Ngoài tầm tay với

1.

Vậy là ngày mai mọi người lại sẽ có mặt đầy đủ tại sở làm. Vì,

Vé số đã có người trúng rồi.

Và chỉ duy nhất một người mà thôi. Công ty hãng xưởng nào đó có người bỗng nghỉ việc thì cũng chỉ có một mà thôi.

Những người khác lại tiếp tục nuôi hy vọng, cho những lần kế tiếp.

Tôi thích suy nghĩ của một anh chàng nào đó được phỏng vấn trên báo. Anh này từng trúng $500 trong một kỳ sổ xố thuở nào. Anh vẫn đều đặn mua $2 vé số mỗi lần, bởi anh cho rằng khi bỏ ra $2 tức anh đang có trong tay một hy vọng, còn khi  không bỏ ra đồng nào hết, thì hy vọng của anh là con số 0.

Người ta có quyền ước mơ, có quyền hy vọng, nhưng bằng một cách nào đó phải hành động thì ước mơ và hy vọng của mình mới có cơ may trở thành hiện thực.

2.

Tối qua, lần đầu tiên tôi ngồi mở radio nghe người ta đọc một bài viết của mình “Sống trên đời phải biết cho đi một chút gì” Nghe mà nước mắt lăn dài, như có những lúc ngồi viết bài mà tự dưng nước mắt cứ chảy, hehehe, tệ thật 🙂

Bài  này viết cũng gần tròn một năm rồi. Chị Thúy Anh gọi điện thoại  lúc chiều, kêu NL nhớ mở nghe, báo cho chú Tuyến cùng nghe.

Kỷ niệm tôi nhớ nhất về bài viết này là sau khi bài báo đã in, một chú đồng nghiệp nói với tôi, “Mày đổi họ ổng rồi. Ổng là Trần Quang Tuyến chứ không phải Nguyễn Quang Tuyến.”

Trời ạ! Đầu óc tôi sao lại như vậy!

Tôi gọi điện thoại để xin lỗi người tôi phỏng vấn viết bài. Câu đầu tiên tôi nghe từ chú là “Cám ơn NL, bài cháu viết hay và cảm động quá!” – Không một lời nào chú đả động đến lỗi lớn nhất mà tôi mắc phải.

Tôi xin lỗi vì ghi nhầm họ của chú. Chú cười, tôi nhớ hoài nụ cười của chú, “Có gì đâu cháu. Chuyện nhỏ mà!”

Tôi học thêm bài học đó.

Tối qua, nghe lại bài viết của mình qua giọng đọc của người khác trên radio. Tôi biết mình rơi nước mắt không chỉ vì sự cảm kích công việc làm của chú, mà còn vì cách chú nhìn về lỗi lầm của người khác.

3.

Mấy mươi năm chiến tranh qua đi, có ai thử nhẩm tính, có bao nhiêu đứa bé chưa tròn nửa tuổi từng bò quanh xác mẹ trên đường chạy giặc, tản cư không?

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Cõi nhân gian. Bookmark the permalink.

113 Responses to Ngoài tầm tay với

  1. sò says:

    Cô cô, cầm thước bảng với chắc có lẽ cũng tới. 😆

    Like

    • ken zip says:

      @ cô giáo
      Mới đó mà ốc ken đã xài bay vèo hơn 300M tiền trúng số, bây giờ ló mặt ra móc thùng rác tiếp đây.
      Ước mơ trúng số để làm gì thì chỉ riêng mình ốc ken hiểu, nói ra đây thiên hạ cười ầm, chui vô vỏ ốc trở lại không kịp, hê hê hê!!!
      Nói đến việc mơ ước, ốc ken nhớ đến câu nói trong phim Pretty Women, nhớ lỏm bỏm thôi, ” Hollywood, the land of dreams. Some dreams come true, some don’t. But, keep on dreaming “, cho nên ốc ken nghĩ rằng cứ việc mơ ước. Dù cho nó có thành tựu hay không thì nó vẫn làm cho chính mình bay bỗng trước nhất.
      Làm từ thiện ?
      ốc ken nghĩ là ai trong đời mình ít nhiều cũng đã từng cho đi và nhận lại.
      Ốc ken luôn dạy các con khi giúp đỡ người kém may mắn hơn mình, thì nên làm như khi tay trái mình bị thương, mình dùng tay phải băng bó nó lại. Và hãy quên đi, đừng bao giờ hỏi tay trái có nhớ những gì tay phải đã từng săn sóc cho nó không!
      Chiến tranh ?
      Hồi còn tấm bé, ốc ken và gia đình đã từng được tía lùa vào hầm trú ẩn mỗi khi VC pháo kích về thành phố. Nằm mẹp xuống nền hầm nóng hầm hập, nghe từng tiếng đề pa, kèm theo tiếng xé gió của viên đạn, rồi nghe tiếng nổ đánh ầm từ xa xa…
      Cát rơi lào xào từ những chiếc bao cát chất trên nóc hầm, không dám ngóc nhìn lên sợ cát rơi vào mắt mà mơ hồ về cái chết đang âm thầm rón rén tới đâu đây.
      Rồi cũng có lần ra nhìn xác VC bị phục kích, nhìn thây người nằm dưới tấm chiếu giữa trưa trời hừng hực nóng, chỉ ló ra cái trán với mái tóc bê bết máu khô đen. Nghe lời ông anh xúi dại, thò tay kéo da trán người chết ra xem có cái gì dưới đó. Cảm giác một lớp da bị nắng phơi khô cong, dầy cộm, ram ráp trong tay, đến giờ vẩn còn như ” thấy “được.
      Rồi có lần đòi má dẫn đi xem cải lương. Má nhất định không đi dù cho đêm đó có TTH, TN và DL từ SG ra Dục Mỹ hát, vì có tin lính sư đoàn 23 về.
      Đêm đó lính say rượu quăng lựu đạn chết hai mươi mấy người. Sáng ra ruột gan người chết treo lủng lẳng trong lồng chợ, trên các ngọn cây…
      Vẫn còn nhớ ông anh họ đi lính trong quân trường Lam Sơn xách xe ríp chở lên trường bắn xem Hùng Cường, Mai Lệ Huyền bay ra biểu diễn cho lính dù xem. Nhìn hai người trong bộ đồ lính từ trực thăng đu giây xuống giữa những luồng khói màu xanh vàng đỏ ngoằn ngoèo tan chậm theo gió, đẹp và nô nức trong lòng cách gì…
      Ra về cũng không quên lượm theo dăm ba bịch thuốc súng, để về còn quấn trong giấy bạc của bao thuốc lá, châm lửa để cho nó bay xịt khói đàng sau đít, có lần nó bay qua đậu bên mái tranh nhà ông thượng sĩ già, ngún khói. ..
      Để rồi sau đó đít ốc ken khói cũng …xịt vì xém làm cháy nhà cả xóm.
      Ôi thôi, chuyện trong thời chiến với lứa tuổi…chả thích ô mai của ốc ken đại khái là như vậy đó.
      Còn những chuyện sau hậu chiến ốc ken cũng có đầy, thỉnh thoảng kể lia rai vài ba sợi cho cô giáo và ACE nghe chơi, hầu gợi lại ký ức của ACE một tí nào chăng…
      Sì tốp nha, mệt rồi…

      Like

      • Bidong says:

        Đề nghị ốc viết hồi ký! Tui sẽ mua liền, thiệt đó! 🙂

        Like

        • ken zip says:

          @ chị Bidong
          nếu ốc có gan viết, nhờ chị cho ốc mượn tiền ra sách, rồi ốc ken sẽ tặng chị với chữ ký của ” chính tác giả” !
          J/k
          hê hê hê

          Like

        • Van Nguyen says:

          Chị Bidong mua đọc xong nhớ cho em mượn! hahahah!

          Like

          • ken zip says:

            Hông ấy mua vé máy bay hạng nhứt, rồi cơm bưng nước rót tui kể cho nghe. Khỏi mắc công phá rừng, và nhất là khỏi tốn tiền mua sách.
            Đúng là giết chết mộng làm dăng sĩ của tui…hừ!!!

            Like

            • Van Nguyen says:

              ủa, tui nghĩ khi một người viết sách mà có người đọc là kể như thành công, còn cái vụ mua để đọc hay mượn để đọc là chuyện của…người đọc mà! hahahah!

              Like

      • Van Nguyen says:

        Từ nhỏ đến giờ có lẽ tui đã ước nhiều điều, nhưng chỉ có 2 điều là tui nhớ.
        Điều thứ nhứt là khi còn nhỏ, thấy gia đình sống bằng nghề buôn bán, bán bữa được bữa không, ăn bữa nay lo ngày mai, tui ước gì khi tui lớn tui có việc làm ổn định để có thể nuôi sống tui và lo cho ba má tui…
        Điều thứ hai là lúc mới qua Mỹ, ngồi may đồ, tui thấy anh lớn của tui mỗi sáng mặc đồ đẹp đi làm, làm kỹ sư, về nhà thì ngồi máy computer gõ lụp cụp lụp cụp, tui ước gì tui học ra trường để có thể đi làm như ảnh, xài computer rành như ảnh…

        Like

  2. sò says:

    1. Không từng mua vé số thì không thể nào mơ trúng số được hết, như vậy sẽ không phải thất vọng.
    2. Nhớ có ai đó nói “Hãy thử xỏ vô đôi giày của người khác.” Nhìn thấy lỗi của người khác, thử nghĩ đến nếu mình lâm vào trường hợp đó. Suy nghĩ được như vậy rất dễ tha thứ.
    3. Không thể nào đếm hết. Có rất ít đứa trẻ may mắn được người cứu thoát. Phần lớn những đứa trẻ đó có lẽ sẽ gục chết kề bên mẹ.

    Like

    • ngoclan says:

      1. Từ trong thất vọng, người ta lại có những bài học để bước tiếp 🙂
      2. Nhớ hôm rồi phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tui có hỏi ông một câu: “20 năm thành danh trong vai trò của một MC, quay nhìn lại tất cả những gì đã qua, chú cảm thấy mình trở nên khó tính hơn hay dễ dãi hơn trong công việc của mình?” Hình như đây là câu ông phải suy nghĩ lâu hơn để trả lời 🙂
      3. Đồng ý với Sò.

      Like

    • ken zip says:

      @ SBQ
      Sáng chủ nhật thấy SBQ nói có người ở FL.trúng số, ốc ken ngỡ đâu SBQ đùa chứ.
      Ốc ken có người coi giùm số power ball, khi biết là trật lật, liền dẹp mộng liền tù tì.
      Đồng ý với cả ba điều SBQ đưa ra, nhưng tâm đắc nhất là số 2 !

      Like

      • Van Nguyen says:

        Có một lần tui nằm mơ thấy Ba tui trúng số, Ba tui kêu từng đứa con vô chia tiền, đến phiên tui thì….cái đồng reo kêu thức dậy đi làm! Đúng là cai đồng hồ quỷ sứ, phải chi bữa đó nó chết ngắt thì đỡ biết mấy! hahah!

        Like

  3. Già lụm lon says:

    “Mấy mươi năm chiến tranh qua đi, có ai thử nhẩm tính, có bao nhiêu đứa bé chưa tròn nửa tuổi từng bò quanh xác mẹ trên đường chạy giặc, tản cư không?”

    Không thể tính, nhưng không thể quên
    Những đứa trẻ thuở đó đang ỏ phố Bolsa, Paris hay Berlin ?
    Hay đang ngôi ca phê vỉa hè giuã trơi nắng như thiêu của phố Saigon?

    Bao nhiêu nhân chứng của cuộc chiến tôi tàn đó còn sống? còn nỗi ám ảnh đó trong đêm khua ?

    NL biết gì vê cuộc chiến, và những em bé nhai vú nguoi me (đã chêt) bên đường di tản?

    Like

    • ngoclan says:

      Thật ra thì không biết gì hết, vì hình như chưa bao giờ trong ký ức NL có tiếng súng nổ. Nhưng công việc có những lúc bắt mình phải đối diện và hình dung ra cảnh tưởng này qua lời kể của người khác…
      NL chỉ biết một điều: chiến tranh có những qui luật và những cách hành xử rất riêng của nó. Đừng bao giờ mang lý luận và những suy nghĩ đời thường ra để suy xét một hành động nào đó của một người nào đó diễn ra giữa cảnh bom rơi đạn lạc. Điều đó là không công bằng.

      Like

      • Gia lum lon says:

        Thì ra nhà báo muốn coi lai cuốn phim cũ, cho dù bao đau thuơng ,

        NL còn nhớ những gì, trong đời minh, ỏ lúa tuỏi mới biêt ngồi, mới moc vai chiec răng sữa?
        Tui mong các em trong cuốn phim cũ, đen trắng, tồi tệ này không nhớ nhu*~ng gì đã xảy ra. Tui mong nhân chứng , như tui, đã bị bịnh quên.

        Chiến tranh chỉ có qui luật duy nhất, là sống hay chêt , là tim đường sống trong cõi chết. Không ai đủ tư cach phán xét những gì xảy ra trong chiến tranh, ngoại trừ nạn nhân và kẻ sống còn của chinh cuộc chiến đó

        ở lứa tuổi u40 , đã có bao nhiêu ngưòi VN từng di tản , chạy giặc tản cư, ở cả 2 chiến tuyến?

        Like

        • litte ty says:

          Ở tuổi u40, tôi nhớ là đã cùng má và 2 chị tôi cùng một gia đình người quen, chạy tránh nạn từ Đà lạt về tá túc trong nhà chúng tôi, lẫn trong đoàn người gồng gánh đồ đạc, con cái chạy tránh bom lúc nửa đêm. Mà là bom do không quân VNCH từ phi trường Phan rang thả xuống “đễ chặn đường tiến”… của VC, thả ngay vào khu cư xá chúng tôi sống mà VC thì đóng quân ỡ trong núi xa. Tôi còn nhớ như ngày hôm qua, những em bé chưa thể chạy đươc, ngơ ngác ngồi trong những cái thúng ỡ hai đầu quang gánh do cha hay mẹ gánh chạy trong đoàn nguòi hớt ha hớt hãi chạy về hướng Nha trang. Và trong khi đó máy bay phe ta đang ỡ ngay trên đầu chực chờ bắn ngay xuống nếu nhìn thấy ánh sáng dưới này (có thễ là ánh đèn pin, đèn dầu …) Lúc đó tôi cũng khoảng 7-8 tuổi, may mắn là còn đươc chạy tránh bom, trong đoàn người đó, trên 1 chiếc xe Jeep quân đội do một tay trung úy lái (ba tôi lúc đó đã theo bộ chỉ huy tiểu khu Tuyên đức rút về Vũng tàu). Tôi nhớ là xe của chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi một chút, rồi có ai đó mở đèn pin hay sao đó (những người dân chạy chung quanh xe, có lẽ). Khi xe của chúng tôi vừa mới chạy tiếp, thì 1 loạt đạn bắn ngay nơi chúng tôi vừa đậu lại, không biết có ai trúng đạn không nữa.
          Cư xá nơi chúng tôi ỡ hoang tàn, nhà cữa bị bom đánh sập hơn phân nữa, xác người chết chưa kịp chôn vương vãi, những nhà còn lại chưa bị sập thì bị trộm(hay cướp thì đúng hơn) lấy hết đồ đạc. Rồi vài tuần sau đó, khu nhà tôi ỡ (nơi đó may mắn bom không đánh sập) bị trưng thu bỡi phía bên kia. Một sáng thức giấc, kẽm gai đã giăng thành hàng rào trước cữa nhà, muốn ra vào chúng tôi phải chui qua rào. Lịnh cho chúng tôi phải rời khõi nhà trong một thời gian ngắn, chĩ cho chúng tôi một ngôi nhà vắng chũ và bị hư hại ỡ một khu khác, rồi tự chúng tôi lo dọn đi.
          Tôi nhớ khi chúng tôi trỡ lại trường học, một buổi chiều (đi học buổi sáng) chúng tôi lũ học sinh tiểu học phải đi lượm đạn M79 có cái đầu tròn màu vàng, vương vãi trong vùng; trong khi những chiều khác thì đi “lao động là vinh quang”…

          Like

          • Toi Ke says:

            wow, tôi cám ơn về chia sẻ này. Người thật, việc thật. Tôi nghe kể lại hear say nhưng đây là lần đầu tiên từ nhân chứng sống về cái phi lý cùa chiến tranh.

            Like

          • ken zip says:

            @ litte ty
            Đọc những gì litte ty kể laị, ken có cảm tưởng như mình đang là một chú nhóc nhìn cảnh hổn loạn của chiến tranh trong đôi mắt ngơ ngác…
            Mùi mồ hôi, mùi súng đạn, mùi tanh của máu, mùi của tử thi đặc sệt vẫn còn đậm trong hơi thở mỗi khi nhớ hay có ai nhắc lại….
            Cám ơn litte ty đã khơi dậy “một chút” thời đã qua, chỉ một chút đó thôi đã khiến ken nao nao nhớ lại biết bao nhiêu chuyện….

            Like

          • Van Nguyen says:

            Nghe thấy dễ sợ quá!
            Thanks, litte ty đã chia sẻ với mọi người!

            Like

  4. Van Nguyen says:

    1. Tui chưa từng mua vé số, không biết lý do tại sao, chỉ là chưa bao giờ có ý định muốn mua vé số. Nhưng nếu tui trúng số, việc đầu tiên tui làm là dọn qua CA ở! hehehe!
    Đúng là muốn đạt được điều thì mình phải hành động, thí dụ như…muốn có heo quay ăn thì mình phải đi mua thịt dìa quay, hoặc ít nhứt thì cũng phải thò tay móc tiền trong túi ra trả cho người bán thịt heo quay! 😛
    2. Hồi năm rồi dự định qua CA sẽ làm ít đồ ăn đem đến chổ phân phát đồ ăn mà cũng không làm được, giờ đọc lại bài này, thấy mình tệ hết sức! 😦
    3. Chưa khi nào nghĩ đến chuyện này…

    Like

    • ngoclan says:

      1. Tui mua vé số cùng mọi người trong sở. Nhưng phần nhiều là người khác mua dùm tôi, vì tôi không có đưa tiền nhưng thấy có tên mình trong danh sách 🙂
      2. Bởi vậy mới thấy chuyện như chú này làm đều đặn và bền bỉ trong ngần ấy năm mới khiến mình ngưỡng mộ.
      3. Khi nào đọc bài thì nghĩ 🙂

      Like

    • ken zip says:

      @ Mây
      Lý do không mua vé số là sợ tốn tiền, Không mua mà mong trúng ? Với ai thì đó là điều nghịch lý, với tui thì hoàn toàn không! Làm con út hay áp út trong nhà có cái lợi thế ở chỗ đó đó !
      Và tui cũng sẽ không thấy làm lạ là trong mỗi cái còm đều có hơi hướm của chữ ăn. Như cái còm này chẳng hạn.
      Khi nào quỡn tui đi lùa còm một bữa, lâu quá tự dưng…nhớ!

      Like

  5. jp says:

    Mình cho người này thì mình sẽ nhận lại từ người khác, vì thế cho nên, nếu thích thì làm theo lòng mình muốn. Đừng ngại ngần vì khi “ra đi” chẳng ai mang theo cái gì sất cả.
    Tiêu 1 hay 2 dollar cho có một “hy vọng” thì qúa rẻ. Mỗi tuần tui đều thực hiện điều này. Vấn đề là nếu trúng ngay bi chừ, lúc đang ở tuổi U60 thì còn có sức để…….làm từ thiện, chứ trúng vào lúc U100 thì chẳng “bõ công” nuôi hy vọng suốt bao năm qua. Thật là rách việc!

    Like

    • ngoclan says:

      Hình như có vài lần người trúng số là mấy cụ ông ngoài 90 tuổi thì phải. Không biết khi đó là ông Trời đãi ngộ người hiền hay chơi khăm kẻ khác nữa.

      Like

    • Trùm Sò says:

      @Anh JP: Người ta nói “Dreams are free,” nhưng cái gì cũng vậy, nếu nó free thì mình hoài nghi giá trị của nó. Tuy nhiên, nếu chỉ trả $1, $2 mỗi tuần để có cảm giác “Dreams aren’t free” thì quá rẻ, heheh. Anh cứ thoải mái nuôi hi vọng tới 73, và một ngày đẹp trời nào đó “surrealism becomes unsurreal” anh sẽ làm được như Nguyễn Công Trứ, tậu hẳn một nàng hầu non về… ôm ngủ, khỏi phải đi dịch vụ ngủ ôm chi cho phiền hà. Hahah.

      BTW, quá 73 thì nên ngừng, vì lúc ấy dù có ôm được jackpot, mà chim cánh cụt thì chỉ ‘Ngó Chơi Thôi,’ chớ không làm được gì… sất thì buồn lắm. 😆

      Like

      • Van Nguyen says:

        Trời, 73 tuổi trúng số thì cho con cháu, sao mà phải ngừng, còn nếu không có con cháu thì cho từ thiện, để khi ngủm củ tỏi thì được…lên thiên đàng hay được dìa với Phật! hehehe!
        Còn nếu không còn ai để cho thì…cho tui! hahah!

        Like

        • ken zip says:

          @ Mây
          Một đồng mình chi ra , ít nhất có ba người hưởng lợi.
          Còn thở thì còn mơ mộng. Không ai bỏ tù mình mộng mơ .
          thì dụ như tui nè, tui mong trúng số tui sẽ đãi Mây ăn bất cứ thứ gì mây thích, trừ gan….của tui!
          hê hê

          Like

      • jp says:

        @ Trùm Sò,

        Những ai mà đã bước qua ngưỡng cửa “cổ lai hy” rồi thì thường thường là “thích nhìn hơn là…..ngắm”. Đã đạt đến “ý tự chiêu” chứ không còn “chiêu tự ý” thì chẳng sợ sất gì cả. Vả lại “chim cánh cụt” thì khó mà bay được.

        Thân ái.

        Like

  6. jp says:

    Ngày đứt phim thì tui đã “thành đàn ông” đứng nhìn người ta đang tiến vào thành phố. Tui chưa từng chứng kiến cảnh của G còm ở trên, nhưng tui đã từng chứng kiến (xảy ra trước mắt tui) bạn bè của mình “ra đi” vào giờ thứ 25. Nhớ nhưng không muốn nhắc lại làm gì cho thêm…..và thầm hát câu “ôm ấp chi một cuộc tình…buồn”.
    Những em bé đó bây giờ đã trưởng thành, đã làm “ông này bà nọ” hay đã về “bên kia núi”. Hay cũng có thể đang cùng “nhà tôi” đi mua sắm, hay đang được “nhà tôi” sai làm “đầu bếp”. Thật là khó đoán và câu hỏi cũng thật là khó quá.

    Like

  7. Trùm Sò says:

    1. Vé số đã có người trúng rồi và không phải tui, vì nếu là tui thì tui không ngồi đây gõ những dòng chữ này chi cho … phí đời trai. Không thấy cụ Ốc xuất hiện từ sáng tới giờ, không chừng cụ Ốc trúng! Tui cũng mong cho cụ Ốc trúng để cụ có giờ trực blog 24×7, cụ không bận bịu đi làm thì bạn bè ghé đến cụ sẽ chính tay nấu canh chua cá mú đãi bạn mỗi ngày. Còn còm sĩ tụi mình thì cũng sung sướng là có một tay multimillionaire làm đầu bếp phục vụ mình. Hehehe. Tui chỉ ngại trúng xong rồi cụ biến luôn thì không ai trực blog và đi đong luôn cái mộng được triệu phú thứ thiệt lăn vô bếp nấu đồ ăn phục vụ tới bến. Hehehe.

    2. Cô giáo đổi giống thầy bói Ngao mà thầy còn chưa kiện, đổi đị chỉ cư trú của chị Bidong cũng không bị chị cà ràm, đổi luôn tên cùng họ tui mà tui cũng phớt tỉnh thì chỉ đổi họ của chú Tuyến thôi là chuyện nhỏ, chú chẳng cần phải phàn nàn làm gì. Heheh.

    3. Chưa từng gặp. Chiến tranh thì chuyện gì cũng xảy ra. Bi thảm quá nên không dám nghĩ tới.

    Like

    • ngoclan says:

      @Trùm Sò:

      1. Tui thì không sợ cụ Ốc trực blog 24×7, mà chỉ sợ ổng mua luôn cái nhà có chứa cái blog và bắt còm sĩ ăn cá bống mú ổng nấu mỗi ngày thì chắc chết quá 🙂

      2. Ngoài chuyện đổi họ chú Tuyến, tui chỉ có đổi họ cùng tên ông thôi nha, vì sợ để tên Trùm, họ Sò người ta tưởng tui giỡn, hehehe. Còn lại là không có sai gì hết nghen, hờ hờ

      3. Tui chưa từng gặp, nhưng tui phải nghĩ vì công việc tôi đang làm 😦

      Like

      • Trùm Sò says:

        Úi chời, nếu đúng dzậy thì tui bị tổ trác rùi. Lâu nay tui cứ nghĩ TBN là đàn ông có tính hơi… con gái. Hahaha. Mà không phải tui đâu nghen, tui thấy Thầy Lý, cụ Ốc gọi TBN bằng “ông” hết á. Còn chị Bidong thì họp bạn nào cũng có mặt nên tui nghĩ nhà chị ở Orange county. Tui tưởng tui đoán hay mà té ra trật hết trơn hết trọi. Sorry TBN và chị Bidong.

        Like

        • Bidong says:

          @TS: Hỏng sao đâu là hỏng sao đâu. Ở Mỹ này ở một chỗ, dọn đi chỗ khác ngày hôm sau đâu có gì khó đâu phải không? Đừng bận tâm nói sorry mà chỉ cần coi chừng cây thước bảng mỗi khi TS còm bạt mạng thôi nha! 🙂

          Like

        • Tâm says:

          @TS: Hahaha….. Mắc cười quá, còm không nổi.

          Like

    • ken zip says:

      @ Ông Trùm
      Cám ơn ông Trùm và ACE có mỹ ý khi mong ốc ken trúng số độc đắc. Dù không trúng vẫn thấy vui trong bụng. Tình nghĩa với nhau là chỗ đó đó. Quý vô cùng.
      À, cá mú ăn mỗi ngày ngán lắm ! Mỗi ngày mỗi món đi. Mời ông Trùm hay bất cứ ai có ý thích về thăm ốc ken, nhà mình sẽ như nhà của ACE, có gì dùng đó. Vui là chính.
      Lần tới mua vé số nữa nha ông Trùm !

      Like

  8. Độc-giả Texas says:

    @Ngao có thói quen sống trong khả năng của mình và làm viêc thiện, hay nói đúng hơn là giúp ai cũng vậy nữa. Không đợi trúng số vì chuyện đó mơ hồ quá, nhất là Ngao lại chưa bao giờ mua số.

    @Chúc Nl, Sư phụ, và ACE buổi tối êm đềm.

    Like

  9. Bidong says:

    1. Hồi trước mỗi lần lô trúng lên cao, những người làm chung hay bà con trong gia đình hay rủ nhau mua chung, tui không trúng lấy được $1. Có khi tui đã từng tự bỏ ra $5 để mua cho vài lần nữa chứ. Nhưng từ khi có người lấy tử vi cho tui, tử vi nói số tui phải làm thì mới có ăn, không hưởng gia tài, không trúng số gì hết, thành ra sau này tui không thèm mua nữa! Mà tui đọc tin tức, tui thấy phần lớn người trúng số, cuộc đời của họ quá rắc rối đủ chuyện sau khi trúng lô độc đắc, thành ra tui cũng hết ham rồi! Có thì ăn, không thì nhịn, không hy vọng thì cũng sẽ không thất vọng! 🙂
    2. Tui có nhớ câu chuyện này. Theo tui thì để làm được những công việc vĩ đại này cũng cần phải có ơn trên thì mới làm được. Chỉ biết cầu xin cho những ai đang vấn thân trong những công việc này luôn có sức khỏe và nghị lực để thực hiện nó lâu dài.
    3. Không được chứng kiến, chỉ có đọc tin tức thôi! Rất sợ chiến tranh nên cũng không tìm hiểu nhiều!

    Like

    • Van Nguyen says:

      Hông biết mấy người trúng số, trong số tử vi có ghi là ‘thịnh vượng thình lình’ hông hén! heheheh!

      Like

      • ken zip says:

        @ Mây
        về cali coi bói thử xem, hỏi ở đây tui làm sao biết mà hỏi !
        Mà có biết cũng không nói ! Làm gì nhau không?

        Like

    • ken zip says:

      @ Chị Bidong
      Dĩ nhiên khi mua số là mình mong trúng mới mua ! Nhưng ốc ken thấy chị nên tiếp tục mua, vì có nhiều mua lô độc đắc mới cao, và khi lãnh thưởng mới bỏ công mua vé số.. hề hề j/k
      Ốc ken tin điều này, khi bỗng lộc tự trời rơi xuống, mình phải biết chia đều cho những người cùng khổ. Nếu không đó sẽ là tai họa vì chính lòng tham và ích kỷ của mình.

      Like

      • Bidong says:

        Đồng ý là cho đi, nhưng nếu quá nhiều người cần giúp, làm sao phân biệt được đâu là thật đâu là giả (thí dụ như ở Việt Nam), bao nhiêu cho đủ để phân phát hết cho mọi người cần giúp? 😦

        Like

        • Van Nguyen says:

          Như thấy Lý nói, trúng số chắc còn nhức đầu hơn, cho nên cứ ‘tay làm hàm nhai’! hehehe!

          Like

  10. Lụa says:

    1, Tui thì không muốn đặt ước mơ và hy vọng của mình vào những gì mong manh như trúng số. Thỉnh thoảng có nhóm quen kêu hùn hạp thì tui cũng góp cho mọi người vui vẻ, nhưng sau đó thì tui quên luôn không hề trông ngóng hay thắc thỏm chi hết.
    Nên tui cũng chưa bao giờ nghĩ trúng số thì sẽ làm gì! Để nghĩ xem. À, chắc việc đầu tiên là tui sẽ bao hết “nhà còm” đi cruise một tháng, rồi tặng mỗi người một thùng nước mắm mang theo 😀 .

    2, Có rất nhiều cách để làm từ thiện, không cần phải theo một khuôn mẫu nhất định nào. Hồi xưa còn trẻ khỏe, cứ mỗi 4 tháng là tui đi hiến máu cho hội Hồng Thập Tự. Bây giờ già rồi, thì tui giúp cho viện dưỡng lão. Chỉ sợ lòng mình không muốn làm vì ngại đủ lý do. Chứ nếu muốn, chỉ cần vô: volunteermatch.org , là đầy cơ hội để mình “cho đi một chút gì”.

    3, Tui không dám nhẩm tính vì biết chiến tranh rất tàn ác. Hồi tuổi tui “chanh cốm” không biết mơ mộng, vì phải cùng với cha mẹ và đàn em đương đầu với thực tại đổi đời đầy cay đắng. Cha mẹ mất nhà mất của, xẩy đàn tan nghé, vì phải chia lìa ra để tìm đường vượt thoát. Đứa tù tội, đứa xém mất mạng…
    Nên tui rất oán ghét chiến tranh và những trò khủng bố bạo tàn, cho dù nó được nêu ra dưới bất cứ danh nghĩa gì .

    Like

    • ken zip says:

      @ Chị Lụa
      hahahha, cám ơn chị ly nước mắm nha. Đúng là ăn cái giống gì thì ăn, cuối cùng cũng phải quay về với mắm, chị hén !.
      Đồng ý với chị về cách làm từ thiện. Tặng bớt cho người đang co ro trong cái lạnh giá bằng chiếc áo ấm mình đang mặc cũng là điều nên làm..
      Vâng, chiến tranh không ai thích hết, vì đó là điều tang tóc, chia lìa, đổ vỡ ,.. Nhưng đôi khi mình cũng cần dùng đến vũ lực với những kẻ hiếu chiến, đó cũng là tìm hòa bình trong chiến tranh đó, chị ơi!

      Like

      • Lụa says:

        Hé lô Ốc Ken, 🙂
        Bây giờ Lụa biết rồi nha, mỗi lần thấy Ốc im ắng hơi lâu là biết Ốc sắp sửa có bài nặng tấn. Đúng y! Lụa mới đọc xong đây nè. Hay lắm Ốc!

        Like

      • Lụa says:

        Đúng thế Ốc! Chiến tranh Lụa nói đây là sự tranh giành quyền lực rồi gieo tai họa cho lương dân. Chứ còn đối với sự chà đạp áp bức như bọn Hồi quá khích xẻo tai cắt mũi những bé gái. Hoặc với bọn Tầu xâm lấn cướp đất thì mình phải phản kháng tới cùng.

        Like

  11. Michael Đặng says:

    “Người ta có quyền ước mơ, có quyền hy vọng, nhưng bằng một cách nào đó phải hành động thì ước mơ và hy vọng của mình mới có cơ may trở thành hiện thực.”

    Đời chuyện gì cũng có thể xẩy ra, số làm tổng thống không cần ứng cử vẫn trở thành tổng thống như thường. Ví dụ T.T Ford của Mỹ, và T.T Dương Văn Minh của V.N. Bạn tôi, người không bao giờ mua vé số, cách đây 2 năm trúng trên mười ngàn đô. Hôm đó ngày đầu năm, dẫn vợ đi shopping, trong Mall có tiệm vàng mới khai trương, hai vợ chồng ghé coi, được tặng mỗi người 1 vé.

    Like

  12. Tâm says:

    1. Tui sống theo phương châm “tay làm hàm nhai”, tay hỏng làm thì hàm bớt nhai một chút hehehe. Tui thấy cơ hội chơi vé số mà trúng số thì rất thấp. Chỉ khi trời cho thì mới được thôi. Nhưng thĩnh thoáng mấy người trong sở làm cũng hùn lại mua vé số vài ba đồng coi như nuôi hy vọng. Nếu trúng thì tui cũng vẩn đi làm như thường, tiền trúng số thì từ từ tính, chớ ngồi không ăn núi còn lỡ nói chi 😆 Tui nghĩ một khi tự nhiên có số tiền quá lớn, không ít cũng nhiều sẽ kéo theo những chuyện nhức đầu và phiền toái.

    2. Sống trên đời phải biết cho đi một chút (ừa một chút thôi nha, đừng cho nhiều quá….hehehe). Theo kinh nghiệm bản thân, tui thấy như vầy: mình rộng rãi cho, nhiều khi nhận được còn hơn những gì mình đã cho. Tui thường nghe người đời nói “ăn ở có đức, mặc sức mà ăn”. Giúp người kém may mắn hơn mình thì điều nên làm với trong khả năng của mình.

    3. Chiến tranh? Chưa từng chứng kiến, nên không có ý kiến, ý cò gì hết. 😆

    Like

    • Van Nguyen says:

      Tui cũng nghĩ nếu tui trúng số, nội cái vụ bàn bạc chia cho anh chị em mỗi người bao nhiêu chắc cũng đủ để…gây lộn! hahahah!

      Like

    • Lụa says:

      Trúng số lớn, phiền nhứt là phải dọn nhà đi trốn, nếu không muốn tự dưng bị nổi tiếng ngang xương 🙂

      Like

      • Tâm says:

        @VN và chị Lụa: TL chưa bao giờ trúng số…trúng gió thì có bị mấy lần khi trời chuyển mùa….hehehe. Lòng người khó lường khi dính dáng tới tiền bạc. Coi news hồi tháng Giêng nè, có 1 vụ sau khi ông ta trúng số chỉ có $ 1 million sau một thời gian ngắn thì tự nhiên người này đi bán muối full time. Bà vợ còn đang trong vòng điều tra.

        Ngoài chuyện nhức đầu vì sợ chia cho anh em, bạn bè không đồng đều, rồi mất tự do đi lại (phải chạy lên núi, mua biệt thự lớn để trốn….hehehe), tánh mạng lại không an toàn, tối ngủ phải mở mắt canh chừng coi có ai thọt đũa lổ tai…hahaha. Sống như vậy TL thấy……… cũng muốn thử một lần cho biết có đúng như mình nghĩ hông. Vái ngày mai trúng số đê đê. 😆

        Like

        • Lụa says:

          Heheh, vậy thì tui vái Trời cho Tâm trúng số, sau đó chờ đọc báo:
          – Triệu Phú Tâm, ôm đầu với nỗi hồi hộp khôn nguôi!
          – Triệu Phú Tâm, canh thâu thao thức, không đành nhắm mắt!
          – Triệu Phú Tâm, sự kinh hoàng khi thấy những đôi đũa đen sì!
          – Triệu Phú Tâm, lầm lũi giã từ đất liền, phóng lên tầu, không biết đi đâu! 😀

          Like

          • Tâm says:

            @ Chị Lụa: Chị tả trúng số rồi “ôm đầu với nỗi hồi hộp khôn nguôi! canh thâu thao thức, không đành nhắm mắt!” sao giống cảnh TL lần đầu hẹn gặp má mấy nhóc ở nhà vậy?…. hahaha.

            Nếu cảm giác trúng số là như vậy, thì TL trúng rồi ..trúng thiệt rồi !! 😆

            Like

  13. Becky says:

    Lâu rồi B. có đọc điều nầy thật hay, nhưng quên tên tác giả là ai.

    “what I know for sure is that what you give comes back to you. That ‘s not just my theory or point of view .
    It’s physics . Life is an energy exchange of giving and receiving . And the way to have what you want is to give what you need.”

    Tạm dịch :”Tôi biết chắc môt điều là những gì bạn cho đi sẽ trở về lại với bạn. Đó là không chỉ là lý thuyết hoặc quan điểm của tôi.
    Đó là vật lý. Cuộc sống là một sự trao đổi năng lượng của việc cho và nhận. Và cách thức để có những gì bạn muốn là cho đi những gì bạn cần.”

    Like

  14. DzuDaang says:

    Trong biến cố 30 tháng tư năm 75, gia đình tôi chay loạn từ Biên hòa vào Sài gòn, nhưng không thấy loạn. Mà từ Sài gòn về lại Biên hòa thì gia đình tôi ai cũng thấy loạn … trong lòng khi thấy bộ đội đầy đường.
    Trên quãng đường từ Thủ đức tới nhà thờ Vinh Sơn Liêm, bên lề đường, tôi thấy 1 người phụ nữ mặc áo bà ba màu trắng, quần đen nằm nghiêng bên tay trái trên 1 tấm chiếu và có 1 cái nón lá che trên đầu. Tôi không biết người đó nằm đó ngủ hay là chết, nhưng hình ảnh đó ám ảnh tôi suốt gần 40 năm trời.
    Trong chiến tranh chúng ta không lên án những người bị lôi vào cuộc chiến, nhưng chúng ta phải lên án những kẻ tạo nên cuộc chiến. Vậy cuộc chiến huynh đệ tương tàn từ 1954-1975 là do ai tạo nên và do ai mà cả triệu người phải rời bỏ Việt Nam yêu qúy ? Chắc chắn là tại đảng cộng sản và tên tội đồ hcm mà ra. Nếu không có cái đảng đó và tên tội đồ đó thì không có cảnh em bé mấy tháng tuổi bò quanh kiếm sữa trên xác mẹ . Và cũng sẽ không có xác người Việt trên biển đông và rừng biên giới Việt-Miên=Thái .
    Tại sao chúng ta sợ chiến tranh mà lảng tránh không dám nghĩ đến ? Nếu không muốn có chiến tranh thì chúng ta phải tích cực ngăn ngừa , phải không qúy anh chị em ?
    Chỉ có tình yêu và vị tha thì mới cho đi và tạo được bình yên .
    yêu lắm thay!

    Like

  15. Gia lum lon says:

    # 2
    Đừng nói gì quá xa vời, trước khi “cho” ngươi khác :
    1- Chúng ta thât sự đã “cho” những ngươi thân (con, spouse, parents etc) lòng yêu thuơng, quí mến và cha^n tình chưa?
    2- Chúng ta đã thật sự “cho” chinh bản thân chúng ta sự chăm sóc, bo^ì dưỡng, an lành và giao dục chưa?

    Đố ái dám trả lời là hoàn toàn mãn nguyên

    Like

  16. jp says:

    @ Gll. khỏe không?

    1. Đã cho nhưng chúng nó không nhận bởi vì sợ “uncle sam” hỏi thăm. Thỉnh thoảng chúng nó còn bàn tán xôn xao rằng thì là: khi nào mà “ông bô bà bô” về “bên kia núi” thì mọi sự đều giao cho nhà quàng lo liệu . Chúng nó còn không quên thòng thêm một câu là nếu có đăng cáo phó thì nhớ “print and bold” câu “miễn phúng điếu”. Chả muốn nghĩ làm gì, bởi vì người nằm xuống là thanh thản . Health department sẽ chẳng bỏ qua những kẻ liên đới, trách nhiệm còn đang tại thế. Còn nếu không yêu thương, qúi mến, lo lắng cho chúng thì làm sao chúng lớn khôn trưởng thành để nói chuyện “bác ái với nhân từ”. Chỉ hy vọng là sau khi mình về “bên kia núi” thì thỉnh thoảng chúng nó hát câu “thương mẹ đã lưng đồi” là mãn nguyện rồi .

    2. Còn bản thân mình bi chừ muốn lo cũng không kịp, bởi vì tất cả mọi cái nó đã “flabby” rồi và cũng không có đủ $ để cứ 6 tháng lại “botox”. Mệt!

    Không hoàn toàn mãn nguyện nhưng tui mãn nguyện trả lời câu hỏi của Già .

    Like

    • Già lụm lon says:

      @JP
      Thanks vũ như cẩn, trả nợ cơm áo giũa cái nắng của mùa hè tren vỉa hè Q1 😛
      haha

      Like

  17. Toi Ke says:

    1- Củng như nhiều lần trước, mua mà không trúng. Sẻ tiếp tục mua, khi nào trúng thì trúng không quan tâm mấy. Tôi có cùng quan điểm của NL ” Người ta có quyền ước mơ, có quyền hy vọng, nhưng bằng một cách nào đó phải hành động thì ước mơ và hy vọng của mình mới có cơ may trở thành hiện thực.” Câu này là một trong những nguyên tắc sống của riêng tôi. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôi củng làm và làm được ước mơ của mình.
    Thực tế thì ước mơ và hy vọng của tôi nhiều hơn là làm và làm được, but as always, I am a dreamer 🙂 Cần phải ước mơ và hy vọng, nếu không làm sao sống được ở trên cỏi đời này bởi vì mình không có gì để hướng tới thì cái lý do gì để thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới ? Tôi hy vọng cuộc sống của tôi và gia đình được bình an, thanh thản trong nhửng ngày tới, tôi ước mơ sẽ walk my daughter down the aisle để giao nó cho người chồng mà nó chọn lựa, bắt đầu cho việc xây dựng một thế hệ mới mà tôi hy vọng sẻ tốt hơn nhiều so với thế hệ của tôi. Tôi hy vọng con trai tôi sẽ biết thương yêu, tôn trọng vợ nó, để cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, vui vẻ, đầy đủ. Tôi hy vọng các con tôi sẻ nhận thức được và sống xứng đáng với giá trị luân lý mà chúng được dạy, không nhửng chỉ lo cho bản thân mình mà còn phải biết quan tâm tới người khác, phải biết thông cảm và chia sẻ với nhửng khó khăn của người khác, phải chia vui và cổ vủ cho nhửng sự kiện may mắn, thành công của người khác mặc dầu mình không có dự phần hay dính dáng gì tới….. Riêng cho bản thân tôi, ngay bây giờ, tôi hy vọng có nhiều sức khỏe, cơ hội, để nuôi dưởng, đùm bọc gia đình mình cho tốt đẹp. Tôi ước mơ cholesterol xuống dưới 200, tôi hy vọng ngày bận vừa size jean 32 trong một tương lai gần, tôi ước mơ sẻ chạy bộ được 7 phút một mile chứ không phài 10 hay 12 phút (hơi khó nha bác Tâm), tôi hy vọng là tôi sẻ biết đối xử tốt với tất cả mọi người thân hay lạ, tôi hy vọng là tôi không nóng tính, tranh hơn thua làm phiền lòng người khác khi không cần thiết …. Nếu buổi sáng thức dậy nhìn vào gương trong phòng tắm mà thấy không còn ước mơ hay hy vọng gì thì tôi biết chắc là I am in trouble và need a lot of helps.
    Tuy nhiên tôi chịu thua bác Michael Dang, cái bất chiến tự nhiên thành, thí dụ của bác thì right on. You have scored a big point in that debate. Để gở gạt tôi có thể nói là khi làm phó tổng thống họ biết là họ sẻ có thể phải làm tổng thống, thật sự cái job chính của phó tổng thống là chuẩn bị để làm tổng thống khi cụ này ngủm cù tèo. Còn vé số cho không, được trúng, thì thật là trúng số 🙂

    2- Trong đời sống sự nghiệp viết báo của NL, tôi tin chắc là sẻ có nhiều bài viết hay nửa, cái tài diển tả sự việc qua bài viết, không ai có thể chối cải hay nghi ngờ gì về điểm mạnh này của cô ấy cả. Bài viết về làm từ thiện này sẻ là một trong nhửng bài đáng nhớ nhất của tác giả vì bản chất thật sự của câu chuyện nói lên cái mặt tích cực nhất của con người: làm từ thiện giúp người kém may mắn hơn mình. Tôi đọc bài này lúc trước và đọc lại lần nửa vẩn thích. Tuy nhiên, tôi không ” mít ướt” như tác giả 🙂 , người biết học từ lổi lầm của mình là người khôn bỏ xừ. Hehehe

    @lua, thực tế và thật sự nhúng tay vô làm từ thiện, ngưởng mộ. @bidong cầu nguyện cho nhửng người làm từ thiện, có thể không thuyết phục được nhửng người không tin vào cầu nguyện nhưng đối với tôi, tôi thường cầu nguyện nên tôi thấy đó là một việc làm tích cực và cần thiết, ngưởng mộ. @van nguyen, @doc gia texas, @Tam, @Becky giống như tôi và rất nhiều người khác, nghỉ tới làm, lúc làm lúc không, tùy hứng, tùy hoàn cảnh, không quyết tâm trường kỳ, không gì sai, good start.

    Note: coi chừng professional từ thiện – quyên $1, xài cho mình 98 cents, cho từ thiện 2 cents.

    Tôi muốn đưa ra một yếu tố khác rất cần thiết trong vấn đề làm từ thiện mà rất ít người để ý tới hay cho là nó viển vong khó quá, nhưng thật tế là không có nó là “trầm kha, khổ sở”. Tôi bắt đầu bằng câu chuyện giả tưởng mà có thể nhiều người đã biết:

    Có một bộ lạc sống ở hạ nguồn của một con suối, họ sống ở đó lâu rồi. Có điều lạ là thỉnh thoảng có một xác chết trôi xuống từ thượng nguồn. Họ thấy tội cho nạn nhân không quen biết này quá, và họ vớt xác chết lên, cúng kiếng, rồi chôn cất cho tử tế. Cho tới một hôm tự nhiên thấy có nhiều xác chết trôi xuống nhiều hơn và thường xuyên hơn. Họ hoảng sợ quá không biết làm sao nên cúng, lạy cầu nguyện mấy thần linh của bộ tộc họ với muc đích là làm sao biết được chuyện gì đả xảy ra. Một tháng sau, họ vẩn phải tiếp tuc chon xác chết trôi xuống mà khong thấy thần linh nói gì cả. Ông tù trưởng quíu quá nên làm liều và quyết định là phải can đảm di lên thượng nguồn để tìm hiểu, hầu giài quyết vấn đề này một lần cho xong, chứ không thể ngồi dưới hạ nguồn mà vớt xác đem chôn hoài hủy. Câu chuyện không nói họ có tìm được nguyên nhân và giải quyết vấn đề cho xong như họ muốn không, nhưng vẩn thấy họ thỉnh thoảng vẩn còn vớt xác chôn nhưng không nhiều như trước khi trước nửa.

    Vớt xác chôn ở hạ nguồn là nhửng việc làm mà chúng ta bàn cải trong mục làm từ thiện này. Nó rất là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên mình củng phải chịu khó leo lên thượng nguồn dù là đường đi gian nan khắc khổ, có khi phải bỏ xác trên đường đi nhưng nó có thể sẻ giúp cho ít người bị chết trôi hơn. Kéo lên thượng nguồn tìm nguyên nhân là hành động ngăn chận lại cho bớt bị chết thì sẽ tốt hơn là đợi chết rồi vớt đem chôn.

    Việc làm trên thượng nguồn này là kiên nhẩn giúp đở người bị bệnh tâm thần trị bệnh trước khi họ bị tống ra đường thành homeless, làm việc thượng nguồn này là đóng góp công, của, hay tiếng nói để giúp đở nhửng trẻ vị thành niên bỏ nhà ra đi có chổ nương tựa trước khi họ bi hảm hiếp rồi tống ra đường bán thân nuôi miệng, làm việc thượng nguồn là tham gia thỉnh nguyện hay đi bầu cử chọn cho người đại diện trong chính quyền muốn gia hạn thời gian ăn tiền thất nghiệp hay trì hoản giảm nợ nhà cửa trước khi cả nhà họ bị trể tiền nhà bị tống ra đường thành người homeless.

    Việc làm thượng nguồn này có cái tên hàn lâm là Social Justice, tôi không biết tiếng Việt gọi là gì. Làm từ thiện (charity) và social justice là hai việc cần đi đôi nếu muốn hiệu quả cao, không nhứt thiết phải chọn cái này hay hơn cái kia, tôi chỉ là nêu lên cái framework thường dùng trong xả hội ở Mỹ này cho quí vị suy gẩm chơi đở buồn……. Giả dụ như nếu không có người Mỹ đen làm việc thượng nguồn trong một cuộc đấu tranh dài, gian khổ, đầy bất công, tàn nhẩn, đầy hy sinh chết chóc này, thì ngày nay, Mít mình cũng chỉ là ngồi sau xe bus và chỉ được ăn tiệm phở cho VN mà thôi. Sẻ không có chuyện đi cruise đem theo nước mắm. Wow, what a progress!

    Năm vừa rồi tôi và con gái đi giúp một soup kitchen cho homeless, lúc ngồi ăn chung với họ, chúng tôi có nói chuyện với gia đình homeless có con nhỏ 7-8 tuổi, ở ngoài đường đi học bửa đực, bửa cái, nhưng nó vẩn hồn nhiên, lạc quan, như những đứa trẻ cùng lứa, nó tả cho chúng tôi nghe là nó tập đi skateboard trên vỉa hè với tất cả sinh động của một đứa bé ở tuổi đó. Thật là một chuyện khó tin tới khi mình thấy tận mắt sức sống mảnh liệt hiện rõ trong nhửng đứa trẻ có nhiều bất hạnh này. Nhửng nhân vật tí hon đánh giày, bán vé số của VN thập niên 60-70 sống trên vỉa hè trong tiểu thuyết Duyên Anh hiện rỏ ở hè phố xứ Mỹ này.

    3- Chiến tranh- Tôi chưa hiểu được rõ khía cạnh nào về chiến tranh mà NL, @ GLL, @JP muốn nói đến trong bài còm của mình? Tôi trang trọng tất cả chia sẻ này vì đó là một kinh nghiệm riêng của từng bản thân, không thể sai được. Đứa nhỏ bò bênh xác mẹ trên đường di tản tôi thấy trên TV Đại lộ kinh hoàng. Tôi biết chắc là nó nhiều lắm. Cái đau khổ của đứa nhỏ không khác cái đau khổ của tất cả các hy sinh của tất cả nạn nhân khác trong cuộc chiến này. Tất cả là cái giá nặng nề mà người dính vô chiến tranh phải trả. Tôi đồng ý với @DzuDaang về ý kiến mình phải can đảm nhìn vào sự thật dù cho nó phủ phàn , đau khồ cở nào đi nửa, để tránh chiến tranh vô nghỉa bị lập lại. Tuy nhiên, chiến tranh chống Trung cộng, nếu phài tới đó , tôi không có chọn lựa khác hơn. Có lẻ tôi sợ cai nickname cùa DzuDaang, bụp tôi vở mặt nên tôi đồng ý với bác ấy. 🙂 hehehe

    Like

    • Lụa says:

      Bác Toi Ke,
      Việc làm trên thượng nguồn, chính xác, tôi đồng ý kiến với bác.
      Nhưng khó khăn là làm thế nào để nhận biết việc mình làm là thượng nguồn hay hạ nguồn đó bác.
      Tôi thấy bác rất chịu khó gõ, phân tích, và lý luận từng chi tiết, phục bác! 🙂

      Like

      • Toi Ke says:

        Cám ơn @lụa góp ý bài còm của tôi.

        Theo tôi nghỉ không cần phải biết việc làm của mình là thượng hay hạ nguồn, chỉ cần mình thoải mái với chính bản thân mình, biết rằng đóng góp của mình sẻ giúp phần nào đó làm giảm bớt cái khổ của người khác.

        Thượng hay hạ không có ý là “trên” là quan trọng và “dưới” là tầm thường. “Thượng nguồn” đây có cái nghĩa là cái bắt đầu, cái nguyên nhân tạo nên nhửng khó khăn mà mình phải giải quyết ở cái “hạ nguồn”. cái hậu quả.

        Đại khái, việc làm “thượng nguồn” là việc làm để phòng ngừa bệnh, không cho nó xảy ra, ” hạ nguồn” là việc làm để trị bệnh khi bệnh đã đổ ra.

        Chúc nhiều sự lành và tiếp tục công việc thượng hạ này.

        Like

        • Lụa says:

          Cám ơn bác chúc lành. Hiểu ý bác nôm na là Ngừa Bịnh Tốt Hơn Chữa Bịnh, đừng để “Mất Trâu Mới Lo Rào Chuồng” phải không bác.
          Cũng chúc bác vạn sự lành nhé !

          Like

    • Tâm says:

      @ anh Toi Ke: anh đang ngồi ăn bacon double cheeseburger và uống super-sized soda mà anh “hy vọng ngày bận vừa size jean 32” gần kề sao được?…hahaha. 😆

      Rất thích câu chuyện dẩn chứng lên đầu nguồn để tìm hiểu nguyên nhân của sự việc. Đi làm cũng thường nghe nói muốn tìm giải pháp lâu dài thì phải đi tìm root cause (gốc rể) của vấn đề. Đầu nguồn hay gốc rể, miển có đi tìm thì sẽ thấy giải đáp he.

      Mọi điểm khác anh viết thấy có lý, nên im tiếng..hehehe. TL chỉ muốn nói là anh ước mơ sẻ chạy bộ được 7 phút một mile và giữ tốc độ như vậy cho full marathon (26.2 miles). Vâng, rất là khó. Càng khó hơn nếu mình cứ ngồi mà mơ…. hehehe. Chắc anh đang tập để qualify cho Boston hả. Good luck nha runner. TL già rồi không chạy nhanh như vậy đươc…trừ khi bị má xắp nhỏ rượt. Hy vọng có ngày gặp anh ở một cuộc chạy marathon nào đó. Cheers!!

      Like

      • Toi Ke says:

        @ Tam
        Hey, sao biết hay vậy. Bacon double cheese burger là món tủ. Mười lần vô BK là chín lần ăn cái này, còn lại một lần khác thì tại vì đi vô ăn trúng ngày thứ sáu bị mấy ông Cha trong nhà thờ bắt phải kiêng thịt nên phải ăn fish sandwich 🙂 Không big với cái soda lắm nên củng đở khổ.
        Tôi hết xí quách rồi, 7 minutes/mile remains an elusive dream. Chỉ chạy for fitness và đở căn thẳng cái đầu là chính. 9-10 phút/mile, 30 -35 miles một tuần là mừng húm rồi. Làm biếng thì đi làm về leo lên treadmill trong nhà, trời đẹp thì xuống đường… not along the beach like you, man. What a luxury view!
        Tôi củng rất thích chạy dài một chút ngày cuối tuần, thả hồn cho nó trôi và được cái runner’s high, afterward. what a feelin’ ! ….. cho tới khi đụng vô cái cột đèn. hehe
        Have a good long weekend.

        Like

  18. jp says:

    @ Nhớ trang bị đầy đủ gear để chống nắng nhé Gìa. Nếu xong việc nhớ ghé highlands kêu dùm tôi ly cà phê sữa đá nhen. Có còn giữ số phone cũ năm ngoái không? Có thể tháng 11 hay 12 sẽ liên lạc hẹn nhau đi ăn hủ tiếu nam vang và uống cà phê. Nhưng lần này sẽ rủ Già tới starbucks tại ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương.

    @ Toi Ke,
    Khía cạnh của chiến tranh thì muôn hình vạn trạng. Riêng tôi thì, chiến tranh là bạo tàn và tàn khốc. Nhưng trên đời này, vẫn còn có người thích kích động chiến tranh để đạt mục đích của mình. Nếu chẳng may, chúng ta, những người may mắn đang sống trên đất cờ hoa này và (chí it là tôi) đã “xin nhận nơi này làm quê hương” mà phải (cần) bear arms để bảo vệ cho hai chữ Tự Do thì chắc chắn tôi cũng không chần chừ gì cả.

    Trân trọng!

    Like

  19. Gia lum lon says:

    My thoughts and condolences go out to the people who lost family, loved ones, friends, and animals at Oklahoma City area.
    (Tui mới ỏ vung đó 2 tháng trước, hic)

    Like

    • Van Nguyen says:

      Tội nhất là mấy bé học sinh tiểu học, 2 trường bị san bằng, khủng khiếp quá! 😦
      Sao bây giờ tháng nào cũng thấy có thảm kịch.

      Like

  20. M&M says:

    1 & 2: Nơi tui làm việc có rất nhiều người homeless. Có một lần, một người đàn bà homeless đến xin tui tiền mua thức ăn cho con của bà. Tui hỏi bà muốn mua món gì, tui sẽ mua cho bà. Bà ta nói chỉ cần tiền thôi. Tui bèn móc tiền cho bà. Một lát sau, khi trở về sở, tui thấy bà đang xếp hàng mua vé số trước một tiệm convenience store dưới lầu một trong building tui làm. 🙂

    Từ xưa tới giờ, tui chưa bao giờ mua vé số. 11 năm về trước, tui có được một tấm vé số do một đồng nghiệp về hưu tặng làm quà cho mỗi người đến dự bữa tiệc nhỏ tiễn ông. Tui quên bẵng về tấm vé số đó cho đến hôm nay. 🙂

    3: Trong những cuộc chiến xảy ra trên đất nước Việt Nam, bao nhiêu tang tóc đã xảy ra, bao nhiêu em nhỏ nằm bám vào xác người mẹ bên lề đường? Chắc phải nhiều, nhiều lắm. Và bao nhiêu người trong cơn pháo lửa loạn lạc đã ngừng lại để ẳm những em bé đó lên? Qua báo chí, tui biết một ông cụ già đã cứu một em bé nằm trên xác mẹ bên vệ đường của đại lộ kinh hoàng 1972. Ông cụ đã cưu mang đứa bé cho đến khi không còn sức để đi tiếp và trao em lại cho một sĩ quan trẻ TQLC VNCH, xin ông cứu giùm đứa bé. Và rồi, vị sĩ quan này đã đưa em đến một cô nhi viện, trong vòng tay an toàn của các Sơ. Chúng ta biết được chuyện này vì đứa bé ấy, Baby #899, đã được may mắn đưa sang Mỹ, và trở thành một sĩ quan của Hải Quân Hoa Kỳ. Nhưng còn bao nhiêu em bé may mắn khác đã được cứu? Tui nghĩ là có nhiều lắm, chúng ta chưa biết thôi. Tui tin như vậy, vì tui đã qua kinh nghiệm người Việt thương nhau lắm trong lúc khốn cùng. Tui tin có bao nhiêu ông bà lão móm mém quê mùa, chơn chất trên đại lộ kinh hoàng, là có bấy nhiêu người sẵn sàng ra tay cứu giúp những em bé đáng thương trên vệ đường đó.
    Tui đang chờ đọc bài của NL. Cổ mà vừa viết vừa khóc thì chuyện chắc chắn sẽ hay không thua gì bài viết về ông TQT. 🙂

    Like

    • Bidong says:

      @M&M: hổm nay nghĩ rồi định hỏi mà cứ quên. Thấy còm của M&M thì yên tâm là M&M và gia đình đã không nằm trong tai nạn trong ngày parade ở V. rồi. Tạ ơn Trời! 🙂

      Like

      • M&M says:

        Dạ cám ơn chị Bidong, em và và gia đình vẫn bình yên. Damascus, VA, nơi xảy ra tai nạn, cách nơi em ở 350 miles. Em thân chúc chị vui, mạnh.

        Like

  21. Độc-giả Texas says:

    @Chúc NL, Sư phụ và ACE một ngày vui

    Like

  22. Gia lum lon says:

    2-Tui tin tăng cach câu cá hơn là tặng cá

    3-Mảnh vụn nho nhỏ của chien tranh và di tản
    Một câu chuyên nhỏ tren đương di tản từ Đalat vào Saigon thang 3, 1975.
    Khi xuong tới Phan Rang, chiec xe 2 banh của tui het xang, hoảng sợ v ì cảnh cuóp doc ben dương do cac tù nhân phá trại tù ra(?), khong dám tim mua xăng, nên đành dục bỏ xe bên đường xong bám lên xe đò, leo lên mui ngồi trực chỉ về phía nam.
    Quoc lộ toàn xe và người, bang moi phuong tiện, kể cả di bộ voi những gì có thể mang đuọc. Trong đoan đi bộ đó , có môt đoàn tân binh cua? trung tâm Đồng Đế(?). Trong cảnh hỗn loạn , môt cậu tân binh rât trẻ khoa?ng 16-17 tuổi bị xe dụng, mau’ me đay mặt nằm trên đường, cac ban cậu, tuỏng câu đã chet , khenh cậu vào nam bên lê đường và lây cai chăn nha` binh phủ lên ngươi cậu.
    Chiec xe đò chay ngang qua va` di theo doan xe , tui ngôi tha^t tha^`n trên mui xe, đâu ốc trống không, nhi`n lên triên núi mà tưởng như có nguoi ben kia đang phuc kich chỉa mũi sung vào đoan di tản. Giật mình nhìn lại phia sau tha^.t xa xa, thay ai đi như say rượu giũa đương, mặt đây máu, thì ra là cậu tân binh đã tỉnh dạy và đang đi theo bản năng sinh tồn.
    Tui ngôi nhìn lạnh cứng, không lam đuọc gì,nhưng cảm giác hèn nha’t, vô dụng vẫn theo đuỏi tui cho tơi ngay nay.
    Khi ngôi ca phê vỉa hè ỏ SG, tui hay lơ đãng nhìn ngươi qua lại, để coi có ai giống cậu tân binh năm xưa. (?)
    Cậu bé ơi, xin tha lỗi cho Già

    Like

    • Bidong says:

      @GLL: nếu như GLL là người lái xe đò mà lại làm ngơ để đón anh tân binh đó thì mới “feel guilty” chứ? đàng này, còn đang ngồi trên mui xe, xe lại đang đi giữa 1 dòng người đang cuồn cuộn tiến về phía trước thì làm được gì? Hy vọng là đã có ai đó tới sau để “dớt” anh tân binh đó và anh đã bình yên trở về nhà! Chiến tranh thật chẳng chừa ai hết! 😦

      Like

    • ngoclan says:

      Không sống trong chiến tranh, không chứng kiến chiến tranh đã là một may mắn khi được sinh ra trong đời.

      Like

    • Van Nguyen says:

      Việc này là ‘Ngoài tầm tay với’, chú Già đừng cảm thấy áy náy nữa.

      Like

    • Khoai says:

      GLL: Chiến tranh mà bác. May mà bác được toàn thân lết về đến nhà!
      Nếu bác không quên được thì tui nghĩ làm việc lành cho ngừoi khác sẽ thấy lòng mình binh an!

      Like

    • ngoclan says:

      Ba Tu Che doc comment nay cua Gia roi cu khoc hu hu vi thay hinh anh dau long va toi nghiep qua! Dung la qua am anh 😦

      Like

  23. Cầu Dừa Đủ says:

    Trong một bài phân ưu sặc mùi ngôn ngữ thể dục tập tạ nâng bi , một ông chủ tịch trong các chủ tịch cộng đồng đã đẻ ra một câu nịnh mới khi ” phong thánh” cho gia đình ngừơi đã khuất thuộc về giai cấp văn chương quí tộc. Thế thì ai thuộc về giới văn chương hạ cấp hả Ný Nùn?Phục thật bọn Lý toét tân thời .

    Like

    • ngoclan says:

      Ný Nùn là cái gì? và Lý toét là cái gì? Không hiểu gì hết trơn.

      Like

      • Gia lum lon says:

        (Ly’ lùn, Ly’ toét = chu*’c sắc của làng quê miền Bắc thơi phong kiến)

        Like

        • Cầu Dừa Đủ says:

          .Nói thẳng chả phải cong queo làm gì : “bác cộng đồng” Chủ tịch lâm thời Lê khắc Lý.

          Like

      • Tóc Huyền says:

        NL đi tìm hiểu thêm về hai nhân vật “Lý toét” và “Xã xệ”, thì may ra có thể hiểu thêm là CDD này đang nói gì! [Xong nhớ vô chia sẻ cho bà con biết với nghe. TH cũng muốn biết! ;)]
        Còn “Ný Nùn” mà CDD nói tới thì… hỏi lại CDD xem là gì vậy ?
        Ngôn ngữ “cõi trên” hay sao á? 😀

        Lâu lâu chun vô blog NL, muốn “nói” nhiều mà tội là “lực bất tòng tâm”…

        Hugsss NL, chị B, chị L, Becky, sò sò, …, thò tay [qua monitor] “rua” các anh các chú mấy cái, rồi… đi ra 😉

        Like

        • Tôn Thất Thiệt, bộ trưởng bộ thông tin và văn hóa says:

          @ Thông tin cho (những) ai cần đi tìm tung tích của:

          Lý Toét: Cao, gầy gò, tóc búi củ hành, râu ria lởm chởm, mặt mày khắc khổ, mồm rộng tới mang tai, đầu đội khăn xếp, áo dài, tay luôn cầm một cái ô, đôi giày chuyên cắp ở nách vì sợ bị mòn.
          Xã Xệ: Lùn, mập ú, đầu trọc lốc có độc một sợi tóc, má phính, dẩu mỏ, thỉnh thoảng diện áo véc đàng hoàng, ưa làm sang.

          Like

        • Lụa says:

          Cho mi ké CC (Cọp Con? – Công Chúa?) với nhé, chúc cả mẹ lẫn con luôn gặp mọi sự may lành trong mọi lúc.

          Like

  24. Khoai says:

    ACE :

    3- Tôi đã đi, đã chạy những bước thảng thốt thất thần qua nhung cơn khói lửa của 72 và rồi 75. Tôi sợ cái tàn khốc của chiến tranh và đau xót với nhũng hậu quả chiến tranh để lại cho đồng bào mình. Đâu khoảng thập niên 90s, tivi chiếu cảnh “đại lộ kinh hoàng” trong đó hình ảnh đứa bé ngồi khóc bên xác mẹ; cảnh ngừơi vợ khóc chồng mẹ khóc con bên những nấm mồ tập thể năm 68 . Đoạn phim tài liệu làm tôi rúng động tận tâm can. Xót thuơng cho quê mình chịu quá nhiều cảnh tang thuơng. Thuơng cho những người đã phải có quá nhiều mất mát. Có thể họ còn đâu đây nhưng không muốn khơi lại vết thuơng sâu hoắm hay nỗi kinh hoàng đến dã man ấy. Xin moi nguoi tim` duoc binh` an.

    2- Có lẽ cũng vì đã chưng kiến nhiều cảnh đau lòng, có lẽ đã sống nhũng ngày 75-79 đầy khó khăn, có lẽ được lớn lên dưới bóng giáo đường , nhờ những bài luân lý được thầy cô dạy ..mà lòng tôi dễ cảm thông với người thiếu may mắn. Năm 93 tôi về Quảng Trị, lúc ấy vết tích chiến tranh còn đậm nét , vẫn còn những cảnh đổ nát, đời sống còn thiếu thốn, trẻ con vất vả đến trường … Chuyến đi này đã làm cho tôi thay đổi cuộc sống mình. Tôi nghĩ giáo dục sẽ giúp con người mở mang tầm hiểu biết, thay đổi được cuộc đời và có thể giúp con người thoát cảnh lầm than, hay ít ra cũng biết sống phải đạo. “Thuợng Nguồn” chắc cao quá với sức tôi, tôi chỉ làm việc trong tầm tay của mình. Như vây đã được 20 năm tôi làm việc vi`mục đích nay` . Ban đầu thì gặp đâu làm đó, nhưng 10 năm trở lại đây thì cùng vói bạn bè việc làm của tôi đuọc chu đáo , có hệ thống và hữu hiệu hơn. Nhiều lúc tôi có cảm tưởng mình được “nhận lại”. Như luc đọc cánh thư của 1 em hs xong lớp 9 vùng Cửu Long ” cha mẹ biểu con nghỉ học, con tính 3 tháng hè con đi ở đợ cho người ta kiếm tiền đóng học phí , thì Sơ(…) đến bảo có cô giúp cho con tiền đi hoc. Cô ơi con mừng muốn khóc được, vậy là con được đi học rồi…”. Em cũng học xong lớp 12 rồi mới vào đời. Đó làm món quà Trời đem đến cho mình, phải không bạn.

    1-Tôi nhiều lần mua vé số mot phan vi` mục số 2 trên, tiếc thay chưa ” tới số” …. nhưng vẫn co the làm ! (đương nhiên tôi vẫn làm đầy đủ bổn phận với đất nước cho tôi dung thân , viết rõ để khỏi bị sửa lưng!)

    Trong blog này có nhiều người đang làm công việc ở “Thuợng Nguồn” … rất đáng nể phục. Mong cho “chân cứng đá mềm”.
    Than men

    Like

    • Gia lum lon says:

      Tet 1968 MT ngoai Hue, và những mộ chôn tập the^? là những vêt cuo^’c rât sâu vao cuoc đơi thiêu niên của GGC, nhu* nhu*~ng thieu nie^n moi’ dang cha^.p chu*~ng lo*’n, Từ đó biet syu tư, thich nghe ca khuc da vàng, à thay^’ tương lai mù mịt phía trước.
      An ủi, chia xẻ vơii những nguoi bạn, khong may, có ngươi thân ma^t tich hay ỏ trong những hố tập thể. Măt xanh ngan lệ và mât trong sáng. Vành khăn sô cho Huế( a i viet nhi?) à vanh khăn kẽm gai cho tuổi trẻ VN
      Cũng là thời điểm chiên tranh ba(‘t đâu khốc liệt,đôn tuổi cho lệnh động viên.
      Thanh thiêu niên nhìn tương lai mờ khói thuốc và khăn tang.
      Phố SG , cuôi tuân, băt đâu co nhiêu tà áo dài quyến quit ben đôi dày nhà binh .(anh Linh, cũng đóng gop cho hinh ảnh này)

      Like

    • HTC says:

      @Khoai
      Tôi muốn liên lạc với Khoai bằng cách nào. Xin được phụ tay chút xíu

      Like

    • M&M says:

      @Chị Khoai: 20 năm là một thời gian dài để liên tục theo đuổi một việc thiện nguyện. Chị Khoai chắc là có niềm tin sâu xa về việc làm của mình. Em tin rằng ảnh hưởng của việc làm của chị và thân hữu lên các trẻ em nghèo ở VN sẽ không dừng lúc các em bước khỏi ngưỡng cửa học đường, mà còn theo các em suốt cuộc đời và lan rộng đến những người chung quanh các em. Em thân chúc chị và quý thân hữu được ơn trên che chở, được nhiều sức khoẻ và nghị lực để tiếp tục công việc cao quý này.

      Like

  25. jp says:

    Vành Khăn Sô Cho Huế—Nữ văn sĩ Nhã Ca.

    Like

  26. Little Ty says:

    Sau này khi gia đình tôi bị “bốc hốt rồi quăng” lên vùng kinh tế mới, nằm trên con đường đi lên Phú bỗn, tôi lại chứng kiến những dấu vết chiến tranh còn sót lại. Mỗi chủ nhật chúng tôi đi khoảng 10 cây số đễ đến nhà thờ, dọc theo đường đi xuyên qua rừng là con đường di tản của quân dân ta rút từ Pleiku, Ban mê thuột về hồi 1975. Bao nhiêu là xác tank nằm chỏng gọng, và bao nhiêu là các loai vũ khí quăng tung tóe. Dân làng xung quanh đến lấy sắt vụn. Chúng tôi đôi khi cũng trèo lên những chiec tank đó chơi. Tôi chứng kiến một người hàng xóm, ba của bạn tôi, một buổi sáng ra phát rẫy đe trồng lúa thì cuốc nhằm mốt trái mìn nhỏ. Mìn nỗ và ông ấy bị thương ỡ cã hai chân. Còn người bạn tôi sau này nghe nói phải đi lính qua tận bên Cambodia rồi trỡ về với một chân bị cụt vì đạp phải mìn (lúc đó gia đình tôi đã trốn trỡ về Saigon). Chiến tranh: luôn luôn khủng khiếp, trong khi đang xãy ra cũng như khi hậu chiến.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Hôm nay nghe một chị kể chuyện chồng chị đang bị đau xương sống rất nặng, hậu quả của những năm tháng bị đánh đập hành hạ trong tù CS, thấy đau lòng làm sao…

      Like

      • Bidong says:

        Lúc gia đình tui đi VB, bị lừa vào tù cả đám. Tù đàn ông thường xuyên bị nhốt vào thùng, còng chân mấy ngày là thường, giữa trời nắng của VT, thùng bít bùng càng làm không khí nóng hơn nữa! 😦

        Like

  27. H.DJango says:

    @GLL, JP
    ” Giải khăn sô cho Huế ” bút ký của Nhã Ca , xb tại Saigon 1969.
    Giải văn chương Tổng Thống VNCH 1970
    Việt Báo tái bản tại Hoa Kỳ 2008

    Like

    • Già lụm lon says:

      Coucou Hdj

      Like

    • jp says:

      @ H.DJango,

      Đã coi phim “Django Unchained” chưa?
      Còn DJango của bờ lốc này, theo jp nghĩ thì mãi mãi vẫn là:
      “Lối xưa xe ngựa thành thu thảo
      Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
      Mấy hôm rày, thỉnh thoảng hình bóng của Django ẩn ẩn hiện hiện qua màn sương của Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan.

      Mọi việc vẫn êm đềm phải không “bạn hiền”? Vui lắm, khi thấy DJango xuất hiện.

      Chúc sức khỏe!

      Like

      • jp says:

        “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
        Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

        “hồn thu thảo” thì đúng hơn.

        Cut & Paste. Xin cáo lỗi!

        Like

        • H.DJango says:

          @ Bạn hiền JP,
          Cám ơn đã đoc lại cho nghe những câu thơ hoài cổ để đời của Bà Huyện Thanh Quan
          Nếu không vì cái tưa bút ký của chị Nhã, chắc cũng chưa… tái xuất giang hồ đươc.
          Xin lỗi G và JP về những lời hẹn chưa thành.

          Like

  28. H.DJango says:

    Salut Già,
    Lu bu, quên báo cho G biết là đã… ” tậu ” đươc cái Grill gang hình đầu bò. Không phải đi xa vác về, đóng tiền phạt lố trọng tải cho ailines.
    Dù sao… cũng cám ơn tấm lòng mênh mông đai bác của G khi hứa tăng món quà năng ký này.
    Chúc bình an.
    Say ” hi ” Bà Đầm AL.

    Like

  29. An Lành says:

    Chào bà con làng trên xóm dứơi nhe, AL đọc còm ná thở : nhớ ơi là nhớ …

    @Khoai & HTC : cho AL ké với , đựơc không …

    @ Bibi: hoa của Bibi chụp trên FB đẹp quá..

    @ Ngao: khoẻ không …AL đang loay hoay với jet lag : world traveler này kg đựơc như Ngao hic..hic..

    @Sò : vẫn nói i’t nhưng ý râ’t nhiêù…

    Thâý còm của M&M nhưng kg thâý Tino và o Doan..
    Có Hê’n là có Ô’c nên an tâm, thâỳ Lý chù’ng nào chạy ở NY..

    Like

    • Bidong says:

      Chào mừng chị AL trở về bình an! Chị ngủ khỏe rồi vào 8 tiếp nha! 🙂

      Like

    • Van Nguyen says:

      Chắc em phải dọn qua Pháp ở, thấy bà con bên đó đi vacation mà phát ham! hehehhe!
      Em đỡ cái là chưa khi nào bị jet lag, mà chỉ bị…car lag! 😛 😛 😛
      Take care, chị AL!

      Like

Leave a comment