Dự lễ 30/4

 

Nếu không làm phóng viên, có lẽ tôi sẽ không khi nào đến tham dự những buổi lễ tưởng niệm 30/4 cùng cộng đồng.

Vì làm phóng viên, tôi nhiều lần đến tham dự lễ tưởng niệm 30/4. Và lần nào ra về, trong tôi cũng có nhiều nỗi ưu hoài.

Lần tham dự này, nước mắt tôi lăn dài khi, một cách rất tình cờ, tôi nhìn thấy một người đàn ông đứng lẫn trong đám đông, ông mặc áo trắng, tay cầm cờ vàng, tay cầm áo khoác đen, mắt hướng về khán đài, tôi bước đến hỏi, “Chú nghĩ gì ngay trong lúc này?”

“Tôi ra đây tham dự với rất nhiều cảm xúc. Vì lúc Việt Nam bị mất, tôi cũng mất hai người thân, bố tôi và em tôi.” Ông cắn môi, im lặng, cố ngăn không cho những giọt nước mắt chảy xuống trước 1 người không quen biết. Tôi thấy cay mắt. Tôi không cố gắng được như ông. Nước mắt tôi chảy.

 “Em tôi ở Biệt Ðội 8 Nhảy Dù, KBC 3119. Khi chiến trận cuối cùng ở Long Khánh diễn ra thì em tôi nằm xuống trên rừng cao su, không tìm thấy xác. Mẹ tôi khóc rất nhiều trong ngày 30 Tháng Tư.” Ông kể cho nốt câu chuyện. Tôi quẹt nước mắt.

Trong số những người có mặt tham dự buổi tưởng niệm 30/4, có bao người cùng hoàn cảnh, cùng tâm trạng như người đàn ông đó? Tôi nghĩ là nhiều.

Họ đến rất lặng lẽ. Lẫn trong đám đông. Ngồi quanh lễ đài. Im lặng nhìn những gì đang diễn ra.

Tôi cũng đứng quanh đám đông. Và im lặng nhìn họ. Tôi tưởng tượng họ đang nghĩ gì.

Trong đầu tôi hiện lên những câu chuyện tôi từng nghe. Trong cái lạnh giá buốc, đêm dần bao bọc, tôi như thấy hình ảnh hốt hoảng của má tôi, sự hoang mang của ba tôi, phải làm gì đây, phải làm sao đây. Nhà ngay biển, ba là hải quân, nhưng những cảnh cướp bóc, chết chóc của những người chạy loạn từ Đà Nẵng vào trước đó khiến ba má tôi chùng chân trong việc nghĩ đến chuyện mang theo 7 đứa con nheo nhóc xuống tàu, trong đó, đứa nhỏ nhất chưa tròn 1 tuổi.

Tôi như thấy hình ảnh một đồng nghiệp tôi chạy loạn từ Buôn Mê Thuộc về Sài Gòn, ròng rã một tháng trời, đối diện với bom, với đạn, với những xác người. Về đến Sài Gòn cũng không hiểu tại sao mình còn sống.

Tôi lại đưa tay quẹt nước mắt khi vừa co rút người trong cái áo khoác mỏng vừa lắng tai nghe, như chưa bao giờ được nghe bài hát “Người Chiến Sĩ Vô Danh”

Ra biên khu trong một chiều sương âm u
Âm thầm chen khói mù
Bao oan khiên đang về đây hú với gió
Là hồn người Nam nhớ thù.
Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn
Muôn lời thiêng còn vang
Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng
Sầu hận đời lấp tan.

Và tôi giá như những cảm xúc đó của tôi, cũng như của bao người đến tham dự kia cứ tiếp tục được bồi thêm, trong một không khí thật sự của sự tưởng niệm, của sự ngồi cùng nhau để nhớ về một ngày, một thời khắc, mà cả đời không quên…

Thế nhưng, tôi muốn văng ra một câu chửi thề, bởi, dường như nhiều người đã không đến trong cùng một nỗi niềm đó.

Họ đến để được nêu tên. Họ đến để được phô diễn. Họ đến như đến bao nơi trình diễn khác. Và họ đến để tranh thủ quảng bá tên mình, như ở  bao nơi khác.

Tôi bắt đầu cảm thấy giận. Tiếng những người quanh tôi bắt đầu biểu lộ sự bực mình, khi chúng tôi phải đứng, ngồi  mấy mươi phút nghe liệt kê những người đến tham dự. Phải kể đủ tên, đủ họ, đủ chức sắc của ông dân biểu, bà dân biểu, đến thị trưởng, nghị viên, cũng đành. Ngay cả tên người sắp ra tranh cử cũng tranh thủ chen vào. Và thật quá sức chịu đựng của người tham dự khi cả thủ quỹ, kế toán, thư ký của ban tổ chức cũng được chèo kéo mời lên, tên của một hội viên thuộc một nhóm đồng hương thân hữu nào đó cũng buộc phải xướng lên!

Rồi lại đến màn diễn hành dâng vòng hoa. Tranh thủ chụp hình. Bao nhiêu là máy quay phim, bao nhiêu là chiếc máy ảnh. Mình phải xuất hiện chứ!

OMG. Trên sân khấu tranh thủ biểu diễn, thì quanh bên dưới, nhóm này tụm nhau tranh thủ chụp pô hình, nhóm kia xúm xít khoe chiếc áo mới may. Nhóm nọ tám chuyện vừa đi du lịch về. Tôi không muốn nhìn quang cảnh như một vở bi hài kịch.

Tôi phải đưa mắt nhìn tìm về phía những người ngồi im lặng, kiên nhẫn, hay thả tâm trí mình về với thời điểm này, 39 năm trước, để lấy lại sự bình tâm. Tôi nhìn họ, để lòng tôi được cùng chìm trong hai chữ tưởng niệm. Và để không phải vọng động.

Tôi lái xe ra về, khi bãi xe chỉ còn lác đác vài chiếc, và trên những hàng ghế dành cho “thường dân” cũng còn một số người ngồi lại, dù đêm lạnh lắm.

Tôi ước, ngày này, sang năm, ai đó đến để tưởng niệm ngày của một đất nước bị xóa tên, hãy đến trong im lặng của sự mất mát, ông này bà nọ, tất cả như nhau, đều là thân phận của những người mất nước, sống lưu vong, chức danh tước hiệu chẳng để làm gì mà khoe khoang trong ngày này, hãy dành nó ở nơi khác.

Hãy trả lại hai chữ tưởng niệm 30/4 đúng với ý  nghĩa của một nỗi đau, của một thời điểm mở ra một trang sử không lấy gì làm vẻ vang cho dân tộc mình.

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Cõi nhân gian. Bookmark the permalink.

52 Responses to Dự lễ 30/4

  1. Tư Ếch says:

    Hoàn toàn “nhất trí” với Ngọc Lan – Người ta không đến để tưởng niệm nỗi đau quốc hận, nhưng lợi dụng thời cơ để đánh bóng tên tuổi cá nhân mình thôi – NL chẳng cần phải chưởi thề làm gì, xem họ trình diễn riết rồi thành nhàm thôi

    Like

    • ngoclan says:

      Làm chính trị cũng như một kiểu kinh doanh, cần phải quảng bá, nhưng hãy biết quảng bá đúng nơi đúng chỗ. Nơi tưởng niệm không phải nơi để lấy le, để phô diễn. Tui coi thường điều đó.

      Like

  2. Tư Ếch says:

    Đọc cái tựa “Dự Lễ 30/4” tui hơi bị giựt mình tưởng là NL về VN dự lễ kỷ niệm ngày “giải phóng” đọc nội dung thì là hổng phải vậy…… có lẽ cái tựa nên là Dự Lễ Tưởng Niệm 30/4. NL thấy sao?

    Like

  3. Tâm L. says:

    Xin mượn blog của cô giáo cho tôi chia sẽ cảm xúc của tôi về ngày 30/4.

    Tôi thật sự không biết diển biến của ngày 30/4/1975.  Tôi chỉ nhớ là sau cái ngày tan thương đó gia đình tôi bị phân chia ly tán một thời gian dài gần 20 năm mới được đoàn tụ.  Từ cái ngày ác liệt đó, ba tôi bị đưa đi tù cải tạo gây ra cảnh vợ xa chồng, con mất cha.  Để rồi người ta đẩy gia đình tôi rời khỏi mái nhà êm ấm, tiếp thu trại lính.  Tôi nhớ mẹ tôi tay dìu dắt, ẵm bồng anh em tôi ra đường đón xe lôi về tá túc ở nhà Nội để chờ tin tức ba tôi.

    Gia đình tôi bị phân tán:  ba thì tù Nam, tù Bắc.  Con thì đứa ở Thái Lan, đứa Mã Lai.  Nhờ ơn trên nên mọi người được đến bến bờ tụ do an toàn và không ai bị mất tích trên đường vượt biển.  Ba đi tù cải tạo về còn trong giai đoạn quản chế lại lều mình ra đi VB để tìm và gom anh em tụi tôi về một nhà rồi bảo lãnh cho mẹ và những người trong gia đình sau này.  Phải mất gần 20 năm gia đình mới được đoàn tụ sống chung một mái nhà.

    Ngày 30/4 giờ đây đối với tôi là một ngày để tôi dành thời gian trong sự yên lặng để tưởng niệm đến ngày tan thương, để tôi nghĩ đến công hy sinh lớn lao của ba mẹ tôi phải trải qua để tụi tôi có mặt trên đất nước tự do này.  Ngày 30/4 cũng là dịp để tôi còn nhớ tôi là ai và vì sao tôi có mặt nơi đây.

    Like

    • ngoclan says:

      Cám ơn những dòng chia sẻ của anh Tâm.
      NL nghĩ, cũng như anh Tâm, nhiều người đọc xong những dòng này, cũng ngồi lặng im để tưởng niệm về biến cố này, dù 39 năm đã qua.

      Like

    • Toi Ke says:

      Tôi đã nghe, thấy nhiều câu chuyện giống như ông kể về gia đình của ông nhưng tôi vẩn đọc đi, đọc lại hai ba lần, nó không còn là một câu chuyện nữa mà là một cái gì đó như ông nói, much more important, it defines you …. Thanks for sharing.

      tự nhiên tôi nhớ tới bài hát mà tôi nghe không biết bao nhiêu lần mà không chán ….. 20 năm là một quảng thời gian dài ….. Cut and paste như là một chút cảm nghĩ cho những người có thể là không may mắn như tôi với ông….

      Hai mươi năm đàn trẻ thơ nay đã lớn
      Và chàng trai nay đã già
      Những người xưa đã nằm xuống
      Và rừng núi đã héo nhòa

      Hai mươi năm, người cụt chân trên hè phố
      Kẻ quyền uy trong căn nhà
      Người nằm rên trong hộ xá
      Là người sáng hay đã lòa

      Người bỏ thây nơi trùng dương,
      Mộng nhổ neo trên sóng gầm !
      Những hồn ma sau hàng kẽm, những con mắt sâu trừng trừng.

      Người nằm chết trên núi sông,
      Người đào sẵn trên ruộng đồng,
      Người lặn lội vẫn đi tìm, bao con đường dấu quê hương !

      Hai mươi năm, những người đi đã về bến
      Một vùng quê hương không còn
      Những người điên trong ngục khám
      Một đoàn quân trong khách sạn

      Hai mươi năm, nhiều kẻ gian trong làng xóm
      Người hiền khô mang gông cùm
      Kẻ mộng du lên bạo chúa
      Người ngồi khóc trên sân chùa

      Người hùng xưa nay giàu sang,
      Một thằng bé đứng trần truồng !
      Nhìn người qua buôn và bán,
      Kẻ gian ác đi nghênh ngang !

      Người già nua có nhớ không ?
      Hay đã quên những nỗi tình ?
      Người đập đá trên nông trường,
      Trơ lưng còm cõi gió sương !

      Hai mươi năm, những nụ hoa cho người hái
      Những thể xác cho ai đầy
      Một thầy cô trong nhà chứa
      Gặp trò xưa bỗng khóc òa

      Hai mươi năm, người còn tâm hay còn trí
      Lòng sục sôi như vỡ bờ
      Đàn lạc giây đang bỏ xó
      Còn vọng nghe tiếng nức nở

      Người chạy quanh theo thời thế,
      Ruồi nhặng xanh bu lối về !
      Mà lặng im bên mộ đá,
      Nào có biết gió Thu qua ?

      Một người đi trong đám ma,
      Mặc người vui trong xa hoa !
      Người tù tội trước quan toà,
      Chỉ gục đầu giấc mơ xa !

      Hai mươi năm, Triệu người đi trong cuộc sống
      Mà thể xác như không hồn
      Triệu người lao trong cùng khốn
      Và buồn vui như bao lần

      Hai mươi năm, Người hiền lương dẫu còn sống
      Phải cật lưng trong thiên đường
      Những vết nhăn trên vừng trán
      Và hòn than nung trong lòng

      Người còn yêu hãy còn nhớ, phải vượt qua những bến bờ
      Phải tìm sâu trong hồn nước, những thoi thóp những mong chờ.
      Người còn tha thiết núi sông, thì sẽ thấy cơn mưa nguồn
      Để lặn lội vẫn đi tìm, sẽ thấy đường dấu quê hương.

      Người còn tha thiết núi sông , thì sẽ thấy cơn mưa nguồn
      Để lặn lội vẫn đi tìm, sẽ thấy đường dấu quê hương.

      Hai mươi năm…

      Like

  4. Toi Ke says:

    Bán Chúa, bán Phật, bán nước …… bán bóng ma Việt Cộng. Tất cả đều lời to.

    Cám ơn NL đã chia sẻ cảm xúc cá nhân của mình và cho người đọc thấy được những con người ” ngồi im lặng” không muốn về trong buổi lể này, những con người tử tế một cách thật bình thường ….

    Tin tôi đi, những người thật sự đau lòng về cái ngày này nhiều hơn người đi buôn bóng ma nhiều lắm lắm……. Và ngay cả những người đi buôn này, trong một góc nhỏ nào đó ở trong con tim, ở một thời điểm nào đó, họ vẫn có một nhịp đập, cộng hưởng với con tim của đa số những người ” ngồi im lặng” này….

    Tôi thật sự enjoy bài còm này. Thanks again.

    Like

  5. Tim Tran says:

    Đến giờ này mà cô NL mới ngán ngẩm những vụ xướng tên , xướng tiền trong các buổi lể từ tôn giáo đến cộng đồng thì có trể lắm không ? tôi thì ngán từ lâu khi đi tham dự chợ Tết vì ưa chuộng vài ca sĩ nên dù đến trể 2 hrs mà vẫn còn nghe rểng rảng những bài diễn văn của các cụ con trời , sau đó mất cả tiếng xướng ngôn người nào đóng góp bao nhiêu , nếu là BS , NS thì phải xướng lên thật to , bà BS X đóng $500 , mà bà này chỉ là chủ tiệm nail có chồng là BS thôi. Tôi thấy người Việt mình hay tôn vinh những danh hiệu đó , nhưng tôi thấy mắc cở vì theo thống kê người di dân Việt mình tỉ số đậu đại học chỉ hơn Lào Mong, Miên, cung cấp rất khiêm nhường số khoa học gia ưu tú có đầu óc sáng tạo , sáng chế nhưng rất tự hào khi con em mình là BS, NS vv các trung tâm ca nhạc đánh bóng quá mức những chức vụ bình thường trong xã hội Mỹ.
    Chán chường vì ngày đau buồn trở thành ngày đánh bóng lẩn nhau , cô NL không bao giờ tránh khỏi điều này nếu cô còn làm phóng viên.

    Like

    • Toi Ke says:

      Tôi nghĩ bác Tim ít nhiều trộn hai loại meetings với mục đích hoàn toàn khác nhau lại như là một.

      Chợ tết hay xướng danh hoạt nóa là một một cuộc hội hợp với tính chất giải trí và kiếm tiền cho một việc làm gì đó. Vì vậy xướng tên, tạo ra một sự canh tranh để lấy tiền càng nhiều càng tốt, từ những mạnh thường quân này. Và không có gì hiệu quả hơn là thổi phòng cái thành công của họ lên để họ sẳng sàng, vui vẻ móc hầu bao ra.

      Kỷ niệm 30/4 hay những loại meeting mang tính cách thiên liêng hơn như bác Tư Ếch đề nghị cái tựa bài còm này của NL, là lể tưỏng niệm ngày 30/4, môt ngày mà một đất nước bị xóa sổ với nhiều hệ quả đi kèm, ảnh hưỡng tới nhiều người, nên tôi nghĩ là cần phải trang nghiêm hơn là một cuộ hội hợp mừng tết. Không có gì sai khi nhắc tới quan khách tham dự, nhưng như nhiều người trong chúng ta đồng ý là giới thiệu nhiều quá lố làm phản tác dụng và làm cho buổi lể trở nên nhớp nháp.

      Tôi đồng ý với bác là mặc dầu tốc độ thành công của thế hệ trẻ của người Việt là rất xứng đáng để hoan nghênh và tự hào. Nhưng vẩn không phải là ưu việt so với những sắc dân khác. Nhưng không phải là kém hay phải là một trăng trở, ưu tư cần giải quyết gấp rút. Chỉ cần làm tốt hơn.
      ( tôi thấy có nhiều dử kiện khách quan để trình bày về những gì cần phải có để cạnh trạnh hửu hiệu trong cái xả hội lẩu thập cẩm tả pín lù ở Mỹ này, một đề tài khác, khi có dịp….)

      Một điểm mà tôi có quan điểm khác vói bác, là tôi thấy mình cần phải đánh bóng nhau nhiều hơn nữa trong một tinh thần chân tình, thật sự cổ vỏ cho tất cả mọi sự cố gắng lương thiện cho dù nó bình thường tới như thế nào đi nửa, a job well done needs to be cheering up, regardless ….. xếp, ly, tách, kỷ sư, bán nhà, quét chợ, sơn móng tay, bác sĩ, bác học, thầy giáo, lính, chính trị gia, bán bánh canh …..
      Khi mình quá lu bu, bận rộn, quần quật với chuyện kiếm cơm …. nhiều khi mệt mỏi, cơn đau rã rời, không có nhiều cơ hội để nhìn thấy mình là ai …. thì một lời khen, một cái vổ vai, một cái text giản dị – khuyến khích, động viên, hoan nghênh về sự cố gắng hay thành công của mình – có tác dụng tuyệt vời, nâng cái tinh thần mình lên cao, làm cho mình tìm lại được một niềm tin vửng vàng, môt trạng thái bình an giản dị, nhưng thật sự cần thiết cho con đường phải đi tiếp trước mắt ……

      Làm thật tình thì sẽ không thấy quá lố hay trơ trẻn như nhận xét của bác nêu lên.

      Like

  6. Napa says:

    Chia sẻ với bà con bài thơ của người bạn cùng khóa Không Quân. Trước 30/4/75 anh chàng là phi công AC119K đồn trú tại căn cứ TSN.

    – Napa

    =========================================================
    Viết Cho Ngày Tái Sinh
    (29 tháng 4, năm 1975)

    Có người hỏi tôi trên Face Book
    Sao thấy đề sinh năm 1975
    “Biết không phải cố tình chơi khăm
    Nhưng ngày 29 tháng 4… trẻ quá!?”
    Không biết nói sao, chỉ cúi đầu vâng dạ
    Đó là ngày tôi được tái sinh
    Đã qua ba chìm và cả bảy cái lênh đênh
    Dẫu muốn trẻ bao nhiêu
    Cũng sẽ theo chiến hữu năm xưa lần lượt về với đất

    Đã hỏi thì tôi thử xin nói thật
    Tôi vốn là chú cá cố vượt vũ môn
    Sau bao quyết tâm rốt cuộc chỉ còn lại phần hồn
    Thôi thì cố lội cho trọn tình sông biển
    Thời dĩ vãng cũng dự phần chinh chiến
    Một thuở ngang trời lối gió đường mây
    Cũng có huy hoàng
    Cũng lắm chua cay
    Nhưng khi đối mặt với thảm cảnh nước mất nhà tan
    Lại bị bạn Mỹ lừa trói tay
    Đành tìm đường thoát thân, lánh nạn
    Vì kinh nghiệm cha ông về chủ thuyết vô thần Cộng sản
    “tàn độc, dối lừa, xảo trá, gian manh”

    39 tuổi nhưng tóc chẳng còn xanh
    Trí đã mỏi
    Lực đã tàn
    Chỉ có uất hận thấu trời
    Khi nhìn nước non bị giặc bắc phương dần dần xâm lấn
    Trong khi lũ Thái Thú An Nam mặc nhiên, ươn hèn, lương tâm tán tận
    Bán nước cầu vinh
    Rước giặc vào nhà
    Tiếc máu xương của Tiên Tổ Ông Cha
    Đã bao lần liệt oanh đập tan mộng xâm lăng
    Của rợ hung nô: Nguyên, Mông, Thanh, Hán
    Nòi giống hùng anh chỉ là ánh dương soi trong dĩ vãng
    Còn 90 triệu người hôm nay đang lần bước, cúi đầu tìm kiếm tương lai
    Chưa có cách nào để cùng sát cánh chung vai
    Trước họa xâm lăng
    Và trước lũ cường quyền lòng tham vô tận

    Càng nói, càng suy tư, càng thêm uất hận
    Hổ thẹn trong lòng
    Khi gần đến ngày sinh nhật 39 năm đau!
    Tôi cũng đang lần bước, cúi đầu nghĩ tới mai sau
    “Khi đất nước thân yêu không còn bóng dáng lũ cường quyền
    Không còn thiên đường mù Cộng sản”

    Tôi nghe tôi thở dài lòng đầy ngao ngán
    Dân Việt ở hải ngoại bao nhiêu năm qua
    Vẫn tranh đấu đấu tranh
    Nhưng không khác như một giỏ cua
    Đoàn kia, Hội nọ ra sức tranh giành
    Để đến nỗi lòng người chia phân, niềm tin cạn kiệt
    Ôi trái đắng rụng che thời oanh liệt
    Đất nước mình, dân tộc mình rồi sẽ về đâu!?

    29/4/2014 – Yên Sơn
    http://thovanyenson.com/?p=7046

    Like

  7. gia lum lon says:

    1-Bài còm bũa nay có nhiều chất lửa và nói lên cái mặt hề của đám chính trị bằng mõm rẻ tiền.Cứ chửi toáng lên, có gì tụi tui nghe, sợ ai, làm gì được nhau chu*’ 😛

    2-(39) năm nhiều ngậm ngùi, với tui, một đời người, đời người lót gạch đang đi qua
    3- Tưởng mình đã quên, nhưng vẫn luôn chợt nhói lên đâu đó, khung cảnh di tản từ ĐL về SG, và hình ảnh và cảm giác tranh nhau leo lên tàu của đệ 7 hạm đội từ xà lan.
    4- (39) năm rùi, dân mình có giàu có và hạnh phúc hơn kho^ng?

    4-Xin đốt nhánh nhang cầu nguyện cho những người đã hy sinh trong cuộc chiến, hay nơi biển cả trên đường tìm tự do

    Like

  8. ngoclan says:

    Nhắn tin:
    1.
    Một người ở Little Saigon tổ chức đi du lịch đến Nhật, gặp một người khách đến từ Pháp và được nhờ cầm về gửi cho NL $125 để giúp làm từ thiện ở Việt Nam 🙂
    Hehehe, nói vậy chắc có người biết rồi hén! Cám ơn chị An Lành rất rất nhiều.
    2.
    Tiền của chị Nhà và Mr.T gửi NL cũng đã được chuyển hết đến cho quỹ Đậu Hũ Tương Chao luôn rồi (nhờ Mr. Ốc mang về á)

    Cám ơn mọi người một lần nữa 🙂

    Like

    • Van Nguyen says:

      Tương Chao Đậu Hũ, hông phải Đậu Hũ Tương Chao! Trời!

      Like

      • ken zip says:

        Thông cảm đi, Mây ơi! Người thuận tay trái thường hay ngược ngạo như vậy đó. Đậu hũ tương chao còn đỡ, chớ tương hũ đậu chao thì người sáng lập ra quỹ từ thiện này chắc từ. ..trần quá.
        Hề hề. ..

        Like

    • An Lành says:

      Cám o’n NL cho biê’t tin và cho AL gửi lời cám o’n ngù’o’i đó luôn.

      Chụyên là AL lu bu đi chơi ở bên Japan và không nhớ là ở chặng nào AL làm gan hỏi thăm là xin gửi quá giang về NL đựơc không ? Anh đó dể thu’o’ng nhận lời ngay nên AL cũng làm ngay.
      Ðúng là đi gâ`n một vòng thê’ giới mới tới tay NL. Just kidding.

      Hello bà con làng trên xo’m dứơi nhe.

      Like

  9. Tim Tran says:

    Anh Tôi Ke , tôi rất trân trọng ý kiến của anh. Nhưng theo tôi nghĩ trong các buổi lể nào mình chỉ cần xướng danh những người đại quan trọng , có họ tham dự làm cho buổi lể trang trọng hơn chứ không phải xướng cả những người vì họ muốn mọi người biết tên hay nói nôm na là đánh bóng rẻ tiền. Trong khi những người đổ mồ hôi , chuẩn bị cho buổi lể được thành công thì bị lờ đi.
    Còn những video Việt Nam tại hải ngoại tôi ít khi bắt thấy họ khen ngợi những người không có bằng cấp nhưng họ thành công nhờ vuơng lên với trí thông minh, cần cù nhẩn nại của họ ? nếu có vì tôi không coi nhiều nên không biết ai biết xin chỉ dẩn cho tôi mua.
    Còn vụ xướng tiền thì một ông bà già Mỹ có con dâu VN ngồi cạnh tôi , họ không hiểu tiếng Việt nhưng xướng 500 đô la thì họ cũng hiểu là tiền . Suốt buổi lể cứ 1/2 hr thì lai nghe hai chữ đô la , tôi thì nghe quen nhưng tôi nhìn thấy ông bà Mỹ suprise , nhất là khi hết ca sĩ này đến hết ca sĩ kia sau khi hát xong đem cái hộp xin tiền đến . Năm ca sĩ thì mình góp tiền 5 lần , có quan khách ngoại quốc mình làm vậy có nên không ?

    Like

    • Toi Ke says:

      Bác Tim, cám ơn bác đã diển tã chi tiết lý do đằng sau của ý viết. No Problem.
      Tôi không có ý gì khác để nói thêm vì tôi đồng ý với những giải thích của bác và hiểu cái ý chính mà bác muốn diễn tả.

      Video thì tôi lỏm bõm nhớ là thấy có PBN nào đó highlights về hai anh em machinists làm lên công ty, làm sub-contract cho mấy hảng defense contractors lớn; anh make up artist nhỏ thó nhưng có ý kiến to lớn, kỷ thuật tay nghề xuất sắc và mạnh bạo mở cái studio để kiếm tiền từ dân Hollywood giàu có; và nhiều ghi nhận về kỹ nghệ nail, tóc . Tôi củng thấy trong Vân Sơn video profiles nhiều cửa hàng buôn bán nhỏ từ những người từng chỉ là nô lệ lao động từ Việt Nam; mà bây giờ là những thế lực chũ động trong việc thúc đẩy và thay đổi tích cực cơ sở hạ tầng kinh tế địa phương ở đông và bắc âu nơi họ sinh sống và làm việc, …..

      Về vụ xướng tiền, chắc chắn có thể như bác nói là hơi nhóp nháp, tôi tin bác nói vì kinh nghiệm cá nhân cùa tôi, thì củng luôn thấy có chổ không vừa ý. Tuy nhiên, như bác diển tả, xin tiền raise fund, thì lải nhải lập đi lập lại tới mức mà mình thấy vô duyên, lại là một phương pháp phổ biến xử dụng trong bất cứ chương trình xin tiền nào không phân biệt là tổ chức nào Mỹ hay Việt hay ….
      Có lẽ vì phải xem cả chương trình từ đầu tới cuối nên bị bội thực về sự lập đi lập lập lại, nếu là tôi thì tôi chắc cũng nhỏm lên nhỏm xuống chửi thề, la lối rồi. Tuy nhiên, có nhiều người di trể, về sớm, chỉ ghé một chút hay ngồi đó mà lo kể chuyện du lịch như NL kể, họ có thể không nghe hay chú ý. Vì vậy mà bác thấy ca sỉ nào lên củng nhắc đi nhắc lại, vì họ không muốn ai miss hay bỏ lở một ai hết ….. cái hiện tượng này nếu bác theo dỏi chính trị Mỹ, nhất là trong lúc tranh cử. Lải nhải, lập đi lập lại để người nghe nhập tâm (chắc chắn cũng có phản ứng ngược) là một việc làm phải tuân theo một cách tuyệt đối, một kỷ luật phải tuân theo làm, thì mới hiệu quả ….. Đó là không bao giờ nói khác hơn những gì mình cần và định nói và phải lập đi lập lại, và phải tìm đủ mọi cơ hội để lập đi lập lại. Cái phương pháp đó là …… Stay on the messages !

      Một trong những kết quả của xin tiền, mà tôi thấy được, để làm một cái gì đó dù là nhỏ nhưng rung động cảm xúc mình là việc tổ chức họp mặt hơn 400 thương phế binh lính miền nam tại Dòng chúa cứu thế VN, để ghi ơn và cho họ có cơ hội gặp mặt hàn huyên, một người 1 triệu tiền VN và buổi ăn trưa. Việc làm này bắt đầu năm vừa rồi ở chùa nhưng năm nay, mấy bố răng nanh hăm he ông Thầy, nên ông Thầy kêu ông Cha giúp làm. Tiền đóng góp là từ mọi người trong và ngoài nước và tôi tin chắc là phần không nhỏ là từ nhửng buổi la ó, lải nhải mà mình nói tới. Chắc bác củng có đọc rồi, sorry for lải nhải, if that’s the case.

      Chắc bác thấy tôi cũng không khác gì mấy ca sĩ kia phải không. Con vẹt .

      Thân ái. 🙂

      Like

  10. Van Nguyen says:

    Nếu không có ngày 30 tháng 4 đó, chắc giờ này gia đình tui đã trở thành chúa đảo Phú Quốc rồi á!

    Like

    • Toi Ke says:

      Trở lại đó tắm biển, ăn ốc, tiêu hột , mua chó về nuôi hay uống nước mắm chưa?
      Tôi muốn tới đó một tuần tắm biển mà chưa có đũ tiền đi huhuhu.

      Like

      • Van Nguyen says:

        Tui có về lại khoảng 10 năm trước, đi ngang căn nhà hồi xưa. Có tắm biển, mua tiêu hột tươi ngâm dấm. đến giờ hủ tiêu vẫn còn, ăn chưa hết.
        Biển PQ nước ấm một cách lạ kỳ, kỳ đó đi cả gia đình mấy chục người, vui ơi là vui! hehehe!

        Like

        • Toi Ke says:

          Đi biển với đại gia đình thì không gì vui hơn được. hehehehe

          Bận xà lỏn, ở trần, đeo shades, đi chân không, cái cooler nhỏ ( bia, nước, ít trái cây), cuốn sách hay báo lá cải, ghế bố, dù che nắng, coopertones.
          Kiếm một chổ trên bãi Sao ……… Chỉ cần bao nhiêu đó vài ngày xạc pin cái đầu, nghĩ thôi mà chảy nước miếng. 🙂

          Tôi cũng thường làm vậy bên này, nhưng chắc PQ đặc biệt hơn chút, nâng bi xứ mình chút hehehe.

          Like

    • Gia lum lon says:

      Hùi đó nếu ông bà Tư Chế đi từ PQ là bây giở 2 chị em làm chủ phố Bolsa gùi

      Like

    • ken zip says:

      ” Nhờ ” có ngày 30/4 bây giờ mới có người là chúa sa mạc AZ. 🙂

      Like

  11. ken zip says:

    Hôm nay là ngày 1 tháng năm, ngày lễ Quốc Tế Lao Động, tui đang ngóc cổ thức dậy đi cày.
    Hôm qua là ngày lost water, 30 tháng tư, tui bị chửi là đồ phản động. Nguyên nhân ” sâu xa” là tui gửi tin nhắn về cho bạn tui tui với lời thăm hỏi là nhân ngày lost water chắc đang được nghỉ ngơi xả hơi. Thế là ” sao bạn lại nói là mất nước, phản động thế ! “. Tui định lên tiếng phản biện rằng đã có một quốc gia có tên là VNCH, có lãnh thổ, có dân số, có quốc ca, có quốc kỳ, có chính quyền, có quân đội. .., và hôm nay tất cả những điều đó đã không còn hiện hữu thì không gọi là ” mất ” thì phải gọi là gì? Nhưng suy đi nghĩ lại đành thôi, nói ra không khéo mình lại mất thêm một người bạn từ thuở thiếu thời. …
    Thế mới biết” có một thời để nói và một thời để …câm ” là như vậy đó.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Nhiều khi không ‘cùng chung chí hướng’ nói chuyện dễ mích lòng. 🙂

      Like

    • Toi Ke says:

      Xứ bác ok hả? Pensacola thảm thiết quá.

      Like

      • ken zip says:

        @ Anh Toi Ke
        Cảm ơn anh đã thăm hỏi. Siesta Key mãi đến hôm nay vẫn chưa mưa dù bên ngoài trời đang vần vũ mây xám xịt.
        Thằng con tui có mặt tại Pensacola trong những ngày trời có bao nhiêu nước đều trút hết xuống đó. Tui cũng đánh lô tô trong bụng. Nhờ trời con tui được bình yên và trở về nhà rồi.
        Một cơn mưa lịch sử. Khiếp thật.

        Like

    • Toi Ke says:

      NT có gì lạ không bác? Bữa nghe kể ngồi quán cà phê bải biển tôi vô web check out cái quán, đã quá há. Có dẩn theo con ai về nuôi không? Hahaha muốn “đốt nhà” bác chơi 🙂

      Like

      • ken zip says:

        @ anh Toi Ke
        Ha ha, tui ghim anh cái tội châm lửa đốt nhà tui rồi đó nha. 🙂
        Vâng, quán Thùy Dương cũng như nhiều quán cà phê khác ở NT khá thơ mộng. Nha Trang bây giờ lạ và khác nhiều. Bãi Dài ở Cam Ranh cũng vậy. Có dịp mời anh ghé quê tui cho biết, nha. …

        Like

  12. ken zip says:

    Entry mới của cô giáo thấm thía lắm. Đây sẽ là chén thuốc đắng cho những tên hề chính trị rẻ tiền, cơm nhà vác ngà voi háo danh mê chức hám quyền hão huyền nếu chúng muốn dã tật.
    Rất mong entry này được phổ cập rộng rãi dưới hình thức báo giấy hay báo điện tử, chứ trong khuôn khổ của blog thôi thì uổng quá.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Hay là in ra vài ngàn bản rồi đứng trước chợ ABC phát cho mỗi người một tờ! hahaha!

      Like

      • Joe says:

        -Đứng đó làm vậy coi chừng hề nổi quạo rồi “chưởng” /tặng mình cặp mắt bầm thì mệt cái thân mình!
        -Tui mà đứng trước ABC, tui vô đó mua đồ ăn về nấu theo công thức trên blog của VN cho sướng cái thân hơn 🙂
        -FYI: bây giờ tui đang phụng mệnh Bx đang ngồi canh nồi súp mì đây (thịt xương, củ cải trắng, mực khô…ngon hết xẩy 🙂

        Chúc ACE còm sỹ, đọc sỹ…ngày vui!

        Like

        • Toi Ke says:

          Tôi có thể ăn mì mổi ngày trong một hai tuần liên tiếp ….. hahahaha
          Khoái cái miếng bánh tráng tôm bột chiên, bỏ trên tô mì nhưng hiếm khi thấy được ăn.

          Like

  13. An Lành says:

    Me too…

    Like

  14. Chị Bình says:

    Nhắc tới 30 tháng 4, tui vẫn còn nhớ lại cái cảm giác tuyệt vọng, tới con mắt thất thần vì sợ của nhỏ em út tui, tụi tui mấy chị em rút ra sau bếp, em gái tui ôm chặt con chó nghe tiếng súng bắn tẻ bên bót Hoà Hòa, in hình con chó cũng biết sợ vì nó im re. Sau đó sạp vải bị niêm phong, má tui là cô giáo phải đạp xe đạp lọc cọc đi học tập chính trị, tui thì tới trường đại học, nhìn mấy sinh viên tiên tiến đang nhẩy đá giò với nhau, cái lứa tuổi đẹp nhất của tụi tui là một cuộn phim xám xịt, cái gì cũng là màu xám.
    @anh TK
    Tô mì đó ở Saigon gọi là mì phước kiến, tui được ăn ở Cali lúc mười mấy năm trước, rồi từ đó tới giờ, nghe anh nhắc tới tui thèm qua.
    @VN
    Tui có đi Phú Quốc chơi mấy ngày, lúc đó PQ chỗ nào cũng xây cất, mở đường bụi tung mịt mù, nghe nói xây phi trưởng quốc tế nữa, dân PQ rất dễ thương, bãi biển đẹp nhưng tới đó tắm phải mướn ghế, võng, rồi phải trả tiền để tắm nước ngọt trong những nhà tắm lợp tôn lụp xụp. Ngọc trai nhiều quá chừng, cũng không biết thiệt giả, thăm chỗ nuôi ngọc trai và bán nữ trang tui cũng mua hai sợi dây chuyền tại cô bé bán hàng rất là cố gắng.

    Like

    • Toi Ke says:

      Thanks chị .

      Hoan hô mì phước kiến, một trong những phát minh kỳ diệu nhất trong thế giới ăn uống đến từ Sài Gòn – Chợ Lớn Việt Nam !!!!!
      Nhản hiệu cầu chứng với khẩu hiệu : “Đã cái miệng, No cái bụng, Sướng cái tâm thần” …. chỉ với một tô, hai vắt và bánh tráng tôm chiên giòn rụm. Mại dô, mại dô.

      Like

      • Joe says:

        -Tui cũng khoái tô mì với cái miếng bánh tráng tôm bột chiên bỏ trên tô mì. Nhưng mà, mấy lần về VN, ăn tô mì ở Sài Gòn thấy cũng hổng ngon bằng tô mì trong ký ức…kỳ quá hén!
        -Tuy vậy, có dịp đi du lịch Á châu, Singapore, Đài-loan, HK, khi ăn mì thì cảm thấy không chổ nào so sánh được cái tô mì Sài Gòn, Chợ Lớn…ngày xưa…

        Like

        • Toi Ke says:

          Hehe ….. nghe ai củng nhận xét như vậy.

          Thêm khẩu hiệu mới để thu hút Việt kiều giống như bác Joe:

          “Chào mừng tới mì phúc kiến —– Quí vị du khách Việt kiều không cần tìm kiếm đâu cho nhọc công, đến với chúng tôi, chọn mì “8,9” ….. đẳng cấp so sánh với mì “10”, trong ký ức của ngày tháng củ. Một lời bảo đảm tín nhiệm.”

          Like

        • Van Nguyen says:

          Chắc tại hồi đó thiếu ăn nên ăn gì cũng thấy ngon! 😛
          Tui về VN ăn gì cũng thấy ngon mà, hay tại mấy đứa bạn tui thuộc dân ăn hàng nên nó biết chổ nào ngon rồi dẫn tui đi ăn.

          Like

  15. Toi Ke says:

    Xin NL cho tôi vô duyên lạc đề chút, nhận dược clip này trong mail box từ người bạn VN ( những người chuyên môn forward hết email mà họ nhận được từ người khác. hehehe).
    Vì vậy, chắc có nhiều người coi rồi, tuy nhiên ….

    Mở ra coi thấy anh Mỹ nói tiếng Việt hay quá, anh ấy bị shock với cái văn hóa co cụm, cầu an, không tưởng, lờ lửng không đối đầu …. mặt tiêu cực của tinh thần triết Khổng và ít nhiều tính không hiệu quả của nền giáo dục 39 năm trồng người.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Thank you Ông Kẹ đã chia sẻ. Tui đồng ý là rất nhiều người VN mình thiếu tự tin, rất ngại nói lên ý kiến của mình với người khác. Có lẽ sợ nói sai người ta cười, hay là gì gì đó. Muốn thay đồi điều này phải bắt đầu từ khi người đó còn nhỏ. Cha mẹ, thầy cô nên tạo điều kiện cho con cái, học trò phát biểu ý kiến của mình.
      Còn nói về ý tưởng, ước mơ, thì thôi, tui chưa dám có ý kiến. Thằng con lớn của tui, tui thấy nó có cũng có ý tưởng có ước mơ lắm á, nó biết nó muốn làm gì, mặc dù để đạt được cái ước mơ của nó, chắc tui còn phải nuôi cơm nó dài dài, chán dễ sợ! Sao nó không mơ thành bác sĩ kỹ sư luật sư nha sĩ gì cho tui nhờ, thiệt tình!
      Còn tui, từ nhỏ tui đã mơ ước có một cuộc sống ổn định, làm gì cũng được, miễn sao không phải lo cơm từng bữa, có lẽ ước mơ của tui đơn giản nên tui đạt được dễ dàng như đang giỡn! hehehe!

      Like

Leave a comment