Đòi nợ cuối tuần

Tối qua vừa tính số.

Vậy là đúng một năm từ sau ngày nhiều người trên NL’s blog kể chuyện “Bằng cách nào, tôi đến đây” – những câu chuyện hay hơn bất cứ những chuyện gì tui từng đọc trong sách vở, bởi nó sống động và chân thật đến từng hơi thở.

Cũng tròn một năm để bắt mọi người “trả nợ”, đặc biệt là Ngao, Sò, Ốc, Hến, Tâm TL,… cho lời hứa đã viết trong bài “Ngày đó, bạn ở đâu, làm gì, thấy gì?” Nhiều người đã kể về những gì mình chứng kiến trong ngày 30 tháng Tư năm đó.

Nhưng cũng có những  người bị nêu tên trên “không nhớ lắm vì còn quá nhỏ” hoặc như Hến nhớ “Ngày đó, 30 tháng 4 năm 75, tui đang sống trên đảo, tui đang nằm ôm bình sữa nút chụt chụt chụt, nhìn thấy cái nóc nhà tui” nên hứa hẹn sẽ kể nhiều vì nhớ nhiều đến thời gian đến Mỹ và hội nhập.

Chuyện này thì có thể ai cũng nhớ, trừ khi bị “lú lẫn” như tui, hehehe.

Đúng ra thì tui lại phải là người kể trước, nhưng mà đây đó tui cũng đã kể rồi, nên thôi tui mang cái bản tóm tắt của tui ra thế chỗ trước nghen 🙂

***

Tôi trở thành công dân Hoa Kỳ

 Tôi trở thành công dân Mỹ vào một ngày gần cuối năm 2010, sau 5 năm đặt chân đến mảnh đất này. Tôi không biết diễn tả như thế nào cảm xúc của mình khi lần đầu tiên được đặt tay lên ngực một cách “hợp pháp” để nghe bài quốc ca Hoa Kỳ. Xúc động? Vui mừng? Hay một sự pha trộn nhiều xúc cảm?
Tôi chỉ biết khi đó, mắt tôi cay.
5 năm ở Mỹ, thời gian tưởng chừng như rất lâu, nhưng lại có lúc thoáng qua như gió.
Tôi nhìn lại hành trình trở thành một công dân Mỹ của mình với lòng biết ơn những điều mà tôi đã có được, may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều so với những câu chuyện đời mà tôi đã nghe, đã biết.
***
Tôi nhớ ngày đầu đặt chân đến Mỹ, một ngày hè tháng 7 của năm 2005, bỏ lại phía sau một công việc ổn định, một ngôi nhà ghi dấu tiếng khóc chào đời của hai đứa con tôi, một xóm nhỏ lanh canh tiếng dọn hàng rong những sớm tinh mai, một con đường luôn kẹt đặc xe giờ cao điểm, và lầy lội nước mỗi khi trời trút mưa.

Và hơn hết, tôi chấp nhận bỏ lại phía sau những kỷ niệm chất ngất suốt cả ba mươi năm trời, những con đường, những ngôi trường, những thầy cô, bè bạn, và cả những lứa học trò đã khiến tôi cảm thấy cuộc đời không có nhiều chuyện phải ưu phiền.

Tôi đến Mỹ, lập tức trở thành một thường trú nhân của thành phố Westmister, ngay tại Little Saigon khi những hàng dương, những hàng đào vừa được trồng xuống dọc theo con đường Bolsa.
Ba tôi đã cầm máy ảnh, chụp cả gia đình tôi cho biết ngày chúng tôi đến. Hàng dương này bao nhiêu tuổi, là chúng tôi đã ở Mỹ được bấy nhiêu năm.
Chị dâu chở chúng tôi đi làm những giấy tờ cần thiết ban đầu cho một gia đình di dân. “Quan trọng nhất là phải xin cho được cái medicare và food tamps,” những người thân trong gia đình nhắc nhở.
Từ một đời sống trung lưu, bỗng trở thành một người nghèo đến mức phải xin trợ cấp thực phẩm. Vui vì mình được cho free tất cả, nhưng tự trong sâu thẳm, một cái gì đó nghẹn ứ.
***
Ba tuần sau khi đến Mỹ, tôi tìm được công việc làm tại một công ty điện thoại viễn liên. Tình cảm của tôi đối với những người xa lạ nơi đây có lẽ xuất phát từ thời điểm này. Những người tôi không hề biết mặt, chỉ nghe qua giọng nói, nhưng đã cho tôi cảm giác ấm áp và thân thiện buổi đầu.
Tôi nhớ cặp vợ chồng một bác người Việt đã 80 tuổi ở New York mà do trí nhớ kém tôi đã quên tên. Ngày đầu chập chững đi làm, tôi cứ bị trục trặc hoài chuyện “verify” cuộc đàm thoại. Vậy mà họ không bực bội, cố gắng giúp tôi làm đi làm lại. Sau cùng là một lời chúc “thành công trên đất Mỹ.”
Tôi nhớ tôi đã có một người khách đặc biệt từ một tiểu bang xa. Ðó là một cô gái, độ chừng trạc tuổi tôi. Cô nói cô không muốn vào đường đây diện thoại đường dài nhưng lại “năn nỉ,” “Chị nói chuyện thêm với em chút nữa được không? Ở đây lâu lắm rồi em không nghe người Việt nói chuyện.”
Hai tháng sau khi làm ở công ty điện thoại, tôi chuyển qua làm full-time cho một trung tâm người già.
Tôi nhớ chị Trinh, cô Ba, chị Thủy, chị Anh, cùng nhiều cô bác nơi đó. Họ là những người đã khuyên tôi nên trở lại tiếp tục chuyện học hành. Ngày tôi nghỉ việc sau gần một năm gắn bó, tôi vẫn nhớ có người nhắn tôi đến để “cho tiền đóng tiền đi học.” Những ân tình đó, lấy gì đánh đổi?
Tình cảm con người đầy ắp, nhưng cuộc sống sao tránh khỏi những đắng cay.
T
ôi nhớ lần tôi lùi xe khi chở con đi làm răng, vô tình trúng nhẹ vào cửa chiếc xe đậu trước một văn phòng luật sư. Chiếc xe trầy một ít.
Vợ chồng chủ xe, những người làm trong văn phòng luật đó, khuyên tôi nên theo họ đến tiệm sửa xe quen để làm mới lại vì đó là xe của họ “mượn.” Tôi đi theo.
“$400 tiền công,” người chủ tiệm sửa xe phỏng đoán.
“Trời!” tôi kêu lên thất thanh, “Sao nhiều dữ vậy?”
Chưa hết, tiệm sẽ giữ xe lại khoảng 5 ngày để làm, mỗi ngày tôi phải trả $50 cho vợ chồng kia mướn xe khác.
Tôi về nhà, khóc như chưa bao giờ được khóc. $650 cho một vết trầy bé tí, cái giá phải trả cho một chút bất cẩn của tôi.
Một cái gì vừa nghẹn vừa ức, vừa tủi nhục cứ trào ra theo nước mắt. Ðó là số tiền bằng 2/3 tháng lương tôi đang làm khi đó. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc, “Tại sao một vết trầy bé tí trên xe phải mất đến 5 ngày để sửa nhỉ?”
4 năm sau, một người phụ nữ trung niên khi lùi xe trong khu parking đã “hit” vào sau xe tôi. Tôi bước xuống, người phụ nữ xin lỗi, và cho tôi số phone của bà. Trước mắt tôi hiện ra cảnh tôi đền tiền ngày nào. Tôi xé bỏ số điện thoại, và xem như một vết trầy may rủi cho chiếc xe của mình.
***
Rồi tôi đi học nail.
Ðó là ngày tháng tếu nhất trong thời gian 5 năm tôi ở Mỹ. Trường nail là nơi gom góp đủ mọi anh hào, đa phần là người Việt mới sang, đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Ðó là nơi những người chân ướt chân ráo tập tành, học hỏi làm quen với nếp sống xứ người.
Tôi nhớ ai đó dặn, “Ở Mỹ, khi ra đường thấy người té xỉu, trượt ngã đừng có mà chạy lại giúp kẻo mang họa vào thân.”
Bài học đó, tôi chứng kiến người ta thực hiện triệt để tại lớp học nail. Một cô lớn tuổi đang học bổng xây xẩm trúng gió, nhiều người dìu cô lên nằm trên chiếc ghế làm facial. Trong lúc một số xúm quanh xem có cần đánh gió, hay gọi cho người nhà, hay gọi cấp cứu, thì nhiều người khác ngồi thản nhiên như không, và khều tai nhau, “nè, đừng có mà dây vô. Không phải chuyện mình.”
Tôi bối rối.
Tôi nhớ lại, khi tôi ra đường xe bị hư, tôi lúng túng chưa biết xoay trở thế nào thì những người đến hỏi giúp đỡ tôi chưa bao giờ là người Việt, dù nơi tôi đang sống được xem là thủ phủ của người Việt.
Khi tôi loay hoay chưa thể nhấc được chiếc va li nặng trịch của mình để lên khoang hành lý phía trên chỗ ngồi trên máy bay, người tự động lên tiếng giúp trước tiên cũng chưa bao giờ là một người đàn ông Châu Á.
Có những ngại ngần gì trong cách ứng xử giao tế của người Việt chăng?
Ðến Mỹ, tôi lại học thêm bài học về văn hóa giao tiếp. Không hỏi tuổi, không hỏi tiền lương, không hỏi tôn giáo,…
Một người bạn vô lớp kể, “Dì mình từ Việt Nam qua chơi, bả cứ hỏi lương làm được bao nhiêu một tháng. Mình nói, ‘dì ơi ở đây không được hỏi lương người ta.’ Một lần, bạn mình tới nhà chơi, cô nàng đó khá đẫy đà. Dì nhìn rồi lên tiếng, ‘Ui, sao lâu ngày gặp lại con mập quá vậy?’ Mình lại nói, ‘dì ơi, dì không được nói người ta mập.’ Vài chuyện tương tự, dì phát sùng, ‘Cái gì cũng không được hỏi, không được nói. Tụi mày bây giờ là dân văn minh rồi, khó khăn quá!’”
Dì bỏ về, mang theo “cái thói học làm dân Mỹ” của bạn tôi về kể đầy cho người nhà nghe.
Tôi cũng bối rối. Tiếp thu và thực hiện những điều như thế nên như thế nào cho đúng lối?
Ðây có phải cái người ta gọi là “sốc văn hóa Mỹ”?
Theo thời gian, có được cái bằng “waxing,” tôi bắt đầu công việc của người thợ “nhổ” và “giũa.”
Có lẽ tôi sinh vào cung “may mắn” nên dù cho có bao lời đồn thổi về sự cạnh tranh khốc liệt nơi tiệm nail, tôi vẫn cảm thấy tôi yêu thích công việc mình làm, và nhận được những tình cảm dễ thương nơi đồng nghiệp.
Tôi vẫn nhớ hoài cách chị Liên chủ tiệm chỉ tôi làm sao sơn móng cho đẹp. Tôi nhớ cảnh cô Nga giả vờ leo lên chiếc ghế spa bên cạnh nói phone nhưng thực ra là đang hướng dẫn đứa thợ mới (là tôi) cách thực hiện từng bước trên chân khách.
Những điều đó, với tôi chẳng bao giờ là điều nhỏ nhặt để có thể quên đi.
***
Hơn 5 năm đã trôi qua kể từ ngày tôi đặt những bước chân đầu tiên đến Mỹ.
Từ một thường trú nhân, trở thành một công dân Hoa Kỳ, có gì khác lắm không trong tâm tư một con người?
Tôi đã đi qua những ngỡ ngàng, lạ lẫm của một nền văn hóa mới, để giờ đây có thể trở thành một công dân Hoa Kỳ, với đầy đủ bổn phận, trách nhiệm bên cạnh những quyền lợi.
Dẫu biết rằng, cuộc đời phía trước vẫn còn nhiều lắm những điều không quen, vẫn còn nhiều lắm những thứ mới mẻ, để có lúc mình vẫn phải rơi vào kiểu “sốc văn hóa,” nhưng không biết từ lúc nào, nỗi nhớ cồn cào về một xóm nhỏ lanh canh tiếng dọn hàng rong những sớm tinh mai, một con đường luôn kẹt đặc xe giờ cao điểm, và lầy lội nước mỗi khi trời trút mưa, nỗi nhớ những khuôn mặt thân quen ở Sài Gòn đã nhường chỗ cho nỗi nhớ con đường Bolsa tôi đi về mỗi ngày, nhớ tiếng chim hót bình an những sớm mai bên ngoài cửa, nhớ những nụ cười, những ánh mắt của những người chung quanh, và hơn hết, nhớ một không khí rất riêng của Little Saigon, mỗi khi tôi phải đi xa…
Nhiều người có thói quen hay hỏi, “Nếu được quay lại từ đầu, tôi có đi con đường như mình đã chọn?”
Biết là giả định, nhưng tôi vẫn muốn nói rằng, tôi cũng lại sẽ chọn con đường như tôi đã chọn, để cảm thấy mình thực sự xúc động khi nghe bài hát “God Bless America.

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Tám cuối tuần. Bookmark the permalink.

431 Responses to Đòi nợ cuối tuần

  1. Becky says:

    @ Khoai,
    đọc cái xe thấy mắc cười mà cũng làm Becky nhớ cái xe mini của thuở SV, ai cũng đi honda , Becky cứ “từng vòng từng vòng xe, chở vòng đời nhỏ bé…” mà an ủi nhờ bài hát quá dễ thương.
    Năm 82 vào college, B. làm work study cho mấy ông thầy trong khu technology, một bữa có ông thầy nói ” you are cute”, vì muốn chắc ăn nên B. hỏi lại và nhờ ổng viết ra, về tra tự điển, không thấy chữ nầy, nên chẳng biết ổng nói cái gì. Đến chừng hiểu ra thấy kỳ quá, chuyện vậy mà bắt ổng phải viết ra chữ.
    Còn B. chưa bao giờ viết về chuyên VB, vì hồi đó học ESL, bà thầy Mỹ nói, thôi mấy you đừng viết chuyện tị nạn nữa, mới đọc thì thấy lạ, bây giờ tui ngán quá chấm bài không nỗi luôn.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Lúc Hến mới học ra trường, đi làm, tiếng Anh nghe chưa rành. Được chổ làm tậu cho cái phone, Cisco VoIP Phone đàng hoàng nghe. Mà mỗi lần ai gọi phone vô là sợ quá, tim muốn rớt ra ngoài, cứ kêu người ta ‘Muốn gì thì email đi, nói trên phone tui hông nhớ!’ mà thiệt tình là mình không hiểu hết, mà không hiểu thì nhớ cái nổi gì! Được chừng 2 bữa chịu hết thấu, Hến set cái phone, cứ hễ ai gọi vô là cho đi một nước qua bên phần nhắn tin. Để khi nghe thì nếu mình hông hiểu mình nghe đi nghe lại.
      Vài ba bữa sau ông sếp đi họp trên Board of Supervisor về, đi xăm xăm vô chổ của Hến, nhìn mình với 4 con mắt mang hình…bom nguyên tử, ổng làm cho một tràng đại liên. Vậy là từ đó bắt đầu tập nghe phone, nghe riết đến giờ này…cũng hông hiểu gì luôn! hehehe!

      Like

  2. Bidong says:

    Hồi lâu lắm rồi, có lần tui chuyển job từ production lên văn phòng, lại làm cho HR nữa mới ngầu. Mỗi ngày tui phải trực dùm thư ký chỗ phòng tiếp khách 2 lần nghỉ break, mỗi lần 15′. Tui sợ quá trời, nói thì chưa rành, mà nghe thì còn dỡ hơn nữa! Hôm nào tui không cảm thấy khỏe trong người là tui phải gọi vào lấy bệnh! 😦 Sau vài tháng tui gần như muốn bỏ job luôn vì xì trét quá, nhờ một bà làm lâu năm ở đó khuyến khích đi học thêm tiếng Anh buổi tối và cần nhất là về nhà phải nói bằng tiếng Anh chứ không được nói bằng tiếng Việt! Qua được ải đó rồi thì coi như khoẻ re như bò kéo xe cho những jobs sau đó! 🙂

    Like

    • Van Nguyen says:

      À, thì ra khỏe là nhờ …kéo xe bò! heheh! j/k
      Vì trở ngại ngôn ngữ mà biết bao nhiêu người bị mất cơ hội thành công trên nước Mỹ! 😦

      Like

    • Trùm Sò says:

      Hùi tui mới ra đi làm, tới giờ ăn trưa, tui vô cafeteria ngồi ăn một mình. Trong hãng lúc đó có đám người Việt làm technicians với assemblers, có vài mạng cũng là engineers nhưng họ làm bên test hay support, còn tui làm bên research and development nên trong giờ làm việc ít khi tiếp xúc, chỉ có giờ trưa thì mới gặp nhau ở cafeteria. Mới đầu thì tui cũng định tìm mấy trự da vàng mở nụ cười cầu tài làm quen nhưng tui cảm thấy hình như ai cũng làm như không thấy tui, ngó lơ chỗ khác. Ngại quá nên tui ngồi ăn một mình.

      Hãng lúc đó engineering 80% là Mỹ trắng, trong R&D thì lưa thưa mới có một hai trự da vàng, Japanese hay Taiwanese, mà phần lớn là họ qua đây từ lâu, chỉ có tui là chân phèn mới tập tành mặc làm white collar. Mấy người Mỹ cùng group với tui thấy tui hay ngồi ăn một mình tội nghiệp sao á, họ hay chạy lại mời tui qua bàn của họ ngồi ăn chung. Khổ nỗi là mọi người cười nói huyên thuyên, bàn chuyện trên trời dưới đất, chuyện đời, chuyện TV, chuyện thời sự, mà tui thì thiếu vốn tiếng Mỹ, tui không hiểu gì ráo trọi, cứ đưa cái mặt trơ trơ đôi khi nhăn nhó ra mà không nói năng chi, như người bị táo bón kinh niên 😆 Mọi người quan tâm hỏi han thì tui làm bộ nói tui OK, chỉ đang suy nghĩ miên man thôi. Tui không dám tỏ ra là mình hiểu họ đang nói chuyện gì trong bữa ăn vì sợ họ hỏi tới thì chết tía 😉 Riết rồi đám co-workers của tui cho là tui là thằng mát dây, còn đám người Việt thì cho tui là thằng chảnh. Hahah.

      Làm được vài năm thì mọi người mới biết tui là thằng ba trời, không đến nỗi chảnh chọe. Lúc đó thì đi ăn trưa tui phải chia ra, có lúc tui ngồi với group Mỹ trắng của tui, lúc thì tui ngồi với đám nhà lá, vì ngại mích lòng cả hai bên là mình không ngồi với họ.

      Lúc sau này biết tui rõ rồi, có một gã làm technician mới nói, “mới đầu thấy mày ngứa mắt, muốn chặn đầu quýnh mày một trận cho chừa cái mặt chảnh.” Tui quay qua nhìn mấy người Việt khác dọ ý có phải dzậy hông, thấy ai cũng biểu lộ sắc mặt đồng tình. Úi chời ơi, tui nghe mà hết hồn. :mrgeen:

      Like

      • Toi Ke says:

        @ Trùm Sò – Chuyện bác kể tôi thấy giống giống đâu đó 🙂 Phải chăng cái ải này là chung cho nhiều người Việt lúc đó.
        Phần bác nói đám Mỹ nghĩ là bác mát dây tôi hiểu với lời giải thích của bác.
        Phần người VN làm chung phải đợi tới vài năm mới chơi với nhau thì tôi không hiểu được? Vì tôi nghỉ là tất cả là tới Mỹ với cùng hoàn cảnh, cùng nói tiếng Việt, có thể có nhiều điểm tương đồng khác, thì tại sao phải lâu như vậy mới quen được? có nhận xét gì cụ thể hơn mà bác có thể chia sẻ ngoài cái việc là họ nghĩ là bác chảnh chẹ. Tại sao bác thay đổi được suy nghỉ và chiếm được cảm tình của họ vậy?

        Like

        • Van Nguyen says:

          ‘Phần người VN làm chung phải đợi tới vài năm mới chơi với nhau’, hay là tại vì ai cũng…chảnh, không ai chịu nhường một bước để đến làm quen trước?!
          Tui thấy có nhiều người luôn chờ người khác chào mình thì mình mới chào lại, nếu gặp người kia cũng nghĩ như vậy thì đến cuối cùng chẳng ai thèm chào ai, riết rồi mỗi khi gặp là ngoảnh mặt làm ngơ.

          Like

          • ken zip says:

            @ Mây
            Khi mới vào blog, tui có trà rượu bánh mứt tới ra mắt Mây, và có gọi là Mây cô nương đó nha.
            Có nghĩa là tui tới làm quen trước đó nha. Nhưng hông hiểu vì sao thấy tui ở đâu là gây sự tới đó.
            Có phải quà cáp chưa đúng ý?

            Like

      • Van Nguyen says:

        Qua những người tui thường hay tiếp xúc, tui thấy người Mỹ họ ít có mắc cỡ, ít có e dè, nói gì không hiểu họ hỏi lại, học ngoại ngữ họ cũng dạn miệng.
        Còn người VN mình hay mắc cỡ, ưa ‘ngại quá’, ‘kỳ quá’, hoặc sợ nói gì ra người ta cười mình.
        Chổ tui làm có anh Việt nam kia người miền trung (hình như cả building chỉ có tui với 2 anh kia là người VN), mỗi khi đi trong hành lang gặp ảnh, tui chào ảnh, ảnh cười rồi đi lẹ lẹ, thấy ảnh làm như mắc cỡ hay sợ tui…rượt theo vậy! hahahah!

        Like

        • ken zip says:

          @ Mây
          hông phải chỉ có mình ” ảnh ‘thấy Mây là chạy mất dép đâu. Tui nữa nè. Phải chi có bốn cẳng chạy né Mây mùa mưa cho lẹ hén!

          Like

          • Van Nguyen says:

            Nói quá! tại người ta là người ‘Huệ’ nên người ta …ốt dột! hahahah!

            Like

            • ken zip says:

              rồi, động chạm đến người khác nữa rồi.
              Mây nọi đọ, chị Huệ ơi! Ộc ken không phại là người bày trò mô!

              Like

  3. ken zip says:

    @ Ông Trùm
    Đọc những nỗi niềm của ông thời ông làm White Collar, tui chạnh nhớ đến chuyện của tui.
    Ông, thì đi làm, tui thì đi học. Tui cũng bị đồng hương chiếu tướng như ông từng bị, thay vì tui ngồi ăn ở cafeteria, tui dem cơm ra bãi cỏ ngồi ăn cho bớt nóng ót.
    Nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại mình làm như vậy không hay ho gì, cho nên thấy họ ở đâu là tui xà vào bô lô ba la. Thoạt đầu cũng ngượng bỏ xừ, nhưng riết rồi cũng thành thân quen.
    Từ đó tui nghiệm một điều: muốn người đến mình trước hết mình hãy thả lỏng nắm tay, và ánh mắt nụ cười nên tươi vui, thân thiện.
    Nhưng cũng có những người mình muốn làm điều đó ghê lắm, sao vẫn không thể nào làm được. Đó có phải là trường hợp ngoại lệ không, ông Trùm?
    À, tiện dây tui xin cám ơn ông một phát về điều ông đề cập: đừng có chảnh, kẻo có ngày bị ăn đục.
    Sở dĩ tui dựa vào điều ông nói là vì cô giáo hay gọi tui là chảnh lắm. Tui muốn cải chính hoài mà chưa được.
    Tui sợ bị ăn đục lắm cô giáo ơi ! Xin đừng gọi tui chảnh nữa nha!!!
    j/k

    Like

    • Trùm Sò says:

      @Ốc: cứ nhận mình chảnh đi thì thiên hạ cho là ngược lại. Chẳng hạn như tui trùm sò, tui nhận mình TS nhưng có người nằng nặc cho là tui khoái nói ngược. Heheh.

      @TK: Không chừng TS … chảnh thiệt. Heheh.

      Khác functional groups thì khó interact. Chỉ thỉnh thoảng chạm mặt trong giờ lunch thì cơ hội xã giao cũng giới hạn. Hồi đó phụ nữ hiếm hoi, “em” nào sạch nước cản là mấy “anh” bu như kiến rồi, những “em” còn lại là hoa đã có chủ nên mình không dám sốt sắng nhào tới lãnh dao, cho nên mới lâu dzậy. Heheh. Mà TS đâu có làm gì để win với lose đám bạn làm chung đâu, gặp thì gật đầu và nở nụ cười cầu tài, lâu ngày mình sà tới nhóm của họ, họ không nỡ đuổi mình đi chỗ khác chơi. À, nhiều khi quen cả chục năm cũng không dám nói cà rỡn “quýnh cho chừa cái mặt chảnh” đâu á.

      Like

      • ken zip says:

        @ Ông Trùm
        hahhaha, chắc tui nghe lời ông quá, ông Trùm!
        Để tui rao nha:
        ốc chảnh đây ! ốc chanh đây bà con!
        hê hê….
        nhưng sao vẫn ngượng thấy mụ nội vậy ta!
        Úi trời, ốc chảnh sao tự dưng biến thành ốc ( hấp lá ) chanh vậy, trời!
        Thôi, có sao để dị, khỏi sửa tới sửa lui chi cho mệt!

        Like

    • Van Nguyen says:

      ‘thay vì tui ngồi ăn ở cafeteria, tui dem cơm ra bãi cỏ ngồi ăn’…để nhớ lại thời chăn trâu! hehehe!
      ‘Nhưng cũng có những người mình muốn làm điều đó ghê lắm, sao vẫn không thể nào làm được’, tại gặp nhằm khắc tinh!

      Like

      • ken zip says:

        tui chưa bao giờ có hân hạnh được chăn trâu hết nha!
        Chỉ chăn…ngựa thôi.
        À, có trích dẫn thì nên trích dẫn hết câu, hết ý nha! Trích như vậy là tui ở tù đó! Hừ!
        hehehhehehe

        Like

  4. Toi Ke says:

    Cám ơn Trùm Sò, Ken Zip, Van Nguyen chỉ điểm cho một bài học ” làm thế nào để làm quen với người lạ”

    gặp thì gật đầu và nở nụ cười cầu tài, lâu ngày mình sà tới nhóm của họ, họ không nỡ đuổi mình đi chỗ khác chơi.

    muốn người đến mình trước hết mình hãy thả lỏng nắm tay, và ánh mắt nụ cười nên tươi vui, thân thiện.

    người Mỹ họ ít có mắc cỡ, ít có e dè, nói gì không hiểu họ hỏi lại, học ngoại ngữ họ cũng dạn miệng. Còn người VN mình hay mắc cỡ, ưa ‘ngại quá’, ‘kỳ quá’, hoặc sợ nói gì ra người ta cười mình.

    nhiều người luôn chờ người khác chào mình thì mình mới chào lại, nếu gặp người kia cũng nghĩ như vậy thì đến cuối cùng chẳng ai thèm chào ai, riết rồi mỗi khi gặp là ngoảnh mặt làm ngơ.

    Tôi Ke thêm cái này: đừng quan tâm quá về râu ria này nọ, cứ thật tình đối xử với người khác theo cách mà mình muốn người khác đối xử với mình.

    Like

    • Tâm says:

      Ở chổ TL làm, mỗi lần có người mới vô làm thì HR gởi email cho toàn hãng biết là có người mới và giới thiệu về người đó một chút. Phần cuối của announcement thêm vô phần gia thế và sở thích ngoài công việc. Nếu TL biết người đó là VN, tui đều gởi lời Welcome aboard và thòng thêm một câu “hôm nào rãnh, giờ lunch đi ăn phở nha”. Tui sống theo câu nói của mấy người xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện” và tự nhiên coi nhau là đồng nghiệp cho dù có làm khác department. TL làm quen với người Việt nơi hãng làm qua những tô phở nóng….hehehe.

      Nghe TS và Ốc kể chuyện ăn trưa mà tui tưởng mấy ảnh đi tranh giành địa bàn ở bến tàu bên Thượng Hải. “mình sà tới nhóm của họ, họ không nỡ đuổi mình đi chỗ khác chơi”. Còn Ốc ăn trưa ở trường phải “thả lỏng nắm tay” …. Hahaha

      Like

      • Van Nguyen says:

        Chổ Hến cũng thông báo khi có người mới, mà là mới…bị đuổi! hahahah!
        chắc để cho những nhân viên còn lại đề phòng, hoặc là để cho mấy người làm về database biết để remove tên người đó.

        Like

        • Bidong says:

          Vụ thông báo người cũ ra đi, người mới nhập vào chỉ có thể đến với dân “cổ trắng” hay “cổ xanh”, chứ còn làm ở productions thì coi như điếc! 🙂

          Like

      • Toi Ke says:

        Good idea! ai cũng thích phở.

        Like

  5. ken zip says:

    @ Xêp Xem
    lâu quá không thấy in tức gì của xếp vậy?
    Sân trước vườn sau chắc cỏ mọc lẹ quá cho nên thấy vắng mặt trên blog hơi lâu à nha!

    Like

  6. Tino says:

    Khoan qua entry mới nha cô giáo. Làm ơn neo đò chờ Tino nộp bài với.

    Like

    • Van nguyen says:

      Vụ trả giá này coi bộ mới à ta! Hahaha!

      Like

    • Tâm says:

      Gặp chủ nợ người ta đi chốn. Tino chạy theo chủ nợ để trả……chuyện này tui cũng mới thấy lần đầu. 😆

      Like

      • Van Nguyen says:

        hehehe!
        mà ‘trốn’, hông phải ‘chốn’ 🙂

        Like

        • Tâm says:

          @VN: 😆 cám ơn nha. Còn một chút nửa, tui viết thành chạy chún, thấy kỳ kỳ sữa lại chạy chốn. Nhưng vẩn sai. 😆

          Like

          • ken zip says:

            hahhahaha , hết chuyện làm, Mây đi sửa lưng thầy Lý hahhahhaha.!
            Nếu sửa thì sửa cho đúng phép. Mây coi tui sửa đúng phép nè:
            Một chút nữa, hông phải một chút nửa
            sửa lại, hông phải sữa lại.
            hề hề. nói nhỏ nghe nè: hông chừng TL giả nai viết như vậy cho vui dó Mây ơi! heeheh

            Like

            • Van Nguyen says:

              ui trời ơi!
              Chữ nào mình thấy nó quá…obvious, đập ngay vô mắt thì mới sửa, còn ba cái dấu thì ai mà để ý, đúng là …cụ! hahahah!
              Tui còn nghe có người kêu San Jose là …sa cô chê nữa kìa! 😛 😛 😛

              Like

              • ken zip says:

                hehhehe, tui làm tài lanh ” sửa đúng phép ,TL viết ” Nhưng vẩn sai”, trong lúc tui sửa vẫn sót.
                Chọc cho TL quạu, TL nói cà lăm tụi mình cười chơi….
                haahah.
                Tui đọc San Jose là ” săng hú zì “

                Like

          • Van Nguyen says:

            Sau này đọc được rồi, khỏi cần cám ơn, đỡ hao tốn giấy mực! heheheh!

            Like

  7. Tino says:

    Hic, đầu năm tới giờ Tino “bị” ghé bệnh viện, phòng mỗ, phòng chăm sóc đặc biệt …. hơi nhiều. Lu bu & stress quá nên không ghé blog. Giờ tạm ổn rùi, chường mặt lên đây.

    Nhờ Tía mình có công chống phá cách mạng nên sau mấy năm “cải tạo”, 5 cha con chểm chệ ngồi máy bay qua Florida đổi gió. Đặt chân xuống phi trường Ft Lauderdale đúng nữa đêm18-4-94. Mưa gió tung hoành trên đường vắng phố khuya mừng người viễn xứ. Bởi vậy, sau này biết nick name của Florida là Sunshine State, mình cứ buồn cười.

    Đại gia đình cậu mợ 2 quánh 2 xe van ra đón đoàn, chở thẳng về nhà, đãi cháo vịt. Mình nhớ suốt đời tô cháo vịt nghi ngút khói đêm đó, ngon không thể tả ! Thành lệ, mỗi năm đến ngày 18-4, cả nhà mình tụ họp đông đủ, la cà quán xá & gọi điện nhắc mợ 2 nồi cháo vịt năm nào.

    Vài hôm sau, 5 cha con dọn ra apartment. VN mình gọi khu đó là xóm Xì vì đại đa số cư dân là dân lao động nói tiếng Mễ, suốt ngày nhậu nhẹt, ca hát và quánh lộn. Cách đó chừng 15 phút lội bộ là xóm Sĩ, khang trang, sạch sẽ hơn và dĩ nhiên, $ thuê cũng nhỉnh hơn. “Sĩ” là vì có nhiều gia đình VN cư ngụ, con cái đi học College, cha mẹ bắt đầu có công ăn việc làm ổn định & phương tiện đi lại ngon lành …..

    Ra khỏi xóm Sĩ là khỏe luôn, có nhà cửa đàng hoàng, khu Mẽo trắng ở, đại khái vậy. Mình không bận tâm lắm về việc Xì hay Sĩ, chăm chỉ làm quen với mớ chữ lạ và phong tục tập quán xứ người. Trước khi qua Mỹ, do có điều kiện nên điểm TOEFL của mình khá ngon lành, trên dưới 500. Lúc đó, để được nhận vô trường ngon, chỉ cần đạt 480 mà thôi. Hic, tưởng bở ! Chừng vô học ESL ở cái trường dạy nghề mới bật ngửa : Mỹ & mình không thèm hiểu nhau. Nghe-nói-đọc-viết, trình tự học một ngôn ngữ là thế. Mình là hệ quả của cách dạy ngoại ngữ bên SG thời sau 75 : đọc, viết ngon lành, test cỡ nào cũng không ngán. Nghe-nói thì chào thua.

    Ngậm ngùi gác mộng học hành sang bên, mình và thằng út binh đường kéo cày. Ông anh lớn, tốt nghiệp cử nhân anh văn bên SG, từng làm hướng dẫn viên du lịch, chuyên phụ trách mảng khách nói tiếng Anh trong OSC và người em kế, thằng sáng dạ nhất trong mấy anh em, ghi danh trong FCC, học full time, cuối tuần làm part time. Ba mình ở nhà làm Mr. Mom. Chừng xong, tới lượt mình và thằng út đi học. Kế hoạch là vậy.
    ( Ngáp muốn trẹo quay hàm rồi cô giáo và Còm gia ui, mai rảnh kể tiếp nha. G’nite! )

    Like

    • Van Nguyen says:

      @Tino: chuyện gì mà nghe thấy sợ vậy? Take care nha!
      Mà tại sao kêu Mễ là ‘Xì’, đây là lần thứ nhì tui nghe chữ này, nhỏ bạn bên N Caroline cũng kêu như vậy, bên tui thì chỉ kêu là ‘Mễ’, rồi còn ‘Sĩ’ là xóm VN????
      Tiếu lâm hén! hehehe!

      Like

      • Tâm says:

        Theo như tui biết là VN nghĩ ai mà nói tiếng Spanish (phiên âm chạy ra là xì pan nic…chẳng hạn). Rồi rút ngắn thành xì cho nó gọn. Không có nghĩa gì khác, chỉ vì muốn ngắn gọn,

        Còn kêu VN là sĩ thì tui điếc…hehehe

        Like

        • ken zip says:

          tui nghĩ khác ! co thể Xì là chữ rút gọn từ chữ Mét “Xi ” Cô!

          Like

          • Van Nguyen says:

            hay là Mễ khi làm thì nó làm đến…XÌ khói
            còn khi làm biếng thì nó làm biếng đến…XÌ nhớt!
            cỡ nào cũng …XÌ!
            hahahah

            Like

  8. An Lành says:

    @Tino : như vậy là tai qua nạn khỏi rô’i há !!

    Ráng dữơng sức nhe Tino…

    Like

    • Tino says:

      Cảm ơn chị AL. Thằng cháu đích tôn & bà xã Tino mắc nạn chứ Tino còn nợ áo cơm ….. đâu được phép đóng hụi chết cho nhà thương, bác sĩ …. hêhêhê !
      @cụ Ốc : gốc Phù Cát ? Ba mình ngày xưa có thời làm mưa làm gió ngoài đó do ba gai + không thân thế nên bị “đì”, nguyên văn. Sau này đi làm, mình chung nhiệm sở với 1 người đàn em cùng thời với ba nên mới biết.

      Like

      • M&M says:

        Xin gửi lời cầu chúc an lành đến gia đình Tino.

        Like

      • Tâm says:

        Chúc Tino đầy đủ sức khoẻ, vững tay chèo trong lúc này nha. Chuyện gì rồi từ từ cũng qua. “sau cơn mưa trời lại sáng” mà. Cheers!!

        Like

      • Bidong says:

        Chúc Tino nhiều sức khoẻ để lo cho gia đình trong lúc này nha!

        Like

      • ken zip says:

        @ Tino
        Sao ông không chờ tui dọn qua Fl cho có bạn vậy ông?
        Nghe tin không vui của gia đình ông, tui cũng thấy như chuyện buồn của mình. Thân chúc chuyện dữ hóa lành nha, Tino.
        À, anh rể tui từng đóng quân ở Phù Cát, chứ tui là gốc Ninh Hòa Nha Trang, chưa từng biết PC là gì cả!
        Chúc ông vui, có như vậy tui tui mới có chuyện để đọc hoài hoài!

        Like

      • FDN says:

        @ Tino

        I am get lost here! Tino là người gốc PC, Bình Địa?? “gốc Phù Cát ? Ba mình ngày xưa có thời làm mưa làm gió ngoài đó do ba gai + không thân thế nên bị “đì”,

        Like

  9. Van Nguyen says:

    Tại sao bữa nay có người được nghỉ ở nhà mà tui lại phải đi làm, Mỹ mà sao có chuyện bất công dị ta! heheh!

    Like

    • ken zip says:

      Tui mới cày 5 tiếng, mới lết cái thân già dìa ổ đó. Ráng cày cho qua hết kiếp người đi, ở đó cành nanh hoài !

      Like

      • Van Nguyen says:

        Đàn ông trang trái nói chuyện gì nghe phát ớn, có lết thì cũng phải vừa lết vừa la ‘lao động là vinh quang’! hahah!
        Ủa, mà câu này là của ai vậy ta?

        Like

        • ken zip says:

          cùa tụi tui hồi còn trong nước hay “trâm” đó
          Lao động là vinh quang
          lang thang là chết đói
          Hay nói ở tù
          lù khù đi kinh tế mới…

          Like

  10. Tóc Huyền says:

    Cô “chủ nợ” Ngọc Lan ơiiiiiiiiii,
    Qua đề tài cho Mothers’s Day đi, rồi TH cho bà con coi “thành tích” hát ru của TH 😉
    Đến tháng Sáu thì TH sẽ kể tiếp chuyện khác [không bật mí trước được, hihi]
    Còn chuyện “tuổi 20s”, với cái hành trình gian khổ thì … cho TH khất nợ tới… tháng 8 đi. Lúc đó TH tính sổ nợ 22 năm tròn o+? Me~o, kể luôn để trả nợ nghe 😉 [Hứa sẽ trả đủ cả vốn lẫn lời :D]
    Hôm giờ theo hai bệnh nhân ở nhà, giờ hai bệnh nhân mạnh cùi cụi, thì tới phiên cái mạng của TH nó nhõng nhẽo á…

    Nhắn với Hến, chị Khoai, chị Bidong, chị Becky, anh M&M, Ốc, thầy Lý, Trùm Sò, Tino, … là TH có đọc hết posts, mà không đủ sức “còm” từng cái một nghe.
    Bà con tài năng, can đảm đi qua những năm tháng không quên trên xứ người, mỗi người một cách riêng độc đáo, thiệt là đáng nể phục! [Làm TH ngại quá, thấy chuyện mình nhỏ nhoi quá nên đang ngại ngần chưa dám kể ra ;)]
    p.s. Trùm Sò- như vậy là hồi lúc trước TS bị TH hăm nhấn nước xuống ao, rồi mượn guốc [của Hến hay của ai?] gõ cho khỏi trồi lên, là quá xứng đáng cho cái chảnh có …”trademark” của TS phải không? 😉

    Tino,
    Bớ…. Ông hàng xóm Austin! Hôm qua & hôm nay, hàn thử biểu tuột cái vèoooo từ 80s xuống còn 39-40 độ Farenheit, gió ào ào 27-28 mph muốn bay hết “gia tài” của cải sau vườn luôn!
    Chúc bình an tới gia đình Tino, và gd chị Đoan nữa nghe!!!

    Esp. to… chị Khoai-
    5 ngày nữa, cọp con VK của em được 29 tháng tuổi. Nhưng VK hát giỏi lắm rồi; hôm giờ nghêu ngao theo mẹ hát hết bài này sang bài khác, có bài thuộc hết, có bài nhớ vài câu. Nhưng khi VK hát nghêu ngao một mình, “Cờ bay – Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu – Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay – Cờ bay tung trời ta về với quê hương…”, TH nhớ tới chị & đất QTr nè!!!

    Like

    • Van Nguyen says:

      Take care, TH ui!
      Lúc này trời trở gió, ai cũng dễ bị bịnh, Hến thì bị dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, ách xì như…chửi lộn! Lúc nào cũng nhét một cục tissue vô trong mũi, nhiều khi có người làm chung đi tới chổ mình, mình chưa kịp lấy ra, quê gần chết! hahahah!

      Like

    • Khoai says:

      @TH: Tưởng tượng hình ảnh cô bé hai tuổi + say sưa hát ” Cờ bay” , dễ thương gì đâu á. Việc VK hát được bài hát ấy cũng nói lên lòng tấm lòng của TH rồi. Cảm động vì TH nhớ tới chị và quê nghèo.

      Tuần rồi tivi VN ở đây cũng chạy bài này hoài, nghe có sóng dội trong lòng….

      Like

  11. Van Nguyen says:

    @chị Bidong: xì trum là cái gì dạ?

    Like

  12. says:

    Không phải đâu là không phải đâu. “Xì” có lẽ từ chữ “Chicano” trong ngành social science chỉ người Mexico. Hispanic chỉ tất cả những người nói tiếng Spanish kể cả người Spain. Latino/Latina chỉ tất cả những người Nam Mỹ Latin America kể cả những người Brazil nói tiếng Portugese.

    Like

    • FDN says:

      Chicano nói chung là những người Mỹ có gốc Hispanic. Tui nghĩ, sở dĩ người Việt mình thường gọi người Mễ là “Xì” vì muốn đơn giản hóa tiếng Me-Xi-can cho gọn , thật ra không xem thường người Mễ hay kỳ thị gì cả.

      Like

      • Hoang says:

        ở vòng vòng Cali thì tui thường nghe gọi là Mễ. chỉ nghe những người ở các tiểu bang miền Đông gọi là sì. Tui nghĩ là họ gọi tắt từ chữ “Sì Pa Níc” cho gọn?

        Like

        • M&M says:

          Không biết những tiểu bang khác bên miền Đông có dùng chữ gì khác, chứ vùng DC/MD/VA người VN dùng chữ Xì để gọi người …Xì. M&M không biết chữ này từ đâu mà ra, chỉ biết được dùng bởi những người sang đây từ 1975.

          Cách gọi trại vài địa danh của Mỹ:
          – Connecticut = Hôi nách như c…
          – Florida = Lo đi ra
          – San Francisco = Một Trăm quan tiền sáu cô (từ quyển Tuấn, Chàng Trai Nước Việt của Nguyễn Vỹ)
          – Hồi đi dự trại họp bạn HĐVN toàn thế giới ở Cali, hđs Cali gọi chọc hđs từ Washington DC là washing machine.

          Like

          • Tâm says:

            Manhattan = Mã Nhật Tân. Hồi xưa tui tưởng thiệt là có một đại gia gốc Á tên Mã Nhật Tân mua cái hòn đảo ở NY rồi đổi ra Manhattan.

            Like

          • ken zip says:

            @ M&M
            Massachusetts có người cắc cớ đọc trẹo ra là Mả cha chú… mới đau như bị pò đá !

            Like

  13. Napa says:

    Chời ơi là chời! 🙂
    Chỉ có tiếng “Sì” mà bà con diễn giảng ra bao nhiêu nguồn gốc. Vài người đoán đúng. Slang “Sì” có lâu lắm rồi bà con ơi. Từ những thập niên 60’s, 70’s do những quân nhân VNCH du học Mỹ về xài rồi. Tiếng lóng này ám chỉ chung những người Nam Mỹ nói tiếng Spanish. “Sì” là âm chữ S trong Spanish và không có ý kỳ thị gì hết. Còn chữ “Rệp” dân bên Tây hay dùng thì khác à. 🙂

    Like

    • Tâm says:

      @chú Nap: À thì ra là như vậy. Giờ thì biết chữ Sì (chứ không phải xì) từ đâu ra rồi.

      Sẳn, nếu tiện, chú KQ giải thích dùm luôn chữ Rệp (rệp = nghèo?) Tại TL ưa nghe nói là nghèo mạc rệp, đúng không?

      Like

    • FDN says:

      Không biết, thắc mắc thì cứ vô tư hỏi….. có chết (thằng) Mễ nào mà lo xa……:) 🙂

      Thế có ai thắc mắc người Mễ Xì họ gọi người Việt mình là gì không???

      Hồi còn ở VN, tui vẫn thường nghe nhiều người nói “xì thẩu”, nhưng không biết chính xác xì thẩu là gì??? là đại gia hay là đại ca ??? Xin ACE mách giùm cho rõ.

      Like

      • Van Nguyen says:

        Theo tui hiểu thì xì thẩu là ông chủ.

        Like

        • ken zip says:

          Xì thẩu: ông chủ có cái thùng nước lèo.
          Chữ này ám chỉ mấy ông ba tàu pụng pự!
          Và cũng là câu trả lời cho câu tui đố ba trợn ba trạo đó

          Like

      • ken zip says:

        @ Anh Frank
        hình như họ gọi mình là Chino.
        Anh khỏe luôn hả? Anh bỏ mặc tui cho Mây thọc huyết..mỗi cái còm tui viết, chắc anh vui lắm ?
        J/k

        Like

    • Van Nguyen says:

      Vậy là tui giải thích trật lất rùi hả! hahhaha!

      Like

  14. Becky says:

    @Vân Nguyễn
    Chuyện tranh Xì Trum nấy hay lắm nghe, hồi nhỏ B. mê lắm.
    Là dân tộc những sinh vật nhỏ da màu xanh giống người, đuôi thỏ, mặc đồ trắng mang tên “Xì Trum” (Schtroumpf, có vị thủ lĩnh là Tí Vua cùng các tí khác có tên: Tí Cô Nương,Tí Thông Thái, Tí Lười, Tí Phá Phách, Tí Khéo Tay, Tí Vụng Về, Tí Thợ May, Tí Nông Dân, Tí Nhạc Sĩ, Tí Hoạ Sĩ, Tí Lực Sĩ, Tí Điệu, Tí Thi Sĩ, Tí Quạu, Tí Đầu Bếp, Tí Tham Ăn..v..v.. họ sống trong những ngôi nhà hình giống cây nấm.
    Mê quá nên bạn bè của B. mỗi đứa dành một tên.
    Tên của họ cũng giống như còm sĩ trong bờ lốc NL.
    Qua Mỹ B. cũng tìm giữ được vài chuyện chú thích bằng tiếng Viêt cất trong USB.
    Lâu lâu xì cho học trò coi, mà bọn trẻ ngày nay nhiều chuyện bận rộn quá, it coi chuyện tranh , không thích như mình hồi nhỏ .
    @ NL chừng nào mới kể chuyện Năm em hai mươi…? ACE lại được dịp
    cưa sừng làm nghé.

    Like

    • Già lụm lon says:

      (tiếp theo )
      Và từ đó những người thiếu thước tấc , thuờng được yêu thuơng gọi là xì-trum

      Thi’ du. :Nường mi nhon nhưng hơi xì trum hay chàng sạch nước cản nhưng xì-trum khi mi nhau chắc cần cái ghế con )

      Like

      • Van Nguyen says:

        Chữ ‘sạch nước cản’ tui nghe lần này là lần thứ hai, lần thứ nhất là từ ông Trùm Sò (mới nói hôm qua?)
        Mà ‘sạch nước cản’ là cái gì dạ?

        Like

        • Già lụm lon says:

          Sáng sủa, thông minh, đẹp vừa đủ tư cach ôm eo dạo phố Bolsa 😛

          Like

        • FDN says:

          Sạch nước cản là …….không phải là “hốt ổ”….không phải là buy one get all free. JK. Chắc là trừu tượng ….không vướng bận nhiều….:) 🙂 🙂

          Like

    • Van Nguyen says:

      Thanks chị Becky!
      Em nhớ rồi, hồi đó ông anh học vẽ, ưa vẽ hình mấy thằng xì trum! 🙂

      Like

    • Joe says:

      Nhớ hồi còn nhỏ tui mê xì-trum dử lắm. Hồi đó truyện tiếng Việt thì chỉ là đen trắng mà coi vẩn hay. Cho tới khi lạc vô tiệm sách ngoại văn ở Trung tâm thành phố mới phát hiện truyện xuất bản từ Pháp hình màu đẹp mê- ly! Tới bây giờ còn nhớ nhà của dân Xìtrum có hinh nấm màu đỏ có đốm trắng…

      Like

  15. ken zip says:

    @ Mây
    ” sạch nước cản ” là thuật ngữ để nói về thuật đánh cờ tướng.
    ” Sạch ” ở đây không phải là phản nghĩa của chữ dơ, bẩn. Mà là ” rành, sành”.
    ” Nước ” nên hiểu là sự lựa chọn bước hoặc thế đi trong một thế cờ.
    «Cản» là ngăn chặn.
    «Sạch nước cản» là ý nói người chơi cờ còn yếu, chỉ mới biết cản những nước tấn của đối thủ.
    Cũng từ thành ngữ đó, mình thường dùng để chỉ về những gì mình cho là tàm tạm được, tàm tạm giỏi, tàm tạm đẹp như ” cô đó trông cũng sạch nước cản ”
    Còn ” chưa sạch nước cản ” thì sao hén?

    Like

    • Van Nguyen says:

      ‘chưa sạch nước cản’ là ….chưa tắm! hahahah! j/k
      Theo giải thích của cụ ÔC (hay là nãy giờ chạy đi nhờ Tía kíu bồ?!) chưa sạch nước cản là….chưa giỏi, chưa đẹp???
      Mà tại sao chữ dễ hiểu không xài mà xài chi mấy chữ lắt léo dị trời! heheh!

      Like

      • ken zip says:

        Là hỉ mũi chưa sạch!
        hehehehhe
        Ngày mai là ngày ông cụ về thăm má rồi. Buồn hiu hắt….

        Like

      • ken zip says:

        Ngôn ngữ của mỗi dân tộc hầu như đều có thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ… bổ túc cho nhau trong văn viết cũng như văn nói, hầu tạo thêm sự đa dạng, xúc tích và phong phú điều mình muốn diễn đạt, tui nghĩ như vậy hông biết có đúng không nữa !!!

        Like

      • Bidong says:

        @Hến: có những tiếng “lóng” này vì nhiều khi nói thẳng sợ người khác mích lòng (không khen nhiều như lòng họ mong muốn) thành ra “nói bóng, nói gió” cho “toại lòng” nhau vậy mà! 🙂

        Like

      • Gia lum lon says:

        @VN
        tiếng dân gian goi là “dơ dơ”

        Like

  16. ken zip says:

    Tui có 2 câu hỏi về tiếng Mỹ, ACE nào biết chỉ cho tui với . Cám ơn trước nhá
    1- Go Back và Come Back có khác nhau không?
    2- Nếu nó khác /giống nhau thì sự khác/ giống nhau đó như thế nào ?

    Like

    • Bidong says:

      Theo tui hiểu thôi nha: Go Back, là khi mình không có ở điểm đến; Come back, là lúc mình có mặt ở điểm đến.
      Thí dụ như khi mình ở hảng, mình nói với sếp là mình “go home now”. Khi mình đang ở nhà và chuẩn bị đi đâu, thì mình nói là mình sẽ “come back in an hour”. Đúng không? 🙂

      Like

    • Tâm says:

      1. Khác; go back = đi về; come back = về lại
      2. Ví dụ: tía của anh Ốc ngày mai going back to Vietnam
      Nhưng đến lúc ông cụ trở về Mỹ thì là coming back from Vietnam

      Like

    • Trùm Sò says:

      @Ken: Bidong và TL đều đúng. Một trường hợp khác là mình không có mặt ở điểm đến mà mình vẫn dùng “come back” được:

      I went back to VN last year (trở về VN năm ngoái – chơi một thời gian rồi quay lại nhà ở Mỹ)

      I came back to VN last year (trở về VN năm ngoái – rồi ở luôn từ đó đến giờ, mặc dù người nói câu này đang đi du lịch ở đâu đó, không có mặt ở VN, nhưng VN là nhà ổng bây giờ, xong chuyến du lịch ổng về lại nhà)

      Like

    • M&M says:

      @Ốc: Cả hai chữ come back và go back đều có nghĩa là trở về (return), nhưng come back dành cho nơi chốn và vị trí, trong khi go back dùng cho nhiều thứ khác như thời gian, ý tưởng, hay lời nói về điều gì đó (go back in the VN war period, go back in thoughts-hồi tưởng).

      Like

      • Toi Ke says:

        From BBC learning English section
        The below rule applies to go back and come back as well

        We use go to describe movement away from the place or position where the speaker or hearer is:

        Are you going to the pub tonight?
        Let’s go and see Auntie Mary before the holiday is over.
        They’ve gone to live in Australia and I don’t think they’ll ever come back.

        We use come to describe movement to the place where the speaker or hearer is:

        Could you come here for a minute, please, Diane?
        ~ I’m coming.
        We’ve come to ask you if we can borrow your car for a week.
        I’ve got some people coming for a meal tonight. Can you and Henry come too?

        Like

        • M&M says:

          @Toi Ke: Cám ơn Toi Ke. Tui thấy luật này dùng được cho nơi chốn liên hệ đến ngôi thứ nhất và thứ hai trong một cuộc đối thoại, nhưng có thể không ổn cho ngôi thứ ba và nơi chốn không liên hệ với ngôi nào hết, thí dụ như: He came back to Spain to finish the business.

          Like

  17. Tino says:

    Cảm ơn hết thảy ACE đã chúc phúc và động viên tinh thần cho Tino, xúc động đậy quá xá !
    Cảm ơn Napa đã giải thích từ “Sì”. Mình gốc nam bộ thành thử đọc sao viết vậy, đọc không đúng thành thử Sì ra Xì.
    “Sĩ” dưới Ft Lauderdale thì mình được nghe cắt nghĩa như vầy : thứ nhất, đa số gia đình VN ngụ chỗ đó là sĩ quan VNCH, qua Mẽo diện ô đi ghe hay HO ( như trường hợp cha con mình ). Kế đến, đa số họ thuộc thành phần trí thức trước khi qua Mỹ, vụ này chắc dựa trên cách phân loại Sĩ, Nông, Công, Thương. Và cuối cùng, chắc do quen kiểu giấy rách phải giữ lấy lề, họ rất là sĩ diện ? Đó là mình nghe sao kể lại vậy, có vô tình đụng chạm ai thì cho mình xin lỗi nha.
    @FDN: I am get lost here! Tino là người gốc PC, Bình Địa?? Ba mình gốc Long An. Năm 71-72 mang lon đại úy, giữ chức tiểu đoàn phó, bảo vệ an ninh sân bay Phù Cát. “Hồi đó ông già chú ngon lành lắm nghe, làm mưa làm gió ngoài Phù Cát …. “, ông đồng nghiệp nói với mình năm 1990. Ba mình không hề kể mà tụi mình cũng chả bao giờ hỏi về quá khứ Ba. Mình sanh ra & lớn lên ở Phú Lâm, Sài Gòn.
    Rồi, để mình kể tiếp kẻo cô giáo nhổ neo.

    Like

  18. Tino says:

    Dân VN dưới Ft Lauderdale không nhiều, nên mỗi lần nghe có gia đình VN mới qua định cư, cả cộng đồng mừng lắm. Mấy tháng đầu, hầu như cuối tuần nào nhà mình cũng có khách khứa. Ai cũng khệ nệ mang vác quà tới tặng, cũ người mới ta. Mình nhớ không lầm thì cái apartment nhỏ tẹo, 2 phòng ngủ, 2 phòng tắm mà có tới 5 cái TV màu, lớn nhỏ đủ cỡ, đầu máy coi video đâu gần chục cái, sofa thì nhiều hơn nệm, bàn ủi thì lăn lóc ….

    Làm sao quên được những ân tình cái thuở hàn vi. Cô Phượng hướng dẫn cách điền đơn, xin những trợ cấp của chính phủ. Các cô, chú, bác cho tụi mình mãnh long quá giang đi chợ búa mỗi cuối tuần. Bác Thơ chở cả nhà mình đi bác sĩ, nha sĩ ….. Anh Chiến chỉ vẽ tận tình chuyện chợ búa kiêm luôn dạy lái xe. Dám giao chiếc xe Ford mới cứng cho anh em mình đi thi bằng lái. Mợ Hai chiều nọ, sau khi đóng cửa tiệm ( mợ làm chủ 1 cái hair salon khá đông khách dưới đường 441 ), ghé cái ổ của cha con mình, chất đầy tủ lạnh rau cải, thịt cá …. Ai cũng thương 5 cha con HO “mới qua”.

    Vài tháng trôi qua, vừa vô nề nếp : sáng đi học ESL, trưa đi làm công nhân trong 1 hãng điện tử thì có chuyện. Tối đó, tan sở, 2 anh em mình mới hay là nhà cháy rồi ??? Bà hàng xóm trên lầu quên tắt bếp, người em kế mình đang ở trần ngồi học bài nghe mùi khét nghẹt và thấy khói cuồn cuộn, zọt vô gọi 911 và ôm kịp cặp giấy tờ tùy thân của mấy cha con ra. Mấy xe cứu hỏa tới nhưng không kịp, bà hỏa thiêu rụi cả chục cái units ở tầng trên. Tầng dưới OK nhưng nước lúp xúp tới mắt cá, cúp điện & cảnh sát giăng dây, ngoại bất nhập để điều tra.

    Thế là mấy cha con lủi thủi qua cái unit của anh Chiến, cùng khu nhưng khác building, ở tạm. Tái ông mất ngựa ! Bà giáo ESL kể cái xui của mình và quyên góp, cả lớp xúm lại lá lành đùm lá rách, báo hại mình vác về muốn đứt hơi. Chưa hết, hội hồng thập tự xuống, đếm đầu người phát chẩn, cho phiếu ra tiệm mua tủ bàn ghế, quần áo vật dụng gia đình …. mới toanh. Chỗ chung cư thu xếp cho bà con qua building mới. Điện thoại về SG báo chuyện nhà cháy mà vui như Tết. Hahaha!

    Like

    • M&M says:

      Tino kể chuyện cháy nhà nghe vui còn hơn Tết nữa. Cám ơn Tino.

      Like

    • Bidong says:

      Lần đầu tiên được biết chuyện cháy nhà xãy ra như thế nào! Phải chi những nhà cháy trong những lần hỏa hoạn đều có “happy ending” như vầy thì khổ chủ đỡ biết mấy! Cám ơn Tino đã chia sẻ! 🙂

      Like

    • Hoang says:

      hồi tui mới qua thấy mấy gia đình HO kia cũng mới qua như mình nhưng được nhiều anh thanh niên qua trước tới thăm giúp đỡ hăng hái lắm làm mình tự nhiên thỉnh thoảng cũng tủi thân không biết tại sao Sau đó mới biết là mấy gia đình kia có mấy cô con gái đang tuổi đôi mươi nên các anh qua trước cứ như là ong bướm đậu vườn hoa hể chiều đi làm về hay cuối tuần là ghé qua coi có chở đi chợ đi bác sĩ chùa chiên gì không

      Like

  19. HTC says:

    Thấy Tino còm liên tục vầy, kể như ổn rùi phải không, chúc sức khỏe đến gia đình Tino

    Xì thẩu: tiếng Quảng chỉ người cầm đầu, đại loại như: ông chủ, đại ca…….

    Like

  20. Napa says:

    @Tâm
    “Rệp” là tiếng lóng ám chỉ dân Arab đó cháu. Bên Tây họ xài từ này nhiều hơn bên Mỹ.

    Like

  21. @Độc-giả Texas says:

    @ Ít nhiều gì ai cũng có những ngỡ ngàng buổi ban đầu.
    Nhưng nếu chúng ta không để lại sau lưng những người thân yêu thì có lẽ sẽ vui hơn.

    @Mến chúc NL, Sư phụ và ACE một cuối tuần vui nhộn. Ngao không còm nhưng cũng chạy ra chạy vào.

    Like

Leave a reply to Becky Cancel reply