Buồn quá!

Đó là tâm trạng từ lúc tui bắt tay vào việc tìm kiếm các thông tin và viết bài liên quan đến chuyện cặp vợ chồng trẻ gốc Việt ở Anaheim bị bắt chiều qua về tội nhốt con vào cái ‘chuồng chó’ (dog kennel) cho đến giờ.

Sáng nay trong lúc ngồi ăn sáng, bé Ti đã sửng sốt chỉ tui coi tin này. Đọc thoáng qua tựa bài, tui đã kêu “trời ơi”. Lu bu với nhiều chuyện, quên bẵng. Lúc vào đến tòa soạn, có nói sơ với Thiên A n tin này, rồi mạnh ai việc nấy.

Mãi cho đến chiều, nhận được link của một độc giả có con bị tự kỷ gửi. Vừa lick vào xem thì thấy tên của cặp vợ chồng này là Việt Nam. Nhưng nội dung bài trong OC Register thì không mở ra được. Thế là Google. Sau khi đọc hết một mạch để câu chuyện, tui đề nghị “hỏi tìm ra họ đang bị giam ở đâu, đi vào đó gặp họ.”

Một mặt nhờ Thiên An gọi qua sở cảnh sát Anaheim hỏi thêm tin tức và coi  hiện giờ họ bị giam ở đâu, một mặt tui gọi cho những người trong các tổ chức hỗ trợ người tự kỷ xem có biết cặp vợ chồng này không.

“Hình như họ không nhờ một tổ chức nào giúp đỡ thì phải. Chúng tôi không có ai biết gì về vợ chồng này.” Một người làm việc rất nhiều với phụ huynh có con tự kỷ gốc Việt cho tui biết.

Tin trả lời cho biết họ đã đóng tiền tại ngoại hầu tra nên được thả ra.

“Đi đến nhà họ” Tui đề nghị. “Địa chỉ đâu?” Thiên An hỏi. “Block đường nè. Đến đó hỏi tiếp.”

“ok, thì đi.” Cô nàng “bị kích động lây”

Báo với sếp vắn tắt câu chuyện và 2 đứa lên đường.

Vừa quẹo vào khu nhà đó, đã thấy  ngợp bởi xe của các đài KCAL, abcNews, xe của đài Mễ,.. đậu đầy quanh đó. Mà mỗi hãng có phải đi 1 xe đâu, như abcNews nó quánh tới 3 xe, xe nào xe nấy chần dần, ăn-ten cao vút, máy quay phim đặt sẵn sàng trước nhà… Nó chung là nó làm mình hớp!

Trong khi đó tui và Thiên An, 2 đứa Việt lò dò đi đến, vác theo máy hình nhưng cũng không lôi ra chụp. Sự dụng cellphone vừa chụp vừa quay cho gọn, lẹ.

Dĩ nhiên ngôi nhà đóng cửa im ỉm. Hàng xóm cũng im ỉm. Chỉ có một nhóm thanh niên cách đó vài căn đang tụ tập bàn tán.

Nhìn quanh biết ngay đây không phải là xóm Việt Nam, hay ít ra là rất hiếm người Việt Nam. Trong khi tui cố gắng làm sao phải nói chuyện được với những nhà hàng xóm ngay bên cạnh hay đối diện thì Thiên An cố thuyết phục “chị có thấy nhà nào cũng im re không? Thì có nhóm kia thì đến đó hỏi, có còn hơn không.” Tui đồng ý, cưng muốn thì cứ hỏi đi.

Tui đứng lại. Quả không uổng công. Một ông Mỹ già chạy xe đậu ngay nhà bên cạnh, bước đến bắt chuyện. Hỏi ra thì biết ông ở ngay sau lưng nhà này, còn nhà bên cạnh là nhà con ông. Ông Mỹ nói gì, tui ghi trong bài rồi.

Chỉ muốn nói thêm là cảm thấy lòng mình ấm áp hơn khi nghe được những lời đầy cảm thông và thấu hiểu như thế.

Trong khi đó, những người Thiên An hỏi chuyện thì rất trẻ, dĩ nhiên, cái nhìn của họ cũng khác. Và dĩ nhiên, vì cái nhìn đây là chuyện không thể chấp nhận được nên nó mới trở thành breaking news và khiến cho các đài truyền hình phải mai phục tại chỗ như vậy.

Họ không trở về nhà trong thời điểm này. Chắc chắn. Tui nghĩ có thể chỉ cần ai đó chở họ về, vừa quẹo vào hẻm, nhìn thấy cảnh tượng này thì đúng là chỉ có đi luôn, dại gì đâm đầu vô nhà!

Nhưng nói vậy không có nghĩa là tui sẽ không quay lại!

Nghe câu chuyện, thấy thương và giận. Buồn. Trong suy nghĩ chủ quan của mình, tui tin rằng đó là cách họ nghĩ rằng tốt nhất để bảo vệ thằng bé và những đứa em nó, chứ không phải là ngược đãi nó.

Nhưng

Đây là Mỹ.

Văn hóa Mỹ không giống văn hóa Việt.

Nỗi đau khổ của cha mẹ có con bị bệnh tự kỷ quá lớn. Bồi thêm cú này, còn gì đau hơn.

Tui chờ để được nghe họ nói nỗi lòng của mình.

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Chuyện nghề. Bookmark the permalink.

37 Responses to Buồn quá!

  1. Gia lum lon says:

    Có đọc qua bản tin này online, và cảm thấy đây là hậu quả của kém hiểu biết về y tế, luật lễ , văn hóa và nỗi sống ” cô đơn” của một số di dân trên xứ Mỹ. Tui nghĩ họ rất thương con và nghĩ đó là cách tốt nhất bảo vệ von và gia đình, nhất là trong đời sống bận rộn này. Đáng thương hơn đáng trách (?)
    Năm 1976, tui cũng chứng kiến một cảnh bị “bắt oan” tương tự. Trời mùa hè nóng nực, 2 vợ chồng trẻ mang đứa con ra sân cỏ chơi, và như thói quen bên VN, để con tồng ngồng bò, bị hàng xóm (mỹ trắng) kêu sở Children Services tới .

    Chưa thấy có vị luật sư nào ơr Bolsa tình nguyện / tưj nguyện giúp đỡ họ trên vấn đề pháp lý và văn hoá dị biệt này ?(pro bono nhá)

    Chúc cô giáo và TA làm công tác này tốt (tự nguyện cappuccino khi về tới Bolsa….)

    Like

    • Toi Ke says:

      Đồng ý.

      Like

    • Joe says:

      Đồng ý với GLL. Tui góp ý thêm:
      -vụ này bề ngoài thì là child abuse, child endangerment. Nhưng khi ra toà thì gia đình sẽ cho mọi người biết sâu vào câu chuyện, sự thật, và cái khó khăn riêng
      của gia đình.
      -hy vọng từ vụ này, truyền thông cộng đồng (báo, đài, blog…) sẽ có thêm nhiều thông tin thêm về dịch vụ y tế, luật lệ… về vấn đề này giúp cho một người hiểu thêm…
      Chúc ACE ngày vui…

      Like

  2. PMT says:

    Tui không rành về Cali lắm, nhưng ở Florida có trường chăm sóc cho trẻ tự kỷ, từ giáo dục, y tế điều trị, đến ăn ở, họ lo hết, không phải trả lệ phí nào. Tui có biết đôi vợ chồng đều là BS lương khá cao, nhưng không để đứa con bị bệnh này ở nhà để tự chăm sóc, họ đã gởi con từ lúc cháu 12 tuổi vào trường đặc biệt này. Năm đầu, họ mỗi tuần vào trường với cháu, năm kế đó, đón cháu về nhà cuối tuần với gia đình. Sau này, đến thăm, tui thấy cô bé lớn, đằm thắm hơn, ngoan ngoãn hơn. Một thời gian không có cơ hội gặp cháu, hỏi thăm, bạn nói, cháu vẫn thích ở nội trú trong trường để tiếp tục học với phương pháp dạy của nhà trường…. và cha mẹ vẫn không trả một cắc nào.

    Like

    • Toi Ke says:

      Good là Florida làm được chuyện này. Không biết là có điều kiện gì khác không? Công việc này khó và rất tốn kém

      Like

  3. Tâm L. says:

    Tui có đọc tin này ở OC Register, lúc đầu thấy tấm hình 2 người đàn ông khiêng cái chuồng từ nhà đi ra thì tui suy nghĩ sao cha mẹ có thể làm như vậy với con mình?  Càng đọc thì tui nghĩ khác:  cha mẹ chỉ dùng như kiểu hàng rào để cách ly thằng bé và 2 em nhỏ của nó.  Theo như người hàng xóm thì họ vẩn thấy thằng bé này được đi học có xe bus đón đưa đàng hoàng.  Tui không nghĩ thằng bé bị đối xử bạc đãi ở nhà.  Nó vẩn mạnh khoẻ và đâu có dấu hiệu bị ngược đãi, tui nghĩ chỉ vì cha mẹ nó muốn separate nó với 2 đứa em phòng ngừa khi nó có triệu chứng bạo lực (violent outbursts) và đã dùng hàng rào ngăn chắn là cái chuồng (large pet cage) nên xãy ra chuyện lớn cho gđ họ.  So sad!!

    Like

    • Toi Ke says:

      Cái hình ảnh “cái chuồng” làm người ta nhảy giật ngược, nó củng giống như cái phòng biệt lập để cách ly như ông nói. Cái phòng nhiều khi khó canh chừng và nguy hiểm hơn cho em nửa vì không thấy được em làm gì. Bác GLL nói đúng nhất ….. cô đơn, không biết làm sao , being stucked in a very unfortunate situation.

      Like

  4. Toi Ke says:

    Có thể đây là điều may mắn cho gia đình này, cha mẹ và em sẻ được chỉ dẩn và giúp đở để đối diện với khó khăn này. Tôi tin là sau khi điều tra nó sẽ drop cái charge này cũa cha mẹ em.
    Đây mới là chuyện mà cộng đồng, nghị viên gốc Việt, tổ chức xã hội, tôn giáo cần phối hợp giúp cho gia đình họ lúc khó khăn này.

    Like

    • Joe says:

      Đồng ý với TK.
      Trong thời gian tới sẽ biết đầu đuôi câu chuyện ra sau. Tuy vậy, theo cảm tính của tui thì sự việc này có thể là điều xảy ra may mắn cho gia đình này. Đứa lớn có bệnh đã 11 tuổi rồi. Còn hai đứa em nửa…

      Like

      • Tâm L. says:

        @Ông Kẹ và Joe: yes, look on the bright side, sau khi xảy ra chuyện thì em nhỏ này có thể được sự giúp đở nhiều hơn hoặc ít ra cũng được quan tâm và chăm sóc kỷ hơn. Trong cái rủi có cái may, nhưng tôi không đồng ý mấy khi coi đây là “điều may mắn”. Cuộc sống gia đình họ bị đão lộn, em và 2 đứa em nhỏ kia phải xa cha mẹ, cặp vợ chồng trẻ phải đối diện với pháp luật.

        Like

  5. Toi Ke says:

    Một cái study của Havard ước lượng cái tốn kém cho xả hội cuả một cá nhân bị austism mà không được chửa trị bỏ thí là khoảng 3.2 triệu. Trước khi có Obama care thì bảo hiểm y tế, có tiểu bang covers có tiểu bang không. Khi có obamacare thì tất cả phải covers, tuy nhiên obamacare lại nhịn, không thiết lập một tiêu chuẩn liên bang về cách chửa trị thống nhất, mà để cho tiểu bang tự quyết định, vì vậy ínurance có lổ hổng để chế ra,cái này cái nọ để làm khó dể,này nọ,kiếm thêm tiền….
    Tôi vô coi ở Florida thì hình như trước khi obamacare thì bảo hiểm cho bệnh này giới hạn reimburse 36 ngàn một năm và không quá 200 ngàn cho cả đời. Không biết phải trả tiền mua bảo hiểm là bao nhiêu.? Tiền bỏ ra trị lợi hơn bỏ thí, trị không phải là hết bệnh mà là giúp bệnh nhân phần nào độc lập trong cuộc sống…

    Like

  6. Tan Nguyen says:

    Ừa nghe cái tin này thấy cũng tội nghiệp thiệt, tội cho đứa bé và cũng tội cho cha mẹ. Mình là người bình thường đây mà thấy lúc nào cũng than bị stress với depression, những người có con bị tự kỷ thì thiệt là khổ. Nhiều khi người ta còn đang bị bịnh (khùng) nặng hơn con người ta nữa mà người ta không biết.

    Like

  7. Gia lum lon says:

    @Ok, Joe

    is a dilemma between Asian culture vs. Laws . No winner here.
    Tui không nghĩ là điều “may”, mà chỉ là cứu vớt của thế chẳng đặng đừng(?)
    Vợ chồng trẻ và các em bé này đã có vết chém của thực tế . Vết thẹo
    này sẽ đi theo cả đời .a S

    Cái hèn của câu chuyện này, người nào đó đã “thông báo ngầm” thay vì trình bầy và giải thích luật lệ cho cặp vợ chồng trẻ này, hay chỉ họ nơi giúp đỡ.

    Không biết về OC, nhưng tui biết LA school dis. có chuyen viên giáo dục đặc biệt giúp các em này

    Buồn thay.

    Like

  8. ngoclan says:

    Chiều qua tui đã trở lại nhà này. Tuy nhiên, người mẹ đã đóng sầm cánh cửa sau khi đứng từ trong nhà nói vọng ra “không muốn nói chuyện với ai hết.” 😦
    Hơi “sốc”, bước chân trở ra nhưng rồi tui quay trở lại để tờ giấy mà tui đã viết sẵn vài dòng (vì nghĩ họ không có nhà), trong đó có số phone, vào thùng thư.
    Nói chuyện với một số người có liên quan, hiểu biết về cách chăm sóc đối với trẻ em bị tự kỷ, tui biết thêm một số điều. Họ tách mình ra như vầy thì làm sao tìm được sự giúp đỡ đây 😦

    Like

    • Toi Ke says:

      Tránh mọi người là một chuyện hiểu được, bỏ lại cái note offering help là good idea. Sẽ không làm gì được nếu họ không tin mình. Nhất là mình lại là báo chí. Tạo ra lòng tin thì phụ thuộc vào cái tâm và cường độ cá nhân thôi thúc mình đưa tay ra cho người ta nắm. Approach sự việc này với tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp không thôi thì khó mà qua khỏi hàng rào mistrust của gia đinh ngươi trong tình trạng bối rối vì họ nghĩ lả họ lo cho con họ với tất cả những gì họ làm được mà sao lại bị thưa ở tủ mất con cái.
      NL đang làm tốt nếu tiếp tục được thì càng ích lợi giúp dỡ cho một gia đình cần giúp, bị câm, có thể bị hiểu lầm tình ngay lý gian.

      Like

  9. Franklin Dac Nguyen says:

    Cộng đồng người MỸ, nói chung, sửng sốt . Cộng đồng người Việt bàng hoàng, buồn. Đặt mình Vào tình cảnh gia đình của anh chị nàY, chắc chắn sẽ Vô cùng bối rối, khó Xử Và không biết phải đương đầu Với sự lựa chọn nào khác hơn?

    Like

  10. Gia lum lon says:

    @Al
    Mua sẵn chai Bordeaux Superieur mà…..
    Ils se batant avec leur coeur 🙂

    Like

  11. Joe says:

    Bài mới của NL:

    Phụ huynh có con tự kỷ nói về vụ ‘nhốt con trong chuồng’
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=191169&zoneid=1#.U7eQs2K9KSM

    Là đọc giả, tui thấy bài bài hay và tui có vài cảm nhận sau.
    Bài viết cho tui cảm nhận bài viết cân bằng, cho người đọc thấy vấn đề từ nhiều góc độ. Thứ nhì, bài cho biết thêm thông tin chi tiết giúp cho người đọc biết thêm về cái khó khăn của chứng tự kỷ. Cuối cùng, những ý kiến trong bài và thông tin thực tê, chi tiết, sẽ giúp nhiều cho những người có như cầu trực tiếp cần tìm hiểu thêm về tự kỷ…
    Còm tới đây, tui chợt nhớ và thấy thấm thía câu người ta thường nói: Knowledge is power. Sức mạnh để giúp người chung quanh. Sức mạnh để giúp chính mình.

    Cám ơn NL viết bài này.

    Like

    • Gia lum lon says:

      Thực ra bài viết này rất khó viết, không những là một tiểu án nho nhỏ(thesis), mà còn là một lời kêu gọi đầy trách nhiệm, nhân bản, và một cái nhắn tin tình cờ hơn cả tình cờ.
      Mong là cái điện thoại sẽ reo(?)
      Một chút tươi mát của mùa hè nóng nực xứ Bolsa (?)

      Like

      • Toi Ke says:

        Nếu tôi là cha nội thiện nguyện viên của hội bác ái thì tôi đã tới liên lạc năn nỉ cho tôi giúp rồi. Tôi thuộc loại lội xuống hố kéo họ lên chứ không muốn đứng bên bờ vực nói xuống kêu tôi thì tôi giúp cho. Đã làm thiện nguyện mà còn đợi người cần giúp initiate the process. I am too much? Don’t you think?

        Like

        • Gia lum lon says:

          No, just your and my style , maybe he has legal restriction (?)

          Like

        • Tan Nguyen says:

          Trong một dịp tình cờ tui được biết và nói truyện với A.Quý Trần về bịnh tự kỷ. Đúng là anh ta có những giới hạn về luật lệ, nguyên tắc, & kỹ thuật mà anh phải theo.

          Like

          • Toi Ke says:

            Tôi tin chắc là có restriction gì đó như bác nói. Và tôi cũng thật sự kính trọng việc làm của bác thiện nguyện. Nhưng tôi nghĩ mình không advise hay hứa hẹn gì hết chỉ lắng nghe, chỉ nói là mình có biết nhiều gia đình có con em như vậy và chỉ muốn kể chuyện về họ làm sao nuôi em bệnh như vậy cho anh chị ấy nghe.

            Cái gì có thể là hạn chế với chỉ đứng trước cửa nói vọng vô nhà : “chị ơi, tôi chỉ là thiện nguyện viên của hội từ thiện aaa, tôi rất thông cảm với khó khăn cuả em nhỏ và gia đình chị, tôi để lại vài dòng và số phone của tôi trong hop thơ, chị gọi cho tôi nha. Ngày mai tôi trở lại nha. Anh chị bảo trọng nha”

            Tôi hiểu tình trạng pháp lý mà họ đang kẹt trong đó là first priority.,..nó hạn chế những chuyện giúp đở khác về cách/ thông tin về những phương tiện, dịch vụ y tế hiện hữu, giúp trị bịnh nuôi nấng đứa nhỏ.

            I just say I would approach ít differently…. Not just …. “if you don’t call me first, I will not make a move”. Instead, I would reach out to them first…. unless the police says ” stay out”.

            Like

            • Joe says:

              Đúng vậy 🙂
              Có lẻ social works nhiều lúc có restrictions bảo vệ người giúp cũng như người đuợc giúp
              Nhưng khi việc cần làm cũng có thể xăn tay áo và Workaround 🙂
              Chúc ACE ngày vui…

              Like

            • Tan Nguyen says:

              Theo sự nhìn nhận hạn hẹp của tui. Các cơ quan giúp đỡ trong mọi lãnh vực. cách làm việc của họ luôn đòi hỏi đương sự phải là người muốn đứng lên và đi tiếp thì họ mới giúp được. Chứ bản thân đương sự họ không cần sự giúp đỡ, họ không thấy họ bịnh, đang nghiện, đang sai thì khó mà giúp và đạt đến kết quả lắm. Chưa kể là họ sẽ turn around đá cho một cái là phiền.
              Tui thấy là các cơ quan thiện nguyện cũng đã cố gắng để reach out tới mọi người lắm. Nhưng bước đi đầu tiên, quan trọng vẫn thuộc về đương sự.

              Like

              • Joe says:

                Rất đồng ý.
                Bởi vậy, muốn làm người tốt trong xã hội cũng hổng phải chuyện dể há 🙂
                Chúc ACE còm ngày vui 🙂

                Like

              • Toi Ke says:

                Tôi nghĩ bác, tôi , GLL, Joe nói giống nhau.

                Không có ai làm gì được nếu người cần giúp phải đồng ý trước thì thiên hạ mới giúp được. Những gì bác nói là hợp lý và người làm việc thiện nguyện cần để ý để việc làm của mình được hiệu quả, không hại mình, không hại người vì những ràng buộc thực tế của luật pháp để bảo vệ tất cả mọi người, mà nhiều khi mình thấy và như là mấy bác trong còm khác nói là “rối răm cuộc đời”.

                Mình nói nhiều về vấn đề này rồi không cần phải đi xa hơn nữa. Tuy nhiên như bác thấy tôi cứ push hard về cái nôi dung của cuộc đối thoại này, chú trọng vô một sự việc bên lề, khác hơn với nội dung chánh mà NL muốn diển tả trong bài viết. Đó là cái kiểu cách (mentality?) mà người làm thiện nguyên viên approach công việc của mình, đúng hay sai, chắc chắn không quan trọng bằng cái thiện tâm và sự dấn thân nhiệt tình của họ để giúp người khác.

                Tôi thì cổ vỏ cho cái suy nghỉ thò tay ra trước, cật lực (agressive?) bằng đủ mọi cách để giúp (chắn chắn là phải trong giới hạn cho phép của luật pháp và sự tữ tế tối thiểu cần thiết phải có trong quan hệ giửa người và người) măc dầu có thể gặp sự bất hợp tác của người mà mình muốn giúp. Nhưng thái độ bất hợp pháp là một chuyện hiểu được và biết trước là nó có cơ hợi xảy ra rất lớn. Chỉ vì một điều đơn giản là chuyện này đã không xảy ra, nếu anh chị trong câu chuyện là người chũ động đi tìm sự giúp đở từ những người hay nguồn khác. Anh chị ấy đã tự mình tìm cách giài quyết bằng cách riêng của mình, trong điều kiện và sư hiểu biết riêng cùa mình. Họ thật sự đã hành đông ít nhiều giống như “tiêu chuẩn vàng được muốn” là phải tự mình biết lo cho mình trước, hạn chế nhận giúp đỡ từ người khác, chũ động … Vậy nó mới ra chuyện này khó khăn này.

                Cái tôi cổ xúy, nó khác với cách khác được áp dụng, là tôi không cần phone call để bắt tay vào việc. Là không đòi hỏi người đang bị kẹt (đối tượng của người thiện nguyện muốn giúp) phải sáng suốt, biết rõ ràng đâu là đúng sai tức thời, bỏ qua hay không coi sự thông cảm về cái tình cảm ” tang gia bối rối” của họ là môt yếu tố giải thích cái cứng cổ đẩy người muốn giúp mình ra. Cái đó là chưa kể tới có thễ là bản tính co rụt, không tin và tìm sự giúp đở của người ngoài mà dường như là lộ rỏ khá rỏ ràng trong trường hợp này. Tôi nghĩ là làm thiện nguyện thì tránh đi cái cư xử mặc dầu hợp lý, nhưng có thể bị thấy, như là một sự ban phát khá ngạo mạn, với điều kiện này nọ là người được giúp phải khôn khéo, biết đúng sai, chũ động làm việc với người khác…. Nếu nạn nhân mà giỏi như vây, có tiêu chuẩn như vậy thì có thể họ không cần giúp ngay lúc đầu. Cái đó mói là cái tôi muốn nói và cứ lải nhải tranh cải là : Hãy thông cảm nhiều hơn, đặt mình trong hoàn cảnh nạn nhân để tìm ra giải pháp thích hợp để công việc làm thiện nguyện của mình có hiệu quả hơn, không có tính ban phát, thật sự coi nạn nhân cần giúp trong tinh thần anh em đồng loại với tất cả mọi thiếu sót, lỗi lầm có thể thông cảm và hiểu được. Thật sư lôi họ ra khỏi cái hố sầu bi, đau khổ chứ không rề rà điều kiện, đông lạnh trong thũ tục hành động mà mình đề ra và có khả năng thay đổi. It is all about a proper attitude that what I am arguing about.

                Like

        • Joe says:

          Coi phim còn thấy luật sư workaround the law…
          Vậy thiện nguyện cũng có thể workaround?
          Hay là có nhiều vụ backfire?

          Like

          • Tan Nguyen says:

            Luật sư workaround với sự tin tưởng, giao phó của thân chủ. Trong câu chuyện này các thiện nguyện viên đang năn nỉ và rất cần sự tin tưởng đó.

            Like

  12. gia lum lon says:

    Đại khái như là đang đi máy bay, có người bị bệnh, nhân viên hãng máy bay yêu cầu hành khách nào là BS phụ giúp. Người BS “kinh nghiệm” sẽ “declare” : “tui là BS chuyên môn …… ông hay bà có bằng cho tui giúp đỡ trong hoàn cảnh này hay không? “, người bệnh nhân phải bằng lòng với nhân viên hãng máy bay làm nhân chứng, trước khi họ giúp.
    Cái rắc rối của xã hội 😛

    Like

  13. Toi Ke says:

    Repost cho dể đọc , cái original là dưới cái post của bác Tan Nguyen.

    Tôi nghĩ bác, tôi , GLL, Joe nói giống nhau.

    Không có ai làm gì được nếu người cần giúp phải đồng ý trước thì thiên hạ mới giúp được. Những gì bác nói là hợp lý và người làm việc thiện nguyện cần để ý để việc làm của mình được hiệu quả, không hại mình, không hại người vì những ràng buộc thực tế của luật pháp để bảo vệ tất cả mọi người, mà nhiều khi mình thấy và như là mấy bác trong còm khác nói là “rối răm cuộc đời”.

    Mình nói nhiều về vấn đề này rồi không cần phải đi xa hơn nữa. Tuy nhiên như bác thấy tôi cứ push hard về cái nôi dung của cuộc đối thoại này, chú trọng vô một sự việc bên lề, khác hơn với nội dung chánh mà NL muốn diển tả trong bài viết. Đó là cái kiểu cách (mentality?) mà người làm thiện nguyên viên approach công việc của mình, đúng hay sai, chắc chắn không quan trọng bằng cái thiện tâm và sự dấn thân nhiệt tình của họ để giúp người khác.

    Tôi thì cổ vỏ cho cái suy nghỉ thò tay ra trước, cật lực (agressive?) bằng đủ mọi cách để giúp (chắn chắn là phải trong giới hạn cho phép của luật pháp và sự tữ tế tối thiểu cần thiết phải có trong quan hệ giửa người và người) măc dầu có thể gặp sự bất hợp tác của người mà mình muốn giúp. Nhưng thái độ bất hợp pháp là một chuyện hiểu được và biết trước là nó có cơ hợi xảy ra rất lớn. Chỉ vì một điều đơn giản là chuyện này đã không xảy ra, nếu anh chị trong câu chuyện là người chũ động đi tìm sự giúp đở từ những người hay nguồn khác. Anh chị ấy đã tự mình tìm cách giài quyết bằng cách riêng của mình, trong điều kiện và sư hiểu biết riêng cùa mình. Họ thật sự đã hành đông ít nhiều giống như “tiêu chuẩn vàng được muốn” là phải tự mình biết lo cho mình trước, hạn chế nhận giúp đỡ từ người khác, chũ động … Vậy nó mới ra chuyện này khó khăn này.

    Cái tôi cổ xúy, nó khác với cách khác được áp dụng, là tôi không cần phone call để bắt tay vào việc. Là không đòi hỏi người đang bị kẹt (đối tượng của người thiện nguyện muốn giúp) phải sáng suốt, biết rõ ràng đâu là đúng sai tức thời, bỏ qua hay không coi sự thông cảm về cái tình cảm ” tang gia bối rối” của họ là môt yếu tố giải thích cái cứng cổ đẩy người muốn giúp mình ra. Cái đó là chưa kể tới có thễ là bản tính co rụt, không tin và tìm sự giúp đở của người ngoài mà dường như là lộ rỏ khá rỏ ràng trong trường hợp này. Tôi nghĩ là làm thiện nguyện thì tránh đi cái cư xử mặc dầu hợp lý, nhưng có thể bị thấy, như là một sự ban phát khá ngạo mạn, với điều kiện này nọ là người được giúp phải khôn khéo, biết đúng sai, chũ động làm việc với người khác…. Nếu nạn nhân mà giỏi như vây, có tiêu chuẩn như vậy thì có thể họ không cần giúp ngay lúc đầu. Cái đó mói là cái tôi muốn nói và cứ lải nhải tranh cải là : Hãy thông cảm nhiều hơn, đặt mình trong hoàn cảnh nạn nhân để tìm ra giải pháp thích hợp để công việc làm thiện nguyện của mình có hiệu quả hơn, không có tính ban phát, thật sự coi nạn nhân cần giúp trong tinh thần anh em đồng loại với tất cả mọi thiếu sót, lỗi lầm có thể thông cảm và hiểu được. Thật sư lôi họ ra khỏi cái hố sầu bi, đau khổ chứ không rề rà điều kiện, đông lạnh trong thũ tục hành động mà mình đề ra và có khả năng thay đổi. It is all about a proper attitude that what I am arguing about.

    Like

    • Gia lum lon says:

      Proactive attitude, thinking out of the box and some risk tolerance 🙂
      ( basic principles but………. Như bác nói “Knowledge is power”)

      Like

    • Tan Nguyen says:

      Cám ơn Anh Toi Ke đã giải thích thêm, cũng như là mang cái com ra ngoài cho mọi người dễ đọc.
      Thực sự là đã hiểu ý Anh từ đầu rồi, nhưng chỉ muốn đưa ra một cái nhìn khác đi một chút để bàn luận cho thêm sôi nổi 🙂 . Ở khía cạnh nào đó, người cần được giúp, hay người muốn giúp đều có những khó khăn và rắc rối.

      Like

  14. Gia lum lon says:

    Bớ cô chủ blog, qua đề tài mới please, chẳng hạn nói về “nhà mới”, “bồ mới” 🙂
    Khà khà

    Like

Leave a comment