Khi cha mẹ không đồng nghĩa với yêu thương

Mặc dù World Cup đang chiếm lĩnh tình cảm, suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là với ai đang cố gắng thất tình thì đây là thời điểm thích hợp nhất để lựa chọn, nhưng dù gì thì hôm nay cũng là Father’s Day nên phải dành ít hàng nói về đề tài này cho có tính thời sự.

Năm nay tui chuyển đề tài, không tìm viết về sự hy sinh, yêu thương của người cha, người mẹ dành cho con hay tình cảm quý mến của con dành cho cha mẹ, mà tui muốn tìm hiểu một góc nhìn khác, nơi không phải ai cũng dễ nói ra, đó là tại sao có những đứa con không thể nào thương ba, gần ba của mình được.

Tui nghĩ phần lớn ở đây, những người đang đọc blog này, là những người may mắn có được người cha yêu thương, chăm sóc, bảo bọc cho mình, như ba của thầy lý Tâm để giờ đây khi ông qua đời rồi, nhưng trong câu chuyện thầy lý kể về kỷ niệm được ba dẫn đi coi đá banh nó đong đầy sự yêu thương luyến nhớ.

Như có lần tui nói, công việc của một nhà báo cho tui cơ hội được tiếp xúc, được lắng nghe rất nhiều câu chuyện, mà cứ qua mỗi câu chuyện, tui lại nhìn cuộc đời này có thêm bao điều lạ lùng, dẫu có nằm mơ, tưởng tượng mình cũng không nghĩ ra được.

Và trong số những câu chuyện góp phần làm cho cuộc sống này luôn đa dạng, đa màu chính là câu chuyện của những đứa con không thể nói tốt về cha mẹ mình. Hay nió về cha mẹ, không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với yêu thương

Tui ngẫm nghĩ hầu hết công việc gì khi chúng ta đi làm cũng đều đòi hỏi có bằng cấp, có chứng chỉ. Thế nhưng chẳng ai cần phải đi học để lấy 1 mảnh bằng về kỹ năng làm mẹ, làm cha cả. Thành ra, nói một cách dân dã, trong nhờ đục chịu, đứa trẻ không có quyền chọn cha mẹ của mình và vì thế cuộc đời nó ngay từ khởi đầu đã là một sự phiêu lưu để sống còn cùng mẹ cùng cha…

Cách làm cha làm mẹ của mỗi người sẽ không ai giống ai, chỉ biết rằng cuối cùng điều mà đứa con nhận được là gì.

Cha mẹ muốn uốn nắn đứa nhỏ thành một phiên bản mình thích hay để nó được sống cuộc đời của chính nó. Điều này nghe thì ngỡ rằng câu trả lời rất dễ, nhưng thực ra là không.

Hehehe, ngày Lễ Cha chỉ muốn nêu lên một vấn đề như vậy để… ai muốn nói gì thì nói 🙂

Chúc mừng tất cả các ông bố!

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Cõi nhân gian. Bookmark the permalink.

93 Responses to Khi cha mẹ không đồng nghĩa với yêu thương

  1. Tư Ếch says:

    Chúc mừng NL còn có BA để yêu thương và được thương yêu.

    Like

  2. Tư Ếch says:

    “….Thế nhưng chẳng ai cần phải đi học để lấy 1 mảnh bằng về kỹ năng làm mẹ, làm cha cả.” Ở Mỹ này người cha muốn được là người đầu tiên nhìn thấy đứa con mình chào đời thì phải qua một khóa học lấy chứng chỉ đàng hoàng mới được vô phòng sanh với vợ. Còn kỹ năng làm cha, làm mẹ thì cũng có những khóa học đó NL. nhất là những ai chẳng may bị cách ly với con cái, muốn nhận lại con cũng phải qua một khóa học về kỹ năng và trách nhiệm làm cha, làm mẹ. Nói túm lại trong một số trường hợp thì vẫn cần có cái certificate.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Hồi đó ông chồng tui đâu có cần học gì đâu mà lúc tui sanh cũng có ổng đứng chần dần kế bên á! Chắc mỗi chổ mỗi khác. 🙂

      Like

    • ngoclan says:

      Vậy tức khi có vấn đề, bị cách ly với con cái thì mới bị ép học 🙂
      Thật tình mình không thể nói mình đúng hay không đúng trong cách dạy dỗ ,chăm sóc con, nhưng nhìn nhiều người dạy con kinh khủng quá, cảm thấy đứa nhỏ bạc phước quá 😦

      Like

    • ken zip says:

      Trường hợp tui cũng khác. Nhà thương Kaiser không cần bắt tui phải học gì hết, chỉ hỏi tui có muốn đứng bên vợ trong lúc sinh, có sợ mổ xẻ, có muốn cắt rún cho con không thôi.
      Giống như Mây nói,chắc mỗi nơi mỗi khác đó anh Tư ơi !

      Like

  3. Lê Công Bình says:

    Những kẻ vô trách nhiệm đồng thời biếng nhác thì đừng bao giờ làm cha làm mẹ. They’d better go to hell. End of the story!

    Like

    • ngoclan says:

      có ai nhận mình là kẻ vô trách nhiệm và biếng nhác đâu 🙂

      Like

      • ken zip says:

        Có chứ sao không, cô giáo.
        Nếu không thì làm sao có chuyện người nằm chờ sung rụng !
        Tui đang làm biếng đến độ không muốn đi ngủ, để mai vô hãng ngáp. Như thế cũng là vô trách nhiệm nè.
        hehhehe

        Like

    • ken zip says:

      Đồng ý với Lê Công Bình.
      Nhưng vẫn có những người có con mà vẫn không muốn làm cha làm mẹ đó chứ !

      Like

  4. Van Nguyen says:

    Happy Father’s Day đến tất cả những ông bố! 🙂

    Like

  5. Van Nguyen says:

    Có biết bao nhiêu câu chuyện thương tâm về việc mấy ông ba mỗi ngày nhậu nhẹt xong rồi đem con ra đánh như đánh giặc, nhiều câu chuyện chỉ đọc cái tựa đề là đã thấy bị ám ảnh, đừng nói đến đọc vô chi tiết! 😦

    Like

    • ngoclan says:

      ủa, ra vậy không có đọc gì hết hả 😦

      Like

      • ken zip says:

        Có đọc đó chứ ! Đọc cái tựa đề, Mây đã viết rõ ràng, cô giáo không thấy hay sao !
        hehhehe

        Like

    • ken zip says:

      Tui thì có biết một câu chuyện có thật trong làng. Xin được giấu tên nhân vật.
      Có một ông thuộc hàng khá giả có máu mặt trong làng. Ngày xưa khi ông còn trẻ, mẹ ổng bị bịnh, không những không phụng dưỡng mà còn ẳm bỏ mẹ ở giữa chợ. Đế sau có gia đình, có on cái. Mỗi bữa ăn ông ta đều ăn riêng, và phải có người quạt hầu.
      Sau này thời thế thay đổi, ông ta khánh tận và bị đẩy đi lên kinh tế mới. Cơm trộn bắp còn không đủ ăn. Con cái say rượu về vòi tiền, ông không có để cho, nó bèn đập chai rượu không lên đầu.
      Chuyện trước là do tía tui kể. chuyện sau là do chính tui trông thấy.
      Thiệt là quả báo không cần đợi đến kiếp sau !

      Like

  6. ken zip says:

    Hôm nay là ngày của cha, nên tui làm cha một bữa. Đó là post bài về bóng đá, cô giáo làm gì tui thỉ làm đi nha.

    Những trận đá bóng trong đời
    Diệp Bảo Khương
    Thân tặng tất cả những ai đã từng rượt theo trái banh da…
    Dô ô ô ô…
    – Whatttttt?
    – Cé ba sà? (Que basă?)
    – Đ…
    Đến chỗ này hắn may mắn sì tốp lại kịp thời, trước khi quăng ra thêm một tiếng Đức nữa cho đủ bộ để thỏa cơn tức điên người, trong khi hai thằng nhóc tì đang mắt tròn mắt dẹt ngồi ngay trước mặt nhìn ông già tía của nó tặc giăng nổi giận.
    Không điên tiết lên sao được khi đang chú mục vô TV để theo dõi đường banh đẹp như mơ, đẹp còn hơn tranh vẽ của cầu thủ Hòa Lan mang số 9, đội tuyển có biệt danh cơn lốc màu da cam mà hắn đã từng chết mê chết mệt từ khi biết đến bóng đá quốc tế, vừa mới đội một cú banh cầu vòng thần thánh qua khỏi đầu thủ môn Tây Ban Nha đang đứng bó tay ngó theo thì màn hình bỗng dưng nấc cụt, ngoằn ngoèo lằng nhằng đủ màu, chớp chớp vài cái rồi đứng cứng ngắc.
    – “ Cái ti di bị gì dị ?”, hắn gầm lên như sư tử bị trúng đạn, lăn ra khỏi võng, nhảy đến sát TV và trừng trừng nhìn cứ như muốn ăn tươi nuốt sống nó không bằng.
    – Trời đang kéo mưa giông đen kịt nên ti di mất sóng, ông không thấy hay sao mà la ỏm tỏi lên dị ! Vợ hắn lên tiếng.

    Hắn lườm vợ, cố nuốt cục tức xuống, mở cửa bước ra sân sau, tiện chân hắn tung một đá vào cái gối, làm cho nó bay cái vèo, xém trúng vào cái tủ gương kê sát tường.
    Hú vía !
    Hắn ôm hận mở cửa ra ngoài sân nhìn trời đang nổi giông nổi gió. Bà mẹ nó, nhè ngay lúc này mà mưa. Chả biết trái banh huyền thoại khi nãy có lọt vào lưới không nữa! Bực quá trời là bực, đang coi ngon lành, thiệt tình.
    Hắn lầu bầu trong miệng như cún mới bị rụng răng.
    Đứng ngắm mưa chiều bay mà bao nhiêu kỷ niệm xưa cũ về những trận đá banh đang lũ lượt cùng nắm tay nhau kéo nhau về thăm hắn.
    Lúc đó làm gì mà với tới quả bóng da. Chỉ là bóng nhựa thôi, đá vài ba lần là nó thủng, xì hơi và lệt bệt dưới đất, không còn căng để bay bỗng được nữa. Cuối cùng lũ bạn cùng hùn tiền, cặm cụi đạp xe lên thị trấn thửa về một trái banh da, nằm tòn ten trong bọc lưới. Đó là trái banh da đầu tiên, là cả một gia tài mà những đứa học trò nghèo sắm được.
    Cũng quả bóng đó hắn đã cùng lũ bạn có những trận quần thảo với nhau ngay trong sân tường trong những giờ ra chơi. Để đến khi tan trận thì đứa nào vào lớp nếu không lấm lem bụi đất thì cũng trầy tay sướt gối, hổn ha hổn hển thở quên cả việc học hành.
    Thầy cô giáo thấy thế nên ra lệnh cấm tiệt không được đá banh nữa. Học trò nếu không chơi bóng trong sân trường thì đâu phải là học trò. Vì thế nên hắn thường nhập bọn với lũ bạn sau lúc trường tan để bày cuộc vui mới.
    Thế là trái banh da có dịp nhè cửa sổ hay cửa chính của phòng học va vào rầm rầm, thiếu điều muốn tung luôn cả bản lề. Hoặc nó rất thường xuyên nhè mái ngói mà nảy tưng tưng lên đó, khiến ông cai trường lo sốt vó, sợ mùa mưa đến học trò phải mặc áo mưa ngồi trong lớp, vừa học vừa hứng mưa rơi.
    Trái banh bị xiết, bị bỏ tù trong phòng dụng cụ học sinh một cách không thương tiếc. Năn nỉ để xin lại không xong, tụi hắn đành phải chắt bóp gom góp tiền mua trái banh khác mà héo hắt cả ruột gan.
    Riêng hắn thì tìm cách trả thù ông cai trường cho bỏ ghét.
    Ông ta nhà rất nghèo, con lại đông. Ông lại có tật ở bàn chân nên mỗi lần gánh nước tưới rau rất là khó nhọc. Ông có trồng một giàn bầu đang độ sai hoa, hứa hẹn sẽ trĩu quả để còn hái đem ra chợ bán đắp đỗi qua ngày.
    Hắn chờ đêm xuống, nhẫn tâm tưới nguyên một thùng nước sôi xuống gốc, mặc kệ hậu quả ra sao thì ra.
    Qua ngày hôm sau giàn bầu đang tươi tốt bỗng héo rủ cả ngọn lẫn lá. Bao nhiêu nước ông gánh tưới cũng không cứu được, cả giàn bầu đi đong. Những giọt nước mắt thi nhau lăn dài,ông lặng lẽ khóc. Ông vẫn không hề biết rõ nguyên nhân từ đâu.
    Riêng hắn thì ăn năn đã muộn, một niềm hối hận dâng ngập lòng, nhưng bí mật đó đến bây giờ hắn vẫn còn giữ kín, không dám hé răng.
    Chuyến về thăm quê vừa rồi hắn có gặp ông cai trường ngày xưa. Hình ảnh giàn bầu bị trụng nước sôi của quá khứ cộng với vẻ già nua hiện tại của ông khiến hắn ngậm ngùi. Dù cho hắn có đền bù đến bao nhiêu thì niềm ân hận vẫn nhói trong tim mỗi khi nghĩ đến.
    Ủa, đang kể về chuyện đá đá banh mà sao lại tự dưng hắn lại nhảy qua chuyện giàn bầu vậy hả trời ?
    Thôi, quay lại kẻo lạc đề !
    Trận bóng đá đong đầy hỷ nộ ái ố trong đời mà không cách nào quên được là lúc hắn đã thôi học.
    Hôm đó hắn và lũ bạn cùng xóm có độ “cựu thù” ở xã bên. Tui nó đá banh giỏi lắm, cứ năm lần gặp nhau trên sân thì nhóm của hắn phơi áo hết cả ba lần. Lần này quyết chí phục thù.
    Hắn cố gắng mời bằng được Kiền méo, người cùng làng lớn hơn hắn vài tuổi, thiên tài đá banh, từng khoác áo đội tuyển huyện nhưng đã giải nghệ sớm vì lấy vợ.
    Hắn tới nhà năn nỉ ỉ ôi là vì tụi hắn nhiều lần rồi đá không lại người ta, nay nhờ Kiền méo xuống núi rửa hận giùm. Nể tình cũng có, máu nghề nghiệp nổi lên cũng có cho nên anh ta nhận lời cái rụp, không cần biết đang bận xay bột để vợ làm bún bán. Kiền méo chụp lẹ cái áo, không cần mặc, lấm lét nhìn quanh rồi bay qua khỏi hàng rào me để đi theo tiếng gọi của trái bóng lăn, mặc kệ bà sợ đang thở dài ngao ngán nhìn theo đôi chân còn dính bột trắng lóa !
    Cả đội tuyển vườn của hắn đối đầu đội tuyển Đập Đá xã bên chỉ có vỏn vẹn bảy người. Có bao nhiêu thì đá bấy nhiêu, cần gì đủ mười một thằng mới đá bóng được.
    Thằng Nhưng em thì lo cánh trái. Tín phân bò ( vì tròng mắt nó có 1 vệt đen, theo “ truyền thuyết” thì nó bị bò đá văng phân vào mắt ,nên mới chết tên như vậy) có nhiệm vụ chạy cánh phải. Kiền méo thì giữ trung lộ kiêm luôn hậu vệ. Hai an em thằng Thanh và Bạch ( tụi nó có ngoại hiệu là Thanh xà và Bạch Xà ) lãnh nhiệm vụ giữ tuyến trên. Riêng hắn dành chơi với vai trò trung phong, cho dù bắt banh mới là nghề chính của hắn.
    Hắn nhường nhiệm vụ giữ gôn cho thằng Tiền vịt xiêm. Cái thằng tên sao thì người vậy, cả đi lẫn chạy đều lạch bà bạch rất ư là ngộ nghĩnh.
    Hắn bị đám bạn dí cho biệt hiệu là Khang rảy, vì khi hắn đi bóng hai tay thường hay rảy rảy hai bên, xui cho thằng nào mà chạy dành bóng với hắn, bị rảy một phát vào vùng chiến lược là có nước bụm rồi nằm thở dốc.
    Nghệ thuật chơi xấu hắn hấp thụ từ sư phụ Kiền méo.

    Thành phần đội tuyển đối thủ là những đứa trạc tuổi hắn, có nghề đẽo đá xanh để làm cối đá hay làm bia mộ. Tụi nó đứa nào cũng quặm trợn gồ ghề, vì phải mím môi mím lợi quại vào đá hàng ngày. Hèn chi đụng trận với chúng nó lúc nào cũng từ chết tới bị thương. Nhưng nay thì khác rồi, hắn đã mời được một kiện tướng lo về phòng thủ, có đá đến bể banh thì cũng không thể nào bắt Tiền vịt xiêm đem theo kim chỉ để vá lưới được nữa rồi.

    Sân bóng là một triền dốc thoải thoải ở hòn Sầm đầy những đá vụn .Trên đỉnh là mỏ khai thác đá, cứ đúng 11:45 trưa là “ ầm” một tiếng, đá lớn đá nhỏ văng tứ tung. Những miễng vụn bay xa rồi rớt xuống triền dốc, nơi có sân bóng cho những đứa trẻ nghèo say mê với bóng đá.
    Cầu môn là một đống áo của những cầu thủ cởi ra vì sợ rách, dồn lại chất đống hai bên với một khoảng cách ước lượng đã được đồng ý để làm khung thành.
    Các cầu thủ lần lượt ra sân. Chân không giày, người thì ở trần, không cần trọng tài chính hay trọng tài biên, không cần cả chào khan giả, cứ thế thảy bóng lên và lao vào nhau mê mãi.
    Đối thủ đá không chê vào đâu được, tiến công như vũ bão khiến cho Kiền méo cứ gọi là vắt giò lên cổ, phá bóng lia chia, nếu không thì Tiền vịt xiêm đã vào lưới lượm ra không bao nhiêu là trái rồi. Nhìn Kiền méo chơi banh mới biết anh ta là dân nhà nghề rõ ràng, một chân trụ vững, một chân co lên theo thước thợ, một tay vòng ra trước bụng, một tay duỗi thẵng ra sau lưng, đón và tạt bóng rất điệu nghệ. Nhưng nhớ đừng nhìn vào mặt vì lúc đó miệng anh méo xẹo, mắt mở trừng trừng, bảo đảm sẽ phá ra cười quên cả đá banh!
    Tiền vịt xiêm nhà ta chả biết bắt bóng cái kiểu gì mà khi quả bóng được câu bỗng từ phía bên kia, nó chạy ra trước để đón, sau đó lại thụt lùi thụt lùi, mắt ngước nhìn quả banh đang nhểu xuống,đến lúc chụp được thì cả người và banh đã nằm đàng sau hai đống áo rồi.
    Thua 0 -1.
    Cả bọn xúm lại sỉ vả tơi bời, không cho nó làm thủ môn nữa. Đang từ là thủ thành phải để cho nó đá cánh, nếu không thì thua là cái cẳng.
    Thế là hắn bị điều về giữ khung thành. Giữ gôn có cái khoái riêng của nó. Sau một phen trổ tài bay nhảy để cứu một bàn thua, hắn câng câng cái mặt, liếc mắt qua chỗ có mấy cô đang đứng vỗ tay mà hiu hiu tự đắt.
    Trận đấu đang diễn ra ngon lành thì trời đổ mưa xối xả. Sân bóng ngập đầy những nước. Trái banh thay vì bay bỗng giờ bị ngấm nước nên cứ lệt phệt dưới chân, đá mạnh cách nào cũng chẳng đi xa như mong muốn. Không những vậy mà nó còn trơn và nhớt như da lươn, ôm trong tay mà nó cứ dỗi như là ôm ai đang hờn giận, đòi lẫy ra hoài hoài.
    Thằng Bạch xà bị mưa làm quần ướt nên cứ vừa chạy rượt banh vừa kéo quần. Đến lúc nó nhảy lên đội đầu thì cả đám đều ồ lên cười vì mông của nó lòi ra trắng hếu. Trận đấu phải tạm ngưng chờ cho cầu thủ chạy ra ngoài bứt giây chuối cột quần rồi vào đá tiếp.

    Đang đứng lơ tơ mơ nhìn tụi bạn đạng cố gỡ huề, bất ngờ có thằng quỷ nào sút một phát khiến trái bóng bay vút về phía hắn, hoảng hồn hắn nhảy lên, hai tay cố đẩy bóng qua đầu, nhưng trái banh chỉ tung lên cao rồi vẫn lọt ra đàng sau lưng.Trái banh trơn quá bắt không được.
    Thay vì chịu thua hai bàn, hắn và tụi bạn xúm lại cãi chày cãi cối là trái banh đã được búng vượt xà ngang rồi, trong lúc đố có ai thấy cái xà ngang nằm ở đâu hết.
    Bên đối phương bèn ngoắc Kiền méo lại:
    – Mày nói cho tụi tao biết một tiếng là theo kinh nghiệm và lương tâm của một cầu thủ chuyên nghiệp, trái bánh đó theo mày dô hay chưa dô? Nói đi, tụi tao hứa là sẽ không lôi thôi gì nữa cả?
    Kiền méo nhìn mặt từng đứa bạn rồi thểu não bung ra một câu:
    _ Thua rồi tụi mày ơi ! đừng cãi nữa !
    Hắn bực mình với thằng phản bạn, bèn nhắm trái banh phản chủ đang nằm dưới mưa mà tung cho nó một đá thiệt mạnh.
    Đúng là ý trời cố tình phạt kẻ ăn gian ! Thay vì quất vào trái banh, chân hắn dệnh vào cục đá đang mai phục, làm hắn ôm chân la làng. Giở giò lên nhìn thì một móng chân văng đi đâu mất, máu và nước mưa trộn lẫn vào nhau, nhòe ngoẹt trông ớn không thể tưởng tượng..
    Lũ bạn vội xé hết những điếu thuốc lá,vừa nhai cỏ rịt chân cho hắn mà máu vẫn không cầm. Chả biết có thằng quỷ nào thọc tay bứt cái giống gì trong quần nó ra, đấp thêm vào ngón chân hắn đang tét lét toè loe, và xé áo băng lại. Cuối cùng máu cũng ngưng chảy,hai thằng xốc nách dìu hắn đi về.
    Vừa phải mất một con gà để chung cho đối thủ, vừa bị mất một móng chân. Đau thiệt.
    Đó là một kỷ niệm nhớ đời hồi còn ở quê.
    Kỷ niệm thứ hai là ở Utah, đá với tụi bạn học chung trường Utah Tenical College vào năm đầu tiên hắn vừa tới Mỹ.
    Cũng tự cho mình có tài bắt bóng thần sầu quỷ khốc nên hắn xin đảm nhiệm chức thủ thành.
    Chơi đá bóng ở Mỹ không còn theo diện con nhà nghèo nữa rồi, có nghĩa là phải đồng phục, mang giày đàng hoàng.Thời đá chân trần đã qua rồi.
    Trận đấu diễn ra khá hào hứng, hắn loi choi sàng qua sàng lại, mắt dõi theo từng đường banh đang diễn ra trước mắt. Đột nhiên một đối phương đang ở vị trí khá xa co cẳng dứt một cú khá căng, bóng hùng hổ lao vào khung thành của hắn cứ như B-40 dội vào xe tăng. Hắn hốt hoảng thụp xuống tránh, vì có cho kẹo cũng không dám đưa tay bắt lấy. Bóng bay mạnh và ghê quá.
    Lũ bạn hỏi phải hắn bán độ hay sao mà chơi kỳ quá vậy. Ai đời thủ môn mà đi né banh ! Kệ bà mày nghĩ sao đó thì nghĩ đi, chứ tao không dám bắt. Bắt cho chết à ! Tụi mày có dám bắt đạn đang bay không? Ông thì đếch dám.
    Tụi nó tống cổ cái thằng chết nhát ra sân. Từ đó hắn đành giải nghệ vô điều kiện.
    ***
    Ngắm mưa bay ngoài trời mà cứ ngỡ mưa đang bay trong lòng. Giọt mưa nào vô tình vương vào làm mắt hắn ươn ướt. Hắn nhớ đám bạn của hắn lắm, nào Vịt xiêm, Thanh xà Bạch xà, nào Kiền méo, nào Tín phân bò… Tụi bây giờ ở đâu? Làm gì? Có lần nào nhìn mưa rơi rồi khiến tụi mày nhớ đến thời còn trai trẻ không? Hắn mân mê ngón chân có chiếc thẹo mà ngỡ như đang mân mê về quá khứ.
    Không có dòng sông nào đưa người tình bóng đá của hắn đi biền biệt cả, nhưng sao hắn lại ngậm ngùi ngồi một mình khóc tuổi thơ đã trôi xa, như Vũ Đức Sao Biển đã từng tâm sự trong nhạc của mình…
    ` Bá, TV có hình lại rồi nè !
    Tiếng thằng con gọi làm hắn ngưng chơi vơi, ngừng đắm đuối mơ về dĩ vãng . Hắn nhảy bổ về với thực tại. Hắn vặn TV cực lớn, mồm suỵt suỵt vợ con giữ im lặng để cho hắn được thả hồn vào môn thể thao mà hắn xem như là máu là thịt, đó là bóng đá.
    Ừa, giờ không còn sức chạy theo trái banh nữa thì nằm thưởng thức người ta chơi, cũng chẳng khoái ư !!!

    Like

    • ngoclan says:

      Ổng tả trận đá banh miệt vườn mà nghe còn mê ly hơn coi World Cup nữa 🙂
      Nghe kể chuyện đá banh này tui nhớ hồi còn đi học đám con trai trong lớp cũng rủ nhau đi đá banh sau giờ học chính hay sau giờ học thêm, đám con gái đi theo ngồi giữ cặp, giữ dép. Rồi cái màn đá banh trong sân trường bị giám thị tịch thu banh cũng có luôn 🙂
      Vậy là tui có thêm một bài, hehehe, thank you ông Ốc 🙂

      Like

      • ken zip says:

        Cám ơn cô giáo không quở vì đã post bài không đúng nơi đúng chỗ. Đồng thời sướng tê người vì được cô giáo khen nữa.
        Cám ơn gì hén, cô giáo. Cứ mỗi chữ cô giáo nói tòa báo trả cho tui một đồng, là đủ để uống nước mía rồi !
        j/k

        Like

        • ngoclan says:

          thôi, để tui xóa bàn làm lại:
          Hay!

          Like

          • ken zip says:

            @ Cô giáo
            Để tiết kiệm, cô giáo cứ giơ 1 ngón tay cái thay viết ” hay” , đỡ phải tốn 1 đồng hề hề !

            Like

        • Van Nguyen says:

          Đúng là không chảnh không phải ÔC! hahahah!

          Like

          • ken zip says:

            @ Mây
            hehheheh, bài viết của tui gần 3000 chữ, mỗi chữ tui được trả chỉ có một đồng, thì vừa đủ uống nước mía thôi. Vây thì tui chảnh ở chỗ nào vậy ta? Nói không ra bữa nào tui về tui tính sổ nợ đó nha !
            haahhaha

            Like

    • Toi Ke says:

      Hehe tuổi thơ ông sống động, vui vẻ quá, ông có cơ hội để lớn lên với bạn bè với hàng xóm, không sợ phạm lổi, nên lớn lên ra đời cứng cỏi, bương chải, biết đúng sai rỏ ràng lập trường ….. Tôi thì tuổi thơ chơi xìu xìu ển ển, giờ giấc ….. kiểu VC kêu là tiểu tư sản thành phố, ông già bà già tôi rình tôi dử lắm, nên tôi khi mới ra đời lơ tơ mơ sách vở, không bương chải theo đúng mức khả năng tự nhiên của tôi. Bị VC đì, đẩy ra xả hội, nên khôn ra chút ít, giờ thì ok …… hahaha

      Like

    • Van Nguyen says:

      Sao có trái banh mà ổng viết cả một bài hay dữ vậy ta!
      Rồi hôm bữa về VN, gặp ông cai trường, có thú tội với ổng hông vậy?

      Like

      • ken zip says:

        @ Mây
        Trời ạ ! Tui viết truyện chứ đâu phải viết chuyện của tui đâu !
        Cám ơn Mây đã đọc và khích lệ !
        Có gặp ông cai, có nhắc chuyện những ngày xưa không thân ái lắm !
        Và chuyện giàn bầu vẫn giấu nhẹm.
        Có trồng giúp ông ta một giàn bầu khác, nhưng hối hận vẫn còn nguyên, Mây ơi !!!
        Hic !

        Like

        • Van Nguyen says:

          ừa , thôi ém luôn đi, lỡ mà ổng tính cỡ như Trùm Sò, một giàn bầu đó nếu không bị tắm nước sôi, giờ này có thể ổng sẽ có cả một nông trại bầu, ổng quy ra tiền ổng bắt đền chắc chết tía! heheh!

          Like

          • ken zip says:

            hahhahah, đúng lắm, ém luôn cho được việc. Nhưng nhớ đừng có xúi ổng đọc bài này nha. Ổng mà bắt đền là tui níu áo Mây đó !

            Like

    • Tâm L. says:

      @Ốc: hahaha……cám ơn cho nụ cười ban mai, trưa, chiều tối luôn vì bài dài quá mạng mà…..hehehe. Nhiều chi tiết vui và hấp dẩn người đọc. Nghỉ lại hồi nhỏ cuộc sống không có gì nhiều vậy mà lúc nào cũng vui vì có chuyện phá.

      Tui khoái cái màn rảy rảy kỷ thuật chơi xấu, hôm nào ra sân phải chơi chiêu này mới được…..hahaha.

      Like

    • Tan Nguyen says:

      Mấy bửa nay thấy cái còm này dài lê thê quá nên cũng lười đọc. Hôm nay hẻo quá mới mở lại đọc. Bài viết quá quá hay. Thank you.

      Like

      • ken zip says:

        @ Tan Nguyen
        Cám ơn anh nhiều nhiều ! Anh đã đọc bài tui viết mà con thưởng cho 2 chữ ” quá” nữa, thiêt vui quá xá !
        Tui cám ơn anh mới đúng !

        Like

  7. Gia lum lon says:

    Xin phép giơ tay hỏi : cô giáo muốn dành nhiều thì giờ cho đám hs giỏi, ngoan, hiền hay đám ba gai ? Bài viết ” đột phá” của cô giáo trong Father’s day cũng không ra ngoài cái luật lệ này ?
    Cám ơn 🙂

    Like

    • ngoclan says:

      cho cả hai, nếu như ở họ có một câu chuyện để suy ngẫm 🙂

      Like

    • Becky says:

      Mình nên dành thêm giờ cho hs cá biệt,
      hs sinh giỏi thì theo chừng chừng vì chúng may mắn có bố mẹ theo dõi,
      dạy hs giỏi ít đổ mồ hôi hơn mấy đứa nghịch, nhưng tui thầy mình mất giờ với bọn nó hơn.
      B. thích bài viết nầy , ai đó thông minh vá sáng tạo thiệt.

      Like

      • ngoclan says:

        em nhớ có 1 lần, thời còn đi dạy, 1 hôm con bé học giỏi nhất lớp kiêm luôn vai trò của một “thủ lãnh học sinh” xuống tìm em và ngồi khóc. Nó khóc mãi, sau mới nói “Em mệt quá cô, thực sự là em mệt lắm, em cảm thấy mình bị nhiều áp lực quá, em không muốn mọi người cứ đặt quá nhiều kỳ vọng vào em như thế này nữa. Em mệt lắm….”
        Câu nói đó làm em nhớ.
        Một đứa học có học vấn giỏi chưa hẳn đã là đứa có 1 nhân cách tốt và ngược lại. Cho nên đứa giỏi hay cá biệt đều có những câu chuyện của mình, và em hay gọi đó là những bí ẩn trong cuộc đời, hehehe

        Like

        • ken zip says:

          @ Cô giáo
          Tui ngày xưa là một thằng học trò cá biệt.
          Từ thầy đến cô, ngay cả bạn cùng lớp đều không ưa tui.
          Tui không vừa lòng bất cứ thứ gì, cho nên hay có những câu hỏi hóc búa làm cho thầy cô ghét.
          Nhưng không hiểu sao sau mấy chục năm, nói đến tên tui là ai ai cũng nhớ. Gặp lại nhau đều mừng mừng tủi tủi.
          Vậy đó là hiện tượng gì?
          Có điều gì gọi là bí ẩn của cuộc đời tui không, cô giáo?

          Like

          • Toi Ke says:

            Ông là người không thích gò bó, hướng ngoại, có khiếu kể chuyện, chủ quan, có tính năng động cao, dám nói dám làm, nghĩ sao làm liền vậy, hấp tấp nhiều khi làm người khác nếu không kiên nhẩn với ông mích lòng. Nhưng ông là người trung thành, biết đúng sai, và thật sự có tấm lòng tốt chớ không phải ba trợn.
            Quẻ bói free cho ông từ tâm lý gia ba trợn. Hehehehehe.

            Like

            • ken zip says:

              @ Anh Toi Ke
              Hahhahaha, với tui, anh không có ba trợn tí nào. Những ý kiến, phân tích hay bình luận của anh đều khiến tui suy nghĩ nhiều lắm.
              Những gì anh vừa nói về tui là một thí dụ điển hình.
              Cám ơn anh nhiều.

              Like

          • ngoclan says:

            @Ken Zip:

            Hiện tượng của ông không gọi là bí ẩn cuộc đời mà là… thảm họa cuộc đời
            hahahahaha

            Like

  8. Joe says:

    Tui đọc bài này của Ngọc Lan, có vài cảm nghỉ sau:
    1. Hổng biết tại sao tui lại khoái quá đoạn dưới đây:
    …Như có lần tui nói, công việc của một nhà báo cho tui cơ hội được tiếp xúc, được lắng nghe rất nhiều câu chuyện, mà cứ qua mỗi câu chuyện, tui lại nhìn cuộc đời này có thêm bao điều lạ lùng, dẫu có nằm mơ, tưởng tượng mình cũng không nghĩ ra được…
    (không giải thích được tại sao tui thích bởi vậy chắc ACE nào co ý kiến thì cho biết. Thanks) 🙂

    2. Như NL viết : …Cách làm cha làm mẹ của mỗi người sẽ không ai giống ai, chỉ biết rằng cuối cùng điều mà đứa con nhận được là gì…
    Tui góp ý là cái này cũng tuỳ đứa con. Con cái mỗi đứa có tích cách riêng từ khi sinh ra, học được từ tường lớp, bạn bè, tv..Nhiều khi cá tính của mấy đứa dể thương lắm! (Nhưng mà lắm lúc cũng thấy ghét) :). Quá trình dạy dổ con cái như là một phản ứng không khoa hoc mà đầy cảm tính. Cho nên, có cha mẹ hết lòng cũng chưa chắc con cái nên người. Nhà có của cải hàng triệu chưa chắc nó chịu ăn học đàng hoàng. Trong khi có gia đình cha mẹ tay làm hàm nhai vậy mà con lại nên người. Đúng là một bí mật cuộc đời 🙂

    Like

    • Gia lum lon says:

      Xin phép ban về số 1:
      Cái đa dạng , cởi mở và đam mê của phóng dziên NL 🙂

      Like

      • Joe says:

        …Cái đa dạng , cởi mở và đam mê của phóng dziên NL…= Phóng dziên không biên giới NL 🙂
        (Doctors without borders, reporters without bỏders…)
        Chúc GLL và ACE ngày vui 🙂

        REPLY

        Like

      • ngoclan says:

        hahahah, thank you.
        Mà thiệt tình là có lúc ngồi ngẫm nghĩ tui thấy nghề này lạ lắm: mới hôm qua mình trịnh trọng nói chuyện với một viên chức quan quyền ở VN, một dân biểu hay TNS, một viên đại sứ… thì hôm nay có thể mình lê la nơi chợ nói chuyện với người hành khất, người khuân vác. Hôm kia mình bước chân vào một hội nghị quan trọng, hôm nay lại đi vào dự đám tang nghèo nhất của một người không quen biết….
        Thế giới, con người quả là kỳ diệu 🙂

        Like

    • Toi Ke says:

      2- Ông còn thiếu 2 trường hợp:
      – Nhà giàu học giỏi đàng hoàng: cái này củng đáng sợ nếu nó rules the world theo ý nó, nhìn mọi chuyện khác như chỉ là cô động trong thế giới đặc quyền của nó
      – Nhà nghèo học giở phá rối: cái này phải được giúp vì nó chạy đua mà cái lằng vẻ bắt đầu nằm xa hơn mấy đứa khác, nếu không lo cho nó, thì nó vô vọng, nó ôm bom nổ chết chùm cả đám.

      Đúng như vậy là một bí mật cuộc đời. Mình ráng hết sức hy vọng sẻ tốt, không có thằng cha con mẹ nào dám nói hay dở, trước khi chuyện được xảy ra ….. 🙂

      Like

  9. Toi Ke says:

    Tôi có đọc cái bài của NL viết về đề tài này ở bên trang chính bên ngoài.
    Tôi thấy được 3 trường hợp mà người mấy người con thấy là ba nó là một nhân vật khó mà có cảm tình tốt được, tôi đồng ý với nhận xét đó của những người con. Ông bố trong cả ba trường hợp đều sai trái,cố chấp và ngu đần để dẩn tới mức chấp nhận mình là một người có máu lạnh, tàn nhẩn hơn là một người cha bình thường.

    Tôi thấy không phải là ba chúng nó không thương nó, mà là ba chúng nó không biết diển tã tình thương dành cho con, ba chúng nó không sử dụng bản năng tự nhiên trời cho để đối xử với con cái mình một cách thành thật, không che đậy như bao nhiêu con thú vật khác, săn sóc con cái nó theo định luật tự nhiên …. mà ngược lại ba chúng nó lại che đậy cái tình cảm thật của mình, che đậy cái chổ yếu của bản thân mình, che đậy cái thất bại trong cuộc sống mình, che đậy cái kỳ vọng hảo huyền về con cái của mình mà như NL chỉ rỏ bên trên là ” muốn uốn nắn đứa nhỏ thành một phiên bản mình thích hay để nó được sống cuộc đời của chính nó”.

    Che đậy cái xấu, cái yếu của bản thân mình là một hành động tự nhiên ai cũng thường làm vậy, nhưng cái tai hại là nó để lại vết thương tinh thần nặng nề cho chính con cái mình.

    Trong cả ba trường hợp là ông bố dùng cách đối xử nặng tay, lạnh nhạt với con cái mình như một cái xiêng ? (shield) để che đi cái thất bại, cái bất lực , cái yếu đuối trong cuộc đời của mình, vì những ông bố này không có khả năng để làm như vậy với người khác nên mấy ông ấy chọn con mình vì biết chúng nó sẽ không chống lại như như những người khác.

    Ông bố thấy thằng con yếu không khuân vác được giúp được mình buôn bán nên thất vọng vì có kỳ vọng hảo huyền là con trai ai củng phải có vai u thịt bắp, nên không muốn đối diện với sự thật khác với mình muốn nên chơi tình im cau có vô cớ.

    Ông bố trốn vợ con, đi lấy vợ khác, giờ phải đối mặt với con gái của vợ trước, mắt cở vì thiếu trách nhiệm với nó và má nó nên nổi xung làm ta đây không sợ ai, trốn con gái mình để che đậy cái bất lực không biết giải quyết sao cho hợp lý cái tình trạng quê sệ này.

    Ông bố đánh con như đánh cướp vì uống rượu say xỉn mất hết suy nghỉ, nhưng rồi không dám nhận lổi của mình nên double down, đánh tới luôn để lái vấn đề ra xa cái nghiện ngập bệnh hoạn của mình, cho là con hoang đàn chứ không phải cha ngiên ngập.

    Cái sai lầm lớn nhất là tới bây giờ là cả ba người con vẩn không dám nói với ba nó là ba nó là hành động mà bố nó làm không diển tả được tình thương của mấy ông bố đó tới con cái, làm thương tổn đến lòng tin của chúng nó là cha mẹ là người thân để bảo vệ mình, ảnh hưởng đến việc có được một cuộc sống bình an như bao nhiêu người khác. Nêu ba người con này nói với cha của họ như họ nói với NL thì mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều. Cha mình đã sai rồi thì khi mình lớn lên thấy rỏ, thì phải cần nói cho ông ấy biết không phải để trách móc mà là để đóng lại một chuyện không vui, rồi move on with or without ông ấy.

    Những người con cần được có đời sống vui vẻ đi tới không cần nhìn lại, ông cha cần biết sự thật là ông ấy không biết cách làm cha, làm hại con cái mình một cách bất cẩn, Nhưng chắc chắn là mấy ông bố luôn có tình thương thiêng liêng với con cái mình. Chỉ là mấy ông ấy ngu mà tài khôn, làm bậy bạ hại mình và cái thuộc về mình mà thôi.

    Like

    • Gia lum lon says:

      Rất giản dị OK ui, Freud nói là sự ích kỷ và thiếu tự tin của bậc cha mẹ .
      Nhân gian nói là thiếu hiểu biết và lòng hy sinh.
      (Tui thích dành thì giờ cho các ong bố hy sinh, tần tịu cả đời như trường hợp của Thầy Lý hơn là dành thì giờ cho một vài ngoại lệ)

      Like

      • Toi Ke says:

        Yep, thiếu tự tin thường ráng làm ra chuyện, nhưng lại là chuyện rối răm, không biết đường nào mà giải quyết.

        Like

      • Tâm L. says:

        @chú GLL: Đọc bài của cô giáo làm TL sáng mắt ra. Thật sự là chưa thấy những cảnh cha đánh con hay tình cảm cha con tệ như vậy qua nhiều năm.

        Nghỉ lại thấy mình may mắn thiệt chứ.

        Chú già cũng là một trong những ông bố sống theo phương châm “bỏ đời bố, cũng cố đời con” như ba TL thôi. Cám ơn các ông bố như vậy mà tụi nhỏ có cơ hội ngoi lên giữa dòng đời.

        Like

    • ngoclan says:

      tui thích đọc những lời bình của Tâm Lý Gia Ba Trợn này, hehehe
      cách nhìn vấn đề, phân tích, cảm nhận của Ông Kẹ giúp cho tui như nhìn kỹ hơn, rộng hơn về những điều mình suy ngẫm.
      Cám ơn Ông Kẹ, cám ơn luôn ông GLL 🙂

      Like

      • Van Nguyen says:

        Ông Kẹ này chắc công việc của ổng là Analyst hay sao mà ổng phân tích cái gì cũng hay dữ vậy ta! Quá dữ quá dữ! 🙂

        Like

  10. Becky says:

    Trở thành một người cha dể hơn làm một người cha.

    Like

    • Toi Ke says:

      hahaha ………. 5 giây cuộc đời thì dể hơn 80 mươi năm cuộc đời 🙂 🙂 🙂
      Xin lỗi tôi trivialize cái ý ngiêm túc của chị, nhưng nó flash lên trong đầu, không thể không nói ra.

      Like

      • Gia lum lon says:

        The most expensive 5 seconds per ( not of) OK
        Hehehe

        Like

      • Joe says:

        Rồi sau đó nằm xuống mà cũng hổng yên thân tại vì còn có người xếp hàng đòi nợ, cãi lộn, tranh của nữa chớ 🙂

        Like

        • Gia lum lon says:

          Xin phép gởi biếu hai bác Joe, OK một mớ sample của hãng Church &Dwight cho chắc ăn .
          Wink wink

          Like

      • Michael Đặng says:

        Ý bác nói “khôn 3 năm dại 1 giờ”?

        Like

        • Toi Ke says:

          You are pulling my legs, are you not? 🙂
          Chỉ cần 5 giây make baby trở thành ông bố nên dể ẹt, bố nuôi con lo cho nó cả đời bảy tám chục năm nên khó hơn.

          Like

          • Tâm L. says:

            @Ông Kẹ: quá thương con, gì mà phải lo cho con tới bảy tám chục năm lận 😆

            TL nói với b/x: con tới 17-18 tuổi đẩy xuống ghe cho nó đi VB là tự nó biết lo mà. Biết bao nhiêu người VN sống như vậy. Bà lo chi cho lắm ….. Hehehe.

            Like

    • Van Nguyen says:

      Câu nói này của chị Becky ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa! 🙂

      Like

      • ken zip says:

        Cô giáo Becky hay cô giáo Nl thường có những câu nói thâm trầm, sâu sắc lắm.
        Đúng vậy chị Becky ơi, để trở thành một người cha đã khó, nhưng làm một người cha đúng nghĩa lại càng khó hơn …

        Like

  11. ken zip says:

    @ Anh Toi Ke
    Đọc những gì anh phân tích về bài viết của cô giáo, tui tâm đắc câu anh kết luận ” Nhưng chắc chắn là mấy ông bố luôn có tình thương thiêng liêng với con cái mình. Chỉ là mấy ông ấy ngu mà tài khôn, làm bậy bạ hại mình và cái thuộc về mình mà thôi. ‘
    À, cám ơn anh đã đọc giùm bài viết mới của tui.
    Viết lại về một thời đã qua cũng là một cách để về lại với tuổi thơ. Nhưng không như anh nói đâu, ” không sợ phạm lổi, nên lớn lên ra đời cứng cỏi, bương chải, biết đúng sai rỏ ràng lập trường ….. ” hình như chỉ đúng một phần tí ti với tui thôi.
    Hahhaha, ông già tía tui có tiếng là dữ đòn, nhưng tui là thằng lì lợm, cho nên dù tía tui có canh giữ tui cỡ nào, hễ xổng ra là tui thăng mất.
    Lêu lỏng la cà một cây, nhờ vậy nên tui mới có vốn liêng sống để viết hoài về tuổi thơ, đến giờ vẫn chưa cạn vốn đó chớ.
    Giờ nhìn lại mấy thằng con tui, tụi nó hiền quá. Hay là mỗi thời mỗi khác, phải không anh?

    Like

    • Van Nguyen says:

      Đúng vậy, mỗi thời mỗi khác. Ông xã tui hay cằn nhằn mấy đứa nhóc, ổng nói hồi nhỏ tối ngày ổng ở ngoài đường ôm trái banh, còn mấy đứa bây giờ cứ ru rú trong nhà ôm iPad. Tui nói trong bụng, hồi đó nhà cửa chật chội, ra đường rộng hơn, mát hơn, còn bây giờ nhà bự thênh thang, máy lạnh chạy ầm ầm, ngoài đường nóng như lửa, như ông thì ông chọn cái nào! hahah!

      Like

      • ken zip says:

        Không dám hồi đó nhà cửa chật chội đâu. Rộng thênh thang bà cố luôn đó chớ !
        Nhưng cái chân tui là ở ngoài đường. dù có nóng nực đến đâu thì tui cũng chọn ở ngoài hơn là ở nhà.
        Nhưng bây giờ thì khác rồi. Những tưởng là khi về quê, mình sẽ một mình một ngựa thong dong từ đầu làng đến cuối xóm, sẽ đi” thăm từng
        thăm từng người ,sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà ” , nhưng cái nóng của buổi sáng đầu mùa hè đã thiêu đốt tất cả mọi ý định, mới 11 giờ là tui đã chui vào ks, máy lạnh chạy rì rì, còn nếu không thì tui sẽ chết ngắc.
        Đúng là Đế Quốc Mỹ đã làm hư tui rồi !

        Like

  12. ken zip says:

    @ M&M & Thầy Lý
    Đọc hai bài viết của hai ông, tui tìm thấy tui ở trong đó nữa đó nha.
    Có những chuyện mình thật sự không còn nhớ, tự dưng có người nhắc lại thì ký ức bỗng cuồn cuộn quay về.
    Cũng tương tự, cù Sinh Và cù Hè thì từ năm 73 tui đã được đi coi họ đá, do tía tui dẫn đi xem tại sân vận động Ninh Hòa. Sau 75 thì Cù Sinh về đội CLB quân đội thì tui không được nghe, chỉ biết có 2 ông đá banh hay là Thế Anh với Cao Cường.
    Sau đó thì tui khoái Cảng Sài Gòn, Sở công Ngiệp có thủ môn Nguyễn Văn Hiệp, thủ môn Dương Ngọc Hùng ,thủ môn Nguyễn Văn Khánh là những thủ môn tui ái mộ nhiều nhất. Lý do là vì tui bắt chước lối bắt banh của các ông này. Hề hề
    Tui cũng như Thầy lý, tỉ số bàn thắng không quan trọng đối với tui, vì đâu có cá độ đâu mà phải quan tâm. Chơi đẹp và hào hoa mã thượng sẽ làm cho tui nhớ đời.
    Nói chứ lúc còn đá banh ,tui cũng chơi xấu một cây. Nhưng vẫn muốn người ta chơi đẹp với mình. Nghịch lý hén, hahhahaha.
    Cám ơn hai ông đã gián tiếp rủ tui vể thăm lại ngày xưa, nơi mà tuổi thơ bọn mình cũng đã từng biết đến quả banh da, biết đến sân vận động bên người thân của mình.
    Rảnh thỉ kể tiếp về đá banh tui nghe với, 2 ông !

    Like

    • M&M says:

      @Cụ Ốc: Sau 75, Cù Sinh và Cù Hè đá cho đội Hải Quan. Nghe nói Cù Sinh bị treo giò sau một trận đấu giữa Hải Quan (HQ) và Tổng Cục Đường Sắt (TCDS). Trong trận này, một cầu thủ của HQ bị chơi xấu đến nỗi bị thương nặng (hay là chết, lâu quá, không nhớ), nhưng trọng tài vẫn bênh TCDS. Sau đó, có chuyện gì đó xảy ra giữa Cù Sinh, thủ quân của HQ, và trọng tài, dẫn đến chuyện Cù Sinh bị treo giò vĩnh viễn.

      Hồi trước tới giờ, chơi xấu trên sân, tui chỉ nghe có ‘cộp’ giò, xô đẩy, kéo áo. Đọc bài của ông thấy còn thêm cái màn rảy rảy tay vào ‘vùng chiến lược’ nữa. 🙂

      Like

      • ken zip says:

        @ M&M
        Hè hè
        Cái trò rảy rảy này trọng tài khó bắt lắm đó nha. Một khi áp dụng thì có hiệu quả ngay lập tức. Tui rất ít khi xử dụng chiêu này, trừ những trường hợp bị chơi xấu như chùi vào giò hay cộp vào ống quyển.
        Tui còn nhớ chuyện của cầu thủ Cù Sinh. Khi nào rảnh tui kể lại nghe chơi.
        Ông có biết 2 anh em Cù Sinh và Cù Hè là người Tỉnh Khánh Hòa, quê hương của tui hông?
        Hồi còn trong nước, làm sao mà có cơ hội coi giải vô địch bóng đá toàn quốc, chỉ toàn là đọc báo và nghe trên đài thôi. Tui ghét nhất là đội công An Hà Nội. Nhớ năm nào họ đá với Cảng SG để tranh chức vô địch, trọng tài bắt thiên vị để cho CAHN thắng, nên xảy ra một cuộc đánh lộn vô tiền khoáng hậu. Hình như 1976 thì phải.
        Còn thủ môn Nguyễn Văn Khánh, một lão tướng hình như là cầu thủ của TCĐS, một đội được mệnh danh là chém đinh chặt sắt,có lối đá tháo khớp đầu gối đối phương, ông còn nhớ rõ vậy là ông cũng là người mê bóng đá lắm rồi.
        À, cám ông đọc bài tui viết ! 🙂
        à thêm một cái nữa, giữa hai từ việt vị và ọt rơ, ông khoái nghe cái nào?
        Ông còn nhơ ” Nu “, ” Man” chớ, không biết một tiếng tây, nhưng lứa tuổi của tụi tui đã vào sân thì những từ này nằm ở cửa miệng. Sau này nghe nào là ” tay chạm bóng”,” ném biên ” thấy nó sao sao đâu á !
        Ngay cả ” vào” nghe không đã lỗ ta bằng ” dô”.
        Lan man với ông về đá banh, tui cũng thấy tui đang rê banh chuẩn bị sút vô gôn nè….

        Like

  13. vo thuong says:

    Còn trường hợp này thì sao? Nhờ các bạn suy nghỉ dùm tôi về bổn phận làm cha mẹ

    Like

  14. Toi Ke says:

    Đây là một vấn đề nhức nhối khác khi cha mẹ không có khả năng kiểm soát, tự chủ về cuộc sống căn bản cần thiết để sinh tồn của mình và con cái của mình.

    Họ là một nạn nhân của những tổ chức côn đồ lừa gạt họ vô tròng để làm tròng tréo bán con trả nợ đem làm nô lệ tình dục cho bọn nhà giàu bẩn thỉu.

    Những gia đình VN này là nghèo khó nhất trái đât này rồi mà làm sao đối phó được với mafia có dính dáng tới nhà cầm quyền thì làm thế nào chống lại cho được.

    Đây không phải là cha mẹ lầm lổi hay không thương con mà là nạn nhân nghèo khó không có một chút khả năng nào để tự vệ trước một thế lực bán dâm con nít quốc tế được bảo trợ bời chính quyền Campuchia luôn coi VN là kẻ thù truyền kiếp đáng cắt cổ.

    Xin đừng bao giờ phán xét cha mẹ của những em bé này, rõ ràng tình thương thiêng liêng có đó, những đứa con cái khác và cả gia đình của họ dể dàng bị giết chết như một con súc vật khi đương đầu với bọn đầu nậu, xảo quyệt này. Họ tất cả là nạn nhân cần được thông cảm và giúp đở cha mẹ hay con cái, tất cả gia đình. Họ không thể chống lại một mình mà cần sự giúp đở của tất cả mọi người có lương tâm, họ bị bỏ quên vì họ quá nghèo khổ …..

    Like

    • Gia lum lon says:

      Một điều nên biết rõ:
      1- nhưng người Vn theo đoàn quân viễn chinh của VN qua lầt đổ chế độ Pon Pot 1978 , sau đó bị bỏ rơi lại Cambodia
      2- họ và con cái họ không có bất cứ giấy tờ hợp lệ nào để đi làm, đi học và chinh quyền hiện thời của VN cũng không giúp đỡ hay can thiệp gì
      3-họ chỉ đi làm chui hay bán hang rong. Nghèo khó và không học thức, không được pháp luật bảo vệ. Họ đáng thương hơn đáng trách
      4- Phong vien Dương Phục và Nguyen Thanh Thuỷ có làm một loài phỏng vấn về vấn đề này vài tháng trước

      Like

      • Toi Ke says:

        Phần lớn những người bỏ tiền mua dâm này là giới nhà giàu bệnh hoạn từ Trung Quốc. Trong một phóng sự trên CNN về đề tài này, môi giới quảng cáo dịch vụ này bên TQ ăn chịu với một nhà thương công, lớn, có uy tín ở Nam Vang, cấp giấy chứng nhận là con gái còn trinh hay không mắc bệnh, để mấy ông nội khách hàng bệnh hoạn này an tâm chắc chắn về món hàng mà họ mua.

        Tiền bán con mà gia đình nhận được có khi không tới trăm đô mà phần lớn được dùng để trả tiền lời về món nợ mà họ dụ và gạt cho gia đình nạn nhân vô tròng. Bán con rồi mà nợ vẩn còn nguyên và cộng thêm tiền lời, để phải bán đứa con kế tiếp nếu có. Tiền nợ đươc mượn để mua cái lưới cá hay làm chuồng nuôi cá, dụng cụ làm ăn sinh sống hay là chửa bệnh, etc ….

        Like

  15. Gia lum lon says:

    @thầy Lý
    Chú chắc là ba của thầy Lý nơi niết bàn đang mỉm cười nhìn đàn con trưởng thành và là người hữu dụng cho xã hội
    Chú chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ của viên đá lót đường cho các thế hệ sau cho quê hương này .
    Take care

    Like

  16. M&M says:

    Lúc còn đi học, tôi có chơi khá thân với một người bạn Mỹ tên David. David rất thông minh; tuy nhiên, cứ trầy trật trong trường, vì phải cái bệnh là chỉ chú tâm học những môn anh ta thích, như toán, lý, computer programming và điện tử; còn những môn elective, anh ấy không để tâm tới, đôi khi bỏ cả exam, nên cứ rớt tới, rớt lui.

    Gia đình David rất giàu và có địa vị trong xã hội. Ba anh có học vị tiến sĩ và là VP của một công ty pharmaceuticals lớn. David được ba anh cho một cái credit card và anh có thể dùng để chi tiêu cho bất cứ chuyện gì. Tuy nhiên anh rất ghét ba anh, nói đúng ra là thù hận. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy David dùng những từ rất nặng như ‘jerk’ hoặc ‘son of a b…’ mỗi khi nhắc tới ba anh. David không bao giờ dùng cái credit card của ba anh, và anh ấy tự mượn ‘loan’ để đóng học phí và làm việc ‘part time’ để có tiền tiêu.

    Khi tôi và David chơi thân với nhau hơn, anh mới cho tôi biết lý do tại sao anh thù ghét ba anh ấy đến thế. Đó là vì ba của anh là người đồng tính, và vì sĩ diện, ông đã không tìm tình dục với những người đàn ông khác, mà lại ‘sexual abuse’ những đứa con trai của ông, từ lúc họ còn rất nhỏ. Vì bị abused, lớn lên, David tưởng như mình cũng là đồng tính và anh rất khổ sở vì điều này. Tuy nhiên, anh tìm gặp therapist ,và sau một thời gian dài điều trị về tâm lý, anh đã không còn cảm giác như người đồng tính. Bấy giờ, tôi mới hiểu tại sao David đã có những vấn đề tâm lý bất thường, như dễ dàng buông xuôi khi gặp điều gì nghịch ý. David cũng cho tôi biết, em trai của anh đã vẫn sống như người đồng tính, không biết vì bẩm sinh, hay therapy không có hiệu quả.

    David nói ba anh có xin lỗi với anh em của anh và làm mọi thứ để bù đắp lỗi lầm khi xưa. Nhưng anh vẫn không thể quên quá khứ và tránh không gặp ba anh ấy.

    Bây giờ, David đã lập gia đình và hiện sống hạnh phúc với vợ con ở Cali. Khi viết còm này, tôi google tên anh thì biết là anh đang làm việc cho Apple và đã có bằng sáng chế một bộ phận dùng trong cell phone. Mong rằng ngày nào đó, David có thể tha thứ cho ba của mình. Tôi nghĩ, lúc đó, anh sẽ thực sự tìm được bình an trong tâm hồn.

    Like

    • ken zip says:

      @ M&M
      Đọc câu chuyện ông kể mà tui sởn cả da gà. Nỗi sợ hãi có thể làm tui đổ mồ hôi nhớt là như những chuyện tương tự chuyện ông kể,
      Nhưng tui vẫn không thể tưởng tượng làm sao thù ghét người mà mình gọi là ba. Giận thì có, chứ thù thì…
      Trời ơi !

      Like

    • ngoclan says:

      Hôm nào làm bài về đề tài này.

      Like

  17. vo thuong says:

    @ Toi Ke
    Bình luận của bạn rất đúng, đó cũng là suy nghỉ của tôi. Cảm ơn Toi Ke thiệt nhiều.

    Like

  18. Toi Ke says:

    @ vo thuong
    Không có chi bác vo thuong.
    Rất vui khi có được cơ hội trao đổi ý kiến, học qua, học lại với mọi người. Bác cảm ơn nhiều quá làm tôi quíu. 🙂

    Like

  19. ken zip says:

    Chúc Mừng M&M và TL Tâm có bài lên báo nha ! Đọc lại vẫn thấy cồn cào một nỗi nhớ. Đúng là tức cảnh sinh tình….

    Like

Leave a comment