tui sợ nó luôn
    Nguyên văn câu dạy con của nó như vầy : ĐM, ở Mỹ nầy mà không học cho có bằng cấp, là nữa đói chết mẹ luôn nghe tui bây, nó nói chuyện là luôn có tiếng Đức, đến bây giờ cũng vậy
    Vậy là xong, con muốn học sao thì học, mà nó có biết gì đâu mà dạy.
    Các con của nó bây giờ, thằng lớn làm ở ngân hàng, nghe nói cũng có chức, con gái kế là Luật Sư, làm việc cho một công ty lớn, thằng thứ ba và tư là bác sĩ làm ở bệnh viện vùng Los, thằng thứ năm và sáu, đang học y khoa, con gái út học dược ở UCLA, và đi học đều có học bổng,
    Tui cứ suy nghĩ không lẽ con nó bị chửi, rồi sợ quá nên ráng học để thành đạt. Hiểu hổng nổi, hừ

    Like

    • Bidong says:

      Hay không bằng hên! Cũng có thể người cha có tướng “ngầu” thành ra các con của ông sợ mà học cũng không chừng? 🙂
      Thường nếu đứa con đầu nên thân và thành đạt thì sẽ kéo theo đàn em cũng OK.

      Like

      • Gia lum lon says:

        @Hen
        “Thường nếu đứa con đầu nên thân và thành đạt thì sẽ kéo theo đàn em cũng OK.” :
        Đúng 100%, vì có role model và người huớng dẫn

        Có thể họ ngẫu nhiên ở khu có trường học, bạn bè tốt

        May mắn: chỉ là cach nói khéo và khiêm nhường của cha me có con thành công

        Like

        • ngoclan says:

          Giờ tui mới hiểu tại sao con đầu của tui nó nhỏ con dữ như vậy. Thì ra là nó phải ì ạch kéo thằng em nặng hơn nó 10 pounds 🙂

          Like

        • Lụa says:

          (May mắn: chỉ là cach nói khéo và khiêm nhường của cha me có con thành công)

          Đồng ý 100% với chú! Có con học lên tới Y N D, ngoài ý chí phấn đấu kiên cường của đứa con, còn có sự hy sinh rất lớn lao của cha mẹ, không có sự tự nhiên hay may mắn mà thành!
          Chúc chú lụm được nhiều lon hạnh phúc 🙂

          Like

    • Độc-giả Texas says:

      @HTC
      Ngao thấy hình như con cái của những bậc cha mẹ mà ảnh hưởng văn hoá Tây Phương ( nói chung, có thể là Tây, Mỹ, Úc, etc), hơi khó mà có con cái thành công hơn những cha mẹ quê mùa ( hay không có dạy dỗ con cái nhiều). Lý do là những vị theo văn hoá Tây Phương thiên nhiều về sự tự do lựa chọn và xem con cái như bạn. Nhiều vị dở khóc dở cười vì con mình học những ngành vớ vẩn bây giờ kiếm việc làm không ra. Cũng như anh HTC kể , trong một gia đình mà ông già chửi kiểu đó cũng khó nghe chịu không nổi, thôi thà học cho xong.

      Có lần Ngao nói với các em thanh niên thế này:” tuy tiền bạc hoặc công danh không phải là cứu cánh của đời sống, nhưng sẽ cho chúng ta sự tự tin khi giao tiếp với người đời. Thanh niên có đủ tự tin để bày tỏ lòng yêu thương với một cô nào đó, và thanh nữ cũng không phải mặc cảm thua sút hơn phía nhà trai. Hơn nữa, ai mà không muốn lấy một người có thể lo cho mình, etc. Giữa hai người ngang tuổi, đẹp trai như nhau, tính tình tác phong tưạ tựa nhau, thì chắc chắn cái anh có việc làm bảo đảm có nhiều cơ hôi hơn”. Thực-tế hơi phũ-phàng nhưng vẫn đúng ở bất cứ xã-hội nào.

      Like

      • ngoclan says:

        @Độc-giả Texas:

        “những bậc cha mẹ mà ảnh hưởng văn hoá Tây Phương ( nói chung, có thể là Tây, Mỹ, Úc, etc), hơi khó mà có con cái thành công hơn những cha mẹ quê mùa ( hay không có dạy dỗ con cái nhiều)” —- NL không nghĩ như vậy.

        Like

        • Độc-giả Texas says:

          @NL ơi
          Ngao chỉ nói ” hình như” nghĩa là chỉ dựa vào một số trường-hợp gặp phải thôi. ” hơi khó” là vì họ không có ép con cái chứ không phải vì không biết dạy.
          Những đứa trẻ trong những gia đình này thành công là do tự chúng có goals và cha mẹ chỉ hỗ trợ. Và nếu gặp đứa không có goal thì khó mà thành công là vậy.

          Like

          • Gia lum lon says:

            Ngao à Ngao ơi
            Không ép con học hay pha?i theo một ngành nghê`nào, nhưng không phải là không “ép” “tàn canh” , ba(‘t con phải co’ goal(s) cho tương lai để thành người hữu dụng cho xã hội và sống còn cho chính mình 😛
            Để cho con tự do lựa chọn khác vơi’ “mặc xác”. Chúng phải biết và theo cái process: High school, college, xong rùi professional school..etc

            Like

            • Độc-giả Texas says:

              @ Sư-phụ ơi
              Dạ, ý đệ tử muốn nói là không ép theo ngành nào trên Đại-học đó Sư phụ.
              Cám ơn Sư phụ đã clarify dùm !

              Like

    • Napa says:

      @HTC
      Bởi vậy tui nói con cái ngoan ngoãn học hành nên người cũng là do phước đức ông bà tổ tiên để lại. 🙂
      Có lẽ tụi nhỏ đi học trong trường có thày cô bạn tốt dẫn dắt hoặc đứa đầu thành công làm gương cho mấy đứa em noi theo. Đáng phục cho anh em nhà đó.

      Like

  16. Chi Nha says:

    [IMG]http://i46.tinypic.com/348rd3o.jpg[/IMG]

    Like

  17. Chi Nha says:

    http://tinypic.com/r/348rd3o/6
    testing cách Ngao hướng dẫn cn post hình ảnh , cn dở ẹc computer Ngao ui, có gì Thầy Ngao đừng cười cn nha Thầy Ngao.

    Like

    • Chi Nha says:

      @ các bạn còm mến , đã biết cách post hình rồi nè, hình ảnh ” cha nào con nấy ” , cám ơn Bidong, Ngao , Đoan , Ốc…Hến…và nhiều nhiều nữa, nhờ Blog Ngọc Lan mình học thêm nhiều điều hay quá….quá….quá…

      Like

    • Bidong says:

      🙂 🙂 🙂

      Like

    • Độc-giả Texas says:

      @ Chị Nhà ơi
      được rồi mà! chị thích hông? khi mình coi một bài nào hay, hình ảnh đẹp hoặc nhạc hay rồi muốn gửi đến bạn bè thân quen cũng là một cái thú.
      Chúc chị vui nhe

      Like

  18. Độc-giả Texas says:

    @Chúc NL, Sư phụ và quý vị ngày thứ bảy thật vui

    @ Bonne Après-midi chị An Lành nhe!

    Like

  19. Chi Nha says:

    Tuần lễ đầu tiên mới qua Mỹ, hướng dẫn con cái làm homework, thật tình tui không hiểu chữ MOM ( mother người mẹ ), bèn gọi phôn hỏi người cháu đã ở Mỹ lâu năm, nghĩ lại vui quá. Vào học lớp ESL cô bạn ngồi bên cạnh hỏi chữ Doctor có nghĩa là gì ? sau đó cô bạn thật thà kể về miền quê của cô chỉ có bà mụ lo cho các bà bầu sanh đẻ. Hai đứa rủ nhau mua cuốn Kim Tự Điển (thời 1995 giá là 250 đôla lận, cũng ráng mua để học hỏi tiếng Mỹ với người ta.

    Tháng vừa qua Feb 2013, có bà chị bà con qua Mỹ du lịch, cả nhà đãi bà chị đi ăn ở các tiệm Mỹ . Trong bàn ăn thằng con trai xin phép về trước, tui nhờ cháu mua dùm cục pin để gắn vào cuốn tự điển. Bà chị thốt lên một câu ngạc nhiên : ” giờ này mi 61 tuổi mà còn học gì nữa ? ” . Chị ơi, học, học mãi, sự học vô bờ bến chị ơi.

    Like

    • ngoclan says:

      Chắc em cũng phải để dành $250 mua cái Kim Tự Điển mới được 🙂

      Like

    • Bidong says:

      B. thì thích lật tự điển giấy hơn vì nó cho mình biết những chữ gần gần giống như chữ mình muốn tìm. B. cũng có mua 1 cái KTĐ, ít khi xài qua rồi cuối cùng mang cho; nhưng tự điển giấy thì xài đến cuốn thứ 2 luôn! Nhớ hồi mới qua Mỹ, đi học về học bài, thức khuya thật khuya để tra từng chữ trong bài để hiểu cho rõ; người ở Mỹ lâu học cùng bài đó chỉ mất có 1/5 số giờ mình học! ớn luôn! 😦

      Like

  20. Lụa says:

    @Bidong: “hồi xưa B. đi giúp chương trình Việt ngữ ở nhà thờ, nhiều cha mẹ thả con đến trường …”
    Gặp những trường hợp cha mẹ vô tâm như vậy thì Bi phải ứng phó làm sao hở Bi ?

    @HTC: “Có chuyện nầy tui kể cho ACE nghe, rồi suy nghĩ sao tùy mọi người nghen…”
    Chú à, người bạn đó của chú tuy nói năng thô lỗ nhưng chắc là một người cha thương yêu và hy sinh cho con hết mực. Nên các con hiểu tấm lòng thương con vô bờ của người cha và cố làm cha vui lòng?
    Cái khó là làm sao cho con nó thấy mình thương chúng nó vô điều kiện, bằng không, tụi nó sẽ làm toàn những điều trái ngược để chọc tức và phản kháng cha mẹ .
    Uiiii đời là bể khổ….qua được bể khổ…. là qua đời luôn 😀

    Like

  21. Bidong says:

    @Lụa: khi phát hiện những em không thuộc lớp nào hết và thường thấy hầu như hàng tuần lang thang trong sân nhà thờ, hiệu trưởng sẽ mời em đó vào văn phòng, hỏi mãi nó mới cho biết số phone của ba mẹ (vì có lẽ nó cũng được dạy cho “nói láo” là không biết)… thế là ba mẹ nó được mời tới và bàn giao con lại. Những lúc sau này, nhà thờ phải mua bảo hiểm cho từng học sinh thành ra vấn đề an ninh cần phải kiểm soát để phòng ngừa những rũi ro có thể xãy ra. Trước đó thì vấn đề này không được quan tâm nhiều!
    “Cái khó là làm sao cho con nó thấy mình thương chúng nó vô điều kiện, bằng không, tụi nó sẽ làm toàn những điều trái ngược để chọc tức và phản kháng cha mẹ.” Theo B., thì nhiều khi nó biết mình thương nó quá, nó lại “manipulate” mình theo như ý nó mới chết chứ! Thành ra hên xui là đứa trẻ có biết thương cha mẹ hay không thôi! 😦 Chị Lụa nói đúng, đến khi “qua bể khổ… là qua đời luôn…” vì chỉ khi nào con cái có con thì khi đó nó mới biết thương cha mẹ hay thương hơn lúc nó còn trẻ; khi đó có thể cha mẹ đã qua bên kia thế giới rồi! 😦

    Like

    • Van Nguyen says:

      ‘làm sao cho con nó thấy mình thương chúng nó vô điều kiện’, chủ trương này hình như là đi ngược lại với ‘đường lối và chính sách’ của ông Rồng của tui! hehehe!

      Like

  22. Van Nguyen says:

    Hôm qua nay tui cứ suy nghĩ về câu hỏi của cô giáo ‘Lỡ như rơi vào những trường hợp tương tự như trên, thì sao nhỉ?’
    Tui nghĩ nếu như ai rơi vào tình cảnh này thì
    .La rầy chửi mắng nhất định là không phải biện pháp hữu hiệu mà còn làm cho tình trạng xấu thêm.
    .Làm ngơ bỏ mặc không cải thiện được gì.
    . Cách tốt nhất là nói cho con cái biết cảm nghĩ của mình như thế nào khi tụi nó xử sự như vậy, nhưng TRÁNH những câu như ‘con làm ba/má cảm thấy xấu hổ’, hoặc là ‘con hết thuốc chữa rồi’ chẳng hạn, những câu nói như vậy gieo vô đầu đứa con ý nghĩ ‘cho dù mình có sửa đổi thì ba/má vẫn nghĩ mình là người vô dụng, vậy sửa để làm cái gì!’. Và khi nói thì nên cứng rắn, chớ không phải là năn nỉ tụi nó.
    Một con người có tình cảm có lương tri thì ít nhiều gì cũng chạnh lòng khi thấy người thân của mình buồn, con cái cũng vậy, khi thấy cha mẹ buồn phiền thì tụi nó sẽ suy nghĩ lại về cách xử sự của tụi nó. Chửi mắng, đánh đập, nói khích chỉ tăng thêm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

    Like

    • Bidong says:

      Tuổi trẻ nó chưa có nhận thức được cái gì nên và cái gì không nên làm. Hình như tụi nó nghe bạn nó hơn là nghe cha mẹ và gia đình? Nếu con cái biết suy nghĩ thì đó là cái phúc cho gia đình, nhưng nếu nó là loại ngỗ nghịch thì chỉ có chờ thời gian cho nó trưởng thành và suy nghĩ và biết rõ những chuyện mình làm hơn. Tệ nhất khi mọi thiện chị đều không hiệu quả là “boot camps” và family couseling! 😦

      Like

      • Bidong says:

        chị = chí

        Like

      • Van Nguyen says:

        Nhiều người muốn thân với con nên thay vì làm cha mẹ thì lại …làm bạn với nó, riết rồi nó sẽ coi cha mẹ như những ‘đứa’ bạn ngang hàng! Đường nào cũng chết! hahahah!

        Like

    • Gia lum lon says:

      Mang gửi bà chị kế 😛

      Like

      • Van Nguyen says:

        Nếu là bà chị kế thì kêu là đem bỏ chớ gởi gì! hahahah!

        Like

        • ngoclan says:

          hahahahaha, đúng là như vậy!
          “Bỏ nó đi!” tui xúi nhiều người như vậy mà hỏng ai dám làm hết trơn, mà cũng chẳng bao giờ nghe kể về con cái họ nữa 🙂

          Like

  23. Van Nguyen says:

    Nói đến chuyện con cái dường như ai cũng ngán ngẫm, bỏ đi nhậu hết rầu! heheheh!
    Thôi để tui cũng đi làm một chai…sữa đậu nành! 😛

    Like

  24. M&M says:

    Mấy hôm nay, tôi đang đọc dở quyển “How Children Succeed” của tác giả Paul Tough, thấy rất hay. Hôm nay, nhân đề tài “chuyện con cái”, tôi xin được chia sẻ một số điều học hỏi được từ quyển sách này với quý anh chị em nào có con còn nhỏ.
    Mục tiêu của quyển sách là tìm nguyên nhân khiến phần lớn những trẻ em gia đình nghèo không hoàn tất được cấp bậc đại học, và làm thế nào để hạn chế, vượt qua (overcome) những nguyên nhân đó.
    Bấy lâu nay, các nhà giáo dục tin rằng sự thành công trong học vấn là sản phẩm của cognitive skills, là khả năng đọc, viết, hiểu và nhớ, còn được gọi là trí thông minh có thể đo lường được bằng chỉ số IQ. Nhưng gần đây, dựa trên một số nghiên cứu khoa học tổng hợp từ những ngành kinh tế, tâm lý, thần kinh và giáo dục, các nhà khoa học đã xác định yếu tố khiến các sinh viên hoàn tất được những năm đại học và tiến xa hơn nữa chính là tính khí cá nhân. Tính khí đó là khả năng chú tâm vào một việc, tự chế được những tâm tư bất thường (impulse), có đầu óc tìm tòi, không ngại khó khăn và cố gắng vượt qua những chướng ngại gặp phải.
    Nhưng những tính khí kể trên từ đâu mà có? Làm sao để phát triển tính khí? Và điều gì đã xảy ra với những trẻ em nhà nghèo? Để tìm câu trả lời, đầu tiên, Paul Tough đã khảo sát những nghiên cứu trong khoa thần kinh học. Nghiên cứu cho thấy môi trường sống, như thường bị la mắng, đánh đập, bỏ rơi của trẻ em nghèo đã tạo những áp lực (stress) rất lớn và liên tục lên các em. Những áp lực này đã tạo ảnh hưởng xấu cho phần prefrontal cortex của bộ não, là bộ phận có chức năng self-regulate (tự điều hoà?) mọi hoạt động, khiến các em khó tập trung tinh thần, khó ngồi yên một chỗ, khó vượt qua điều trái ý và khó làm theo lời chỉ dẫn (follow instructions).
    Một điều tích cực trong kết quả của những cuộc nghiên cứu trong khoa thần kinh học là những áp lực đó trên trẻ em có thể được hoá giải. Cách hoá giải đó chính là cử chỉ bày tỏ sự âu yếm, trìu mến, chăm sóc, quan tâm của người mẹ. Qua các cuộc thử nghiệm, các bác sĩ đã quan sát được cử chỉ quan tâm của người mẹ có tác dụng giảm thiểu được sự tàn hại của nghịch cảnh vào hệ thống phản ứng stress (stress-response system) của trẻ em.
    Trên đây là vài điều được nêu ra trong phần đầu của quyển sách. Một kết luận tôi rút ra được cho chính mình sau khi đọc phần này là cách cư xử, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của cha mẹ đối với nhau và đối với con cái có ảnh hưởng rất lớn trên học vấn của con mình.

    Like

  25. Già lụm lon says:

    ACE nao có Kindle hay Tablet can down load cuốn nay (free trong Kindle ebook)
    “Yellow on the Outside Shame on the Inside , Asian Culture Reveal ” by Ansom Chi

    Đồng y’ à cám ơn MM

    Like

  26. Già lụm lon says:

    va`

    Like

  27. Bidong says:

    Xin mời còm sĩ đọc bài mới của cô giáo. Đặc biệt thân mời chị HDJ ăn một tô cháo lòng hàm thụ Tam Biên nóng hổi vừa thổi vừa ăn nha! 🙂

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162552&zoneid=1#.UTNUeTfQjvA

    Like

  28. Gia lum lon says:

    Phải đồng ý với anh Lính, Tam Biên ăn chơi ngon rẻ, nhưng quí vị nào phải đếm điểm ” đường, mỡ, máu” thì nên suy nghĩ lại .
    (lâu lâu ăn môt nồi như Hdj thì không sao)
    heheh

    Like

  29. Lụa says:

    @Van Nguyen (‘làm sao cho con nó thấy mình thương chúng nó vô điều kiện’, chủ trương này hình như là đi ngược lại với ‘đường lối và chính sách’ của ông Rồng của tui! hehehe!)

    Hến ui, “vô điều kiện” của Rồng định nghĩa ra sao? 🙂 , với Lụa, “vô điều kiện” là bất kể:
    -Con là bác sĩ hay đầu bếp.
    -Con xấu như Thị Nở hay đẹp như tài tử.
    -Con là con trai hoặc con gái .
    -Con là bình thường hay đồng tính.
    -Con khỏe mạnh hay con tàn tật .
    Cha mẹ đều thương các con hết lòng hết trí khôn :), nhưng nếu các con hư hỏng, tàn phế nhân cách, thì cha mẹ cũng vẫn thương nhưng đau lòng cho đến chết .
    Đó, “vô điều kiện” của Lụa là phải nằm trong khuôn khổ “có điều kiện” 😆

    Chúc mọi người Chủ Nhật an vui! 🙂

    Like

  30. Chi Nha says:

    @ các bạn mến, xin đi lạc đề một chút. Chiều hôm qua thứ bảy, tham dự Rehearsal ( diễn tập lại các mục văn nghệ của các anh chị Không Quân Oregon, tuần tới 9 tháng 3 ngày chính thức . Trong bàn ăn có một anh giọng nói miền Nam nói với anh giọng nói người miền Bắc: Tui không hiểu anh email cho tui anh nói cái gì dzậy ? thì anh ghi là ” cái cây của nhà tui “ngả” rồi ( dấu hỏi ) , anh Bắc email lại : ” cây chưa đổ là vui rồi…” , anh Nam nói ” cây nhà tui té cái đùng rồi…mà anh nói vui vui là sao dzậy ? ”

    Tui bèn tài lanh xen vào câu chuyện : à, thì ra là cây ngả tức là cây chưa té ? cây mới nghiêng ngiêng thôi ?

    Sau đó, một anh Không Quân khác kể : Ngày tui học lớp nhì ( lớp 4 bây giờ ), tui sao y bản chánh của cổ đọc chính tả ” … Má của em… phẩy…” sau đó cổ uýnh tui mà tui còn bị zero nữa, hùi đó tui sợ cô giáo thấy mẹ tui luôn , nên đâu dám “cải”. Trời ơi từ lớp một đến lớp ba, tui học toàn cô giáo người Nam, mấy cô đó đều đọc chữ ” phết ” , đến lượt cô Bắc cờ này cổ ” phẩy ” cho tui một cái đau giáng trời mây…”

    Anh KQ khác, tui học cô giáo miền Trung , khi cổ đọc chính tả, tui cũng sao y bản chánh của cổ ” con hộ chậm …” cô giáo của tui dễ thương hơn cô giáo Bắc cờ của cha này , cổ gọi tui và hỏi em viết cái gì vậy cô không “hiệu” ? sau khi cổ cho tui đọc lại bài chính tả nguyên mẫu của cổ, tui mới hiểu chữ ” chậm ” có nghĩa là dấu chấm câu ( sau chữ con hổ là dấu chấm ).

    Like

  31. Chi Nha says:

    cây ngả = cây nghiêng nghiêng chưa ngã .

    Like

  32. HTC says:

    Chuyện con cái thì tui phẻ rồi, nên bi giờ rảnh tui nghiền” người thua trân ” đang miên man về” chuyến tàu đời”, thì điện thoại reo, được tin thằng bạn học hiện ở San Jose, vừa qua đời, đúng là chuyến tàu đời ai cũng phải xuống sân ga, cứ xuôi theo tự nhiên, không chừng hay hơn

    Like

  33. Van Nguyen says:

    Hồi trưa giờ ông gác cổng blog chắc đóng cửa đi biểu tinh hay sao mà hổng thấy ai vô hết trơn! heheheh! Thôi để tui đi coi phin tiếp! 😛

    Like

    • sò says:

      Mọi người đi nhậu hết rồi. Cả nhà đầy đủ cha mẹ con cái nhậu xong rồi ghé ăn mỗi người một tô Tam Biên ít cháo nhiều lòng. 😆

      Like

      • Van Nguyen says:

        Chắc sau khi đọc bài xong nhiều người đang tìm cách củng cố lại tình hình nội bộ! hahahaha!

        Like

  34. Độc-giả Texas says:

    @Hến & Sò
    trưa đến giờ Ngao cũng chạy ra chạy dzô.

    Like

    • sò says:

      Ngao, có cái này sò cứ thắc mắc hoài. Độc là sách đúng không? Độc-giả là người coi sách. Còn đọc giả là người đọc giống như thính giả là người nghe. Vậy thì độc giả khác với đọc giả ra làm sao? Ý mà không phải chữ “đọc” là tiếng việt có lẽ độc giả mới đúng. Vậy chữ “đọc” viết tiếng Hán làm sao? Hahah … chắc là sò nói lung tung quá.

      Like

      • Van Nguyen says:

        Yahoo nói là
        Hoặc là kêu ‘độc giả’ hoặc là ‘bạn đọc’, ‘người đọc’, chứ không phải ‘đọc giả’. Độc là đọc sách đọc báo, chứ không phải sách.
        Độc giả là từ Hán Việt
        còn người đọc là tiếng Việt

        Like

        • Bidong says:

          Có lần tui cũng tưởng là “đọc giả” là người đọc sách/báo. Đến khi tui thấy cột báo trên NVO là “Ý kiến độc giả”, tui nghĩ là báo chắc đúng vì đăng cho triệu triệu người coi, hỏng thấy ai than phiền gì hết. Cho nên tui cũng “ăn theo” viết theo báo cho bảo đảm! 🙂

          Like

      • Độc giả Texas says:

        @ Sò ơi
        Hến giải thích đúng rồi đó. Đúng là vừa giỏi vưà lanh!

        Like

        • Độc giả Texas says:

          @ Sò
          “Giả” là người. và 2 chữ Hán đi đôi với nhau chứ không có vừa Hán vừa Việt.
          e.g.: Diễn giả: người diễn thuyết hay nói chuyện trước đám đông ( speaker, hay guest speaker )
          Thính giả: người nghe radio
          Khán giả: người xem TV, Cinéma, theater , etc.
          Note: cũng là xem mà gọi là Khán chứ không phải Độc nữa.

          Like

          • sò says:

            Ngao, cô cô là ký giả. Ký là viết chữ Hán, không phải là ký chữ Việt nghĩa là quẹt quẹt không ai đọc được … hahah …

            Like

Leave a comment