Ysa Lê, người phụ nữ nhận giải “Service Award 2012” của trường USC

 

‘Tình bạn là phần thưởng, VAALA Village là ước mơ’

 

Ngọc Lan/Người Việt

 

WESTMINSTER (NV).- Ysa Lê là một trong bốn người Châu Á được trường Đại Học USC chọn trao giải thưởng “USC Asian Pacific Alumni Assocaiation 2012” vào ngày Thứ Năm 22 tháng 3.

Tuy nhiên, trong lúc 3 người kia được nhận giải thưởng vì những đóng góp xuất sắc của họ theo đúng ngành mà họ được đào tạo tại trường USC, thì Ysa Lê, tốt nghiệp ngành Dược tại USC năm 1994, đang làm dược sĩ cho  St. Joseph Home Care Pharmacy, lại được nhận phần thưởng “Service Award” cho những đóng góp của cô trong lãnh vực văn học nghệ thuật, thông qua Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ, thường gọi tắt là VAALA.

***

Từ nhiều năm qua, hình ảnh một cô gái nhỏ nhắn, có giọng nói nhẹ nhàng, nhưng đủ sức “buộc chặt” người nghe xuất hiện thường xuyên qua các hoạt động của Hội VAALA từ ra mắt sách, Vẽ Trung Thu, theo dõi các lớp cải lương, hát bội, đến những hoạt động tầm cỡ hơn như Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (ViFF), những cuộc triển lãm F.O.B I, F.O.B. II, Ẩn Dụ Nhiệm Màu (Marvelous Metaphors) hay Đời Sống Tuần Hoàn (Cycles of Life), chương trình kịch “Finding Home”… đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người Mỹ gốc Việt tại đây. Để gần như khi nhắc đến VAALA là người ta lại nhắc đến Ysa, như thể tên chị và tổ chức bất vụ lợi này đã là một, gắn bó, không rời.

 Hành trình đến với VAALA (Vietnamese American Arts and Letters Association)

“Tôi bắt đầu đến làm việc cho VAALA từ năm 2000, một năm sau khi bố tôi mất, như một cách tôi muốn tưởng nhớ đến bố tôi, muốn đi tìm hiểu những điều bố tôi đã làm.” Ysa bắt đầu câu chuyện.

Bố Ysa, nhà báo Lê Đình Điểu, là một trong những người sáng lập nên tổ chức VAALA.

“Làm cho VAALA” tức là làm thiện nguyện, tuy nhiên, trong suốt cuộc trò chuyện, chưa một lần Ysa nhắc đến điều này. Người nghe chỉ thấy chị nói về VAALA, về những dự án, những ước mơ, như một công việc thực thụ của một người đam mê và hết lòng với nó.

Suy nghĩ ban đầu là “chỉ làm thử hai năm,” vậy mà thoắt cái, nhìn lại đã 12 năm.

Bước chân vào VAALA, Ysa khi đó là người trẻ nhất và cũng là một trong số hiếm hoi những phụ nữ có mặt trong ban điều hành của VAALA. Cũng chập chững đi từ kinh nghiệm của những lần ra mắt sách, cùng tổ chức các cuộc thi Vẽ Thiếu Nhi Trung Thu, đến năm 2001, Ysa làm được cú ngoạn mục đầu tiên khi tổ chức thành công buổi biểu diễn của nghệ sĩ piano nổi tiếng thế giới Đặng Thái Sơn tại nhà hát La Mirada.

Hết biểu diễn văn nghệ, Ysa được sự tiếp sức của Trâm Lê, cũng là một người trẻ, lại bắt tay vào thực hiện cuộc triển lãm mang tên F.O.B I. ở năm 2002, nhằm để thế hệ 1.5 và thế hệ thứ 2 sinh ra tại đây nói lên được “căn cước, cá tính” của thế hệ mình. Cuộc triển lãm này qui tụ được nhiều nghệ sĩ tuổi dưới 40 ở nhiều lãnh vực khác nhau như phim ảnh, điêu khắc, hội họa, trình diễn,… cùng tham gia.

“Cứ vậy hết dự án này đến dự án khác, mình quen thêm người này, biết thêm người kia, để làm thêm nhiều điều cho cộng đồng.” Ysa cho biết.

Tham dự và thích thú trước những gì VAALA làm được, hội Văn Hóa và Ngôn Ngữ Việt Nam (VNLC) của trường đại học UCLA cùng hợp tác với VAALA thực hiện những cuộc Hội Luận Điện Ảnh, và khai sinh ra Đại Hội Điện Ảnh Phim Việt Nam Quốc Tế (FiFF) mà đến nay, tầm vóc của nó không chỉ còn giới hạn trong đất nước Hoa Kỳ.

Vài năm sau khi có mặt của Ysa Lê, những bậc cha chú trong hội đồng quản trị VAALA bắt đầu rút lui, nhường lại cho thế hệ trẻ. Và tự lúc nào, “Ysa Lê đã trở thành đầu tàu cho những người trẻ,” như lời họa sĩ Ann Phong, một trong những người có mặt ở VAALA từ thời kỳ đầu, nhận xét.

 Những tâm tình làm việc cùng VAALA

Nói chuyện về VAALA, người nghe có cảm giác rằng người dược sĩ đang làm việc cho  St. Joseph Home Care Pharmacy này có thể nói mãi không dứt. Những ấp ủ, những dự định, những trăn trở của Ysa đối với VAALA, nơi chuyên đứng ra nuôi dưỡng và vun xới cho môi trường nghệ thuật của người Mỹ gốc Việt tại đây, dường như đã đi vào hơi thở và máu thịt Ysa.

Tôi hỏi, “Buông công việc của một dược sĩ ra, toàn bộ tâm trí chị dành hết cho VAALA. Vậy có khi nào chị cảm thấy mệt mỏi về điều đó không?”

Chị cười, “Có chứ! Có oải chứ! Nhiều lúc mình thấy sao mệt quá! Sao mà công việc cứ quay cuồng, thì giờ đi đâu hết trơn, phải lấy cả ngày vacation ra để làm nữa!”

Nhưng để chỉ ra “oải cái gì” và “những lúc đó có muốn từ bỏ công việc không tiền mà lại tốn sức này không” thì chị lắc đầu ngay, “Ngay cả lúc sóng gió nhất của VAALA là khi xảy ra cuộc tranh cãi trong cộng đồng về cuộc triển lãm F.O.B II năm 2009, mình cũng chưa hề muốn bỏ cuộc.”

“Thực sự mình oải là khi phải đi tìm trụ sở cho VAALA và một số công việc hành chánh, nhưng đây là những công việc phải làm để những dự án sinh động, vui hơn, hấp dẫn hơn được tiến hành. Như hiện nay là đang oải vì VAALA đang phải tìm một địa điểm mới do chủ của building cần mở rộng chi nhánh business của họ. Cuộc hành trình vẫn còn dài” Người giám đốc điều hành của VAALA chia sẻ thêm.

Trả lời câu hỏi, “12 năm gắn bó với VAALA, chị nghĩ điều thành công nhất của chị là gì?”, Ysa suy ngẫm:

“Mình nghĩ thành công lớn nhất của mình là lôi cuốn được giới trẻ hơn mình tham gia vào công việc. Nếu không có những bạn trẻ đó, tôi không thể đi tiếp được.”

“Sự lôi cuốn đó xuất phát từ chính bản thân Ysa hay từ điều gì?” Tôi thắc mắc.

“Mình nghĩ là từ những dự án và từ những người làm việc trong dự án đó khiến mọi người thích thú muốn tham gia vào.” Ysa đáp.

Trong khi đó, nói về tấm lòng và niềm đam mê, dấn thân của Ysa Lê đối với VAALA, họa sĩ Ann Phong nhận xét:

“Tôi là một họa sĩ, tôi tham dự vào VAALA cũng là vì có một cái gì đó tốt cho cá nhân, cho nghề nghiệp của tôi. Trong khi đó, Ysa không phải là họa sĩ, không phải nhà văn, không phải là nhạc sĩ, không phải gì hết trong lãnh vực văn họa nghệ thuật, cổ là một dược sĩ. Vậy mà Ysa sẵn sàng bỏ thời gian ra, bỏ cả tấm lòng, nhiệt huyết ra để làm một điều gì đó cho cộng đồng. Đó là cái hay của Ysa. Khi Ysa bước chân vào sinh hoạt cộng đồng, Ysa còn trẻ lắm, sự quen biết cũng không nhiều nhưng mà cổ không lùi bước, cổ vẫn làm, những điều đó khiến tôi cảm động, những người khác cũng cảm động và họ sẵn sàng giúp cho VAALA đến ngày hôm nay.”

Nhìn người phụ nữ trẻ có gương mặt cương nghị đầy cá tính, tôi hỏi:

“Tất cả tâm sức dành cho VAALA, vậy ngược lại, chị nhận được điều gì từ VAALA?”

“Được rất nhiều!” Chị nói không chần chừ. “Tôi học hỏi rất nhiều từ những nghệ sĩ mà tôi có dịp làm việc chung.  Sự đam mê, tài năng, và niềm khao khát hoàn thành tác phẩm của họ luôn là động lực thúc đẩy tôi hoạt động. Tôi cũng học hỏi được rất nhiều từ khán giả. Cuộc sống của tôi, một dược sĩ đi làm 8 tiếng một ngày, trở nên phong phú hơn rất nhiều với những sinh hoạt nghệ thuật!”

“Và trên hết,” chị nói tiếp, “Tôi đã có được tình bạn qua những sinh hoạt của VAALA, cho dù những dự án qua đi. Đó là điều tôi được nhiều nhất.”

Ước mơ cho VAALA

Hỏi cảm tưởng Ysa như thế nào khi là người được trường đại học nổi tiếng như USC chọn trao giải thưởng “Service Award” lần này, chị nói một cách ngắn gọn:

“Ngoài sự bất ngờ và cảm thấy vui, tôi nghĩ đây là kết quả của sự hỗ trợ liên tục của gia đình, bạn bè, và những người tin tưởng vào đường hướng hoạt động của VAALA trong suốt nhiều năm qua. Xin được tri ân tất cả những người này.”

Thế nhưng khi hỏi, “Chị có ước mơ gì cho tương lai?” câu trả lời Ysa bật ngay ra liền cũng lại là ước mơ cho VAALA.

Chị nói về ước mơ của mình trong nụ cười rạng rỡ:

“Tôi muốn có mộtVAALAVillage. Nơi đó có rạp chiếu phim, có nơi triển lãm tranh, có một thư viện, có quán cà phê nho nhỏ, có nơi diễn kịch…”

“Sau khi ‘VAALAVillage’ thành hình, tôi hy vọng được làm một khán giả ‘thường trực”, đến xem phim, xem kịch, triển lãm,… tại đây. Và có thể xin một chân volunteer soát vé. Tôi không giỡn đâu! Có một lần VAALA tổ chức trình diễn, Ysa làm MC, mình đang bận bù đầu, lại thêm nhiều sự trục trặc bất ngờ vào phút cuối, khiến mình “sôi” lên. Nhưng khi bước vào sảnh đường, được chào đón bởi những người volunteers lớn tuổi của rạpLa Mirada, tự nhiên sự tươi cười, niềm nở của họ làm mình dịu lại và cảm thấy mọi thứ sẽ đâu vào đấy. Hy vọng sau này mình cũng làm được như mấy người volunteers này!” Chị bay bổng với giấc mơ của mình.

Chưa hết, Ysa có thêm một ước mơ nữa là “sau này VAALA xin được grant đủ để muốn một Executive Director full time hoặc part time, điều hành VAALA. Người này phải là một chuyên viên viết grant và có background kinh nghiệm về việc điều hành một hội bất vụ lợi chuyên về nghệ thuật. Mình thì vẫn gắn bó với VAALA trong bất cứ nhiệm vụ/chức vụ nào khác.”

Ysa Lê kết thúc buổi chuyện trò khi đêm đã khuya bằng tâm sự:

“Tôi rất thích truyện ngắn Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc. Ở đất Hoa Kỳ này, tôi nghĩ thế hệ thân phụ tôi là cây mắm, thế hệ 1.5 của tôi là cây tràm, thế hệ sau này mới là xoài, mít, ổi ngon lành, nếu mình chịu khó vun trồng. Tôi tâm đắc với lời phát biểu của họa sĩ Ann Phong, chủ tịch hội đồng quản trị của VAALA, trong buổi khai mạc cuộc triển lãm Marvelous Metaphors: “Khi một cộng đồng bạn nhìn vào cộng đồng mình, người ta không để ý nhiều về cái vòng kim cương mình đeo trên tay, hay cái xe mình chạy, mà người ra sẽ xem trình độ văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng của mình có gì để họ thưởng thức và chiêm ngưỡng.”

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Chuyện nghề. Bookmark the permalink.

64 Responses to Ysa Lê, người phụ nữ nhận giải “Service Award 2012” của trường USC

  1. Già lụm lon says:

    A Kudo for respected Pharm D
    Regards

    Like

    • ken zip says:

      mới thấy no coment, bây giớ thấy Mr. LNĐ rồi. Mới đọc xong, hết giờ để 8 rồi. chiều dìa tính. bye nha ông anh

      Like

  2. Bạn Đọc Blog Người Việt says:

    Tui thấy đất Mỹ là nơi có nhiều cơ hội học hỏi cũng như để phát triển tài năng, nhiều hơn hẳn các quốc gia lớn khác.
    Ở Mỹ là đất “dụng võ” đối với những ai có ý chí cầu tiến, vươn lên !

    Like

  3. Jo says:

    Mình cảm nhận được tấm lòng đầy nhiệt tình của cô Ysa. Nhiều khi đọc một bài viết, hay khi phỏng vấn người ta? Thì người đối diện có thể energize/truyền lửa cho người đọc (và người phỏng Vấn?). Chị NL Viết rất thấm thía câu chuyện Ysa. Thanks!!!

    Like

    • ngoclan says:

      Hehehe, câu hỏi nào đụng đến nghề nghiệp là hình như chạm vô “dây nói” của NL liền 😛

      -Sợ nhất là khi đi phỏng vấn người khác trong 1 tâm trạng uể oải hay đang bị bực mình chuyện gì đó.
      -Kế nữa là mình sẽ cảm thấy ăn năn khi mình biết câu chuyện của nhân vật đó hay mà mình viết làm sao để người đọc chẳng thấy có gì là hấp dẫn.
      -Cuối cùng, hhehehe, người có nhiều chuyện để viết, như Ysa, đối với mình cũng là một thách thức, tại phải bị bối rối trong việc nên chọn cái gì, bỏ cái gì, cho nó có vẻ tròn trịa trong vòng 2000 chữ 😛

      Thank you Jo.

      Like

      • Độc-giả Texas says:

        NL có bắt tức cười khi đọc cái còm của Ngao về chuyện làm phóng viên trong bài Cô Giáo hông dzậy? he he!

        Like

        • ngoclan says:

          À, NL nhớ cái còm đó rồi. Không có mắc cười, lu bu quá nên còm sót.
          Để lát qua đó rì còm sẽ nói cho Ngao nghe 😛

          Like

  4. Độc-giả Texas says:

    Tiền là phương tiện cần-thiết của đời sống. Ở đây Ngao không nói đến vấn-đề kinh-doanh, mà chỉ đời sống hàng ngày.
    – Muốn giúp ai cũng phải cần có tiền. “Của ít lòng nhiều”, nhưng có tiền nhiều một chút thì mình giúp được nhiều người và làm được nhiều chuyện cho họ hơn.
    – Gia-đình cũng phải cần có tiền. Khi mới yêu nhau thì tặng nhau 1 đoá hoa cũng đủ cảm-động rồi ( hoặc như quý-vị cha chú thời xưa ở VN, ngắt 1 chùm hoa dại bên đường tặng nàng), nhưng khi thành gia-đình, mình cũng cần có tiền để tạo dựng đời sống. Ít tiền thì cũng có thể okay, nhưng có rộng rãi chút đưa gia đình đi chơi, ăn uống, sắm sửa thì cũng vui hơn.

    Ngao rất cảm phục những người làm việc thiện-nguyện (không ăn lương) để thực-hiện ước mơ của người thân hay của chính mình. Và lại càng cảm-phục người vợ hay chồng của họ hơn nữa.
    ===========
    Chúc NL, Sư-phụ, chị Đoan, anh Đạt&Xem, Ốc Hến cùng toàn thể còm sĩ một ngày vui!

    Like

  5. Già lụm lon says:

    Tui không đuọc biết nhiều về Ysa, nhưng có nhiều dịp 8 với volunteers ở Miarada theatre khi đi nghe nhạc thính phòng .
    8 vói họ về đơi sống, về chuyện hưu, tai sao họ thích làm tình nguyên viên xoát vé, chỉ chỗ người, nhắc khéo khán giả vn thích ru` rì khi ban nhạc đang chơi những điệu nhạc trầm bổng . Có 1 bà cụ người Mỹ, nói với tui rằng, mang đuọc nụ cười cho khán giả là phần thuởng quí giá nhất đối vói bà trong chức tình nguyên viên
    Tui xin biếu co^ Ysa nụ cười méo mó vì hăng rết của thế hệ đàn anh
    Cheers

    Like

  6. Già lụm lon says:

    Miarada= Mirada

    Like

    • ngoclan says:

      NL chỉ nhớ lần đến La Mirada làm phóng sự về buổi trình diễn của ĐVH.
      Bên ngoài thì dàn người biểu tình.
      Trước rạp thì một hàng police
      Trong hậu trường thì US Marshals protect cho ĐVH như một “yếu nhân”
      Đứng sau sân khấu, chính kiến cảnh những người làm nhiệm vụ bảo vệ đặc biệt này làm việc, cứ như đang coi phin 😛

      Like

  7. Vo Danh says:

    Nhìn hình cô Ysa cứ tưởng là thân mẩu của cô Tôi là học trò củ của mẹ cô ở lớp Anh Văn Hội Việt Mỷ, số 55 Mạc Đĩnh Chi, Saigon hồi xa xưa. Xin cho tôi gửi lời thăm đến cô giáo củ và kính chúc cô giáo nhiều sức khỏe

    Like

  8. Van Nguyen says:

    Hến xin tổng chào buổi sáng chào bà con cô bác! 🙂
    Đối với những người bỏ tiền, bỏ công, bỏ giờ ra để làm thiện nguyện hay giúp đỡ một ai đó, Hến ngưỡng mộ lắm. Và Hến cũng nghĩ như Ngao, Hến cảm-phục người vợ/chồng và gia đình của họ. Hến nghĩ một người muốn làm thiện nguyện phải được sự đồng cảm từ phía gia đình thì mới có thể hoàn thành được ước mơ, còn không thì khó vô cùng. Thí dụ như trong một gia đình, có một nguời muốn tham gia công tác thiện nguyện hay muốn đóng góp một chút tiền để giúp ai đó, mà những người khác thì cứ ‘Việc nhà không lo đi lo chuỵện bao đồng’, hoặc là ‘ăn cơm nhà lo chuyện ngoài đường’, hay ‘tiền dư hay sao mà đem cho người khác’ chắng hạn, thì kể như thôi rồi, có lòng cũng chẳng làm gì được. Chỉ có nước chờ đến khi đi bán muối thì hiến bộ lòng cho nhà thương thôi! 😦

    Like

    • ngoclan says:

      Tui ký hiến không chỉ bộ đồ lòng mà everything từ lâu rồi, sau lần đi dự một buổi gặp gỡ giữa thân nhân những người cho và người được nhận các cơ phận.
      Hiện tại chỉ hơi băn khoăn 1 chút là có người cứ đòi lấy tim tui thảy vô nồi cháo lòng, nên cứ phải lo canh chừng 😛

      Like

    • Van Nguyen says:

      Nói chuyện hiến nội tạng sau khi chết
      Cô gái: em sẽ hiến nội tạng của mình sau khi chết
      Chàng trai: không được!
      Cô gái: tại sao?
      Chàng trai: anh muốn kiếp sau em vẫn là người yêu của anh!
      Cô gái: ????
      Chàng trai: nếu em hiến nội tạng, khi em đầu thai, em hỏng có bộ đồ lòng!

      Like

      • ngoclan says:

        hehehe, nói chuyện này mới lại nhớ đến vụ này, sẵn đây hỏi luôn, ai biết trả lời dùm, chứ tui chưa có thời gian tìm hiểu 😛
        Số là có 1 lần NL viết 1 bài liên quan đến chuyện hiến các cơ phận trên người sau khi mình qua đời.
        Không biết bài đó có tác dụng thế nào mà ngay sau đó NL nhận được mấy điện thoại của bạn bè nói rằng họ cũng muốn hiến cơ phận sau khi chết.
        Tuy nhiên, trong đó có 1 chị hỏi:
        -Mà Lan ơi, mình chỉ thắc mắc là nếu cho hết trơn rồi thì lúc làm đám ma làm sao? Đám ma thông thường người ta sẽ đi viếng quanh quan tài để nhìn người chết lần cuối. Còn khi mình cho hết, từ da vô trong rồi thì nhìn ra làm sao?”
        Tui cũng hỏng biết làm sao luôn! Lúc đó chỉ nói bừa, “Khi đó bà chết rồi bà còn thắc mắc làm chi!”

        Like

      • Van Nguyen says:

        Ra chợ ABC mua con gà đi bộ, dem dìa lột da, mổ bụng, lấy hêt ruột gan phèo phổi, rửa sạch, chụp tấm hình, gởi cho chị đó, với lời đính kèm, “nhìn giống giống như vậy nè!’ hehe!
        Chết còn sợ xấu, y như Hến! Bởi dị Hến chỉ cho phần bên trong, bên ngoài để yên! hehe!

        Like

  9. Hương DJango says:

    Thì sẽ không View đươc, mà chỉ tổ chức giống tập tục của dân Do Thái hay Việt Nam … cũ của mình là chỉ có hàng nến trên nắp áo quan đã đươc đóng kín mít mà thôi!
    Nhưng theo tui biết, nếu đã hiến rồi, nghĩa là một đi không trở lại, những nhà nghiên cứu khoa học sẽ xù luôn, chứ mong gì….mà thương với tiếc!
    Hu! Hu!

    Like

  10. doan says:

    đồng ý với Ngao và Hến , tui cũng phục hết sức gia đình của những người làm thiện nguyện, lúc còn độc thân là cha/ mẹ, anh em ,lúc “có đôi có đũa” là người chồng/ vợ, con cái..Cái này “nói thiệt chứ hông nói láo”, tui có đứa con gái năm nay gần 16 tuổi, nó thích tham gia vào những chương trình y tế để support cho những người bị cancer, tiểu đường, hoặc giúp đỡ những đứa trẻ thiểu năng v.v. Nhiệm vụ của tui chỉ là đưa, đón, vậy mà có nhiều khi tui cũng “oải” gì đâu. Chẳng lẽ, con cái đi làm những chuyện có ích như vậy mà mình can ngăn? may mà, thằng nhỏ chưa “xông trận”, má nó mới còn “nguyên vẹn hình hài”, chứ chết sớm thì đâu còn cơ hội được anh Già chích steroid vào lưng cho mỗi 3 tháng 🙂

    Like

    • Già lụm lon says:

      @D
      Không dám preach the preacher, nhưng 8 cho vui nhá ?? Đâu có thể chich steroid hoài cả đời, shrinking nerve for ever is not the permanent fix(?)
      1- Có low back ecercise mỗi ngày không? (press up, super woman, standing back ext, single knee to chess etc). Kundalini yoga is another option . Lumb bar ex . is good too
      2- Under water ex. is highly recommend
      3- Hay là chờ cô con gai học medecine xong chọn Neurological Surgery (17-19yrs nua) , sẽ mổ cho Mom(thay vì cut và nối lại băng SS, sẽ xài KT9999, giống như nối vòng tay cẩm thạch bể, nứt bằng vàng đó, so cute )
      Take care and enjoy life until the last drop

      Like

  11. doan says:

    Sao Già đoán hay quá ha, con bé không mong làm bác sĩ mổ mà chỉ mơ làm bác sĩ về vật lý trị liệu để trị bịnh cho mom 🙂

    Like

    • Già lụm lon says:

      @D
      Tui ngồi đeo kiếng đen, bói bài, coi chỉ tay, vói cái lon trên vỉa hè PLT vài chục năm rui D ui

      Like

      • ngoclan says:

        Hôm trước ra đó thấy ông thầy bói đeo kiếng đen, chìa tay nhờ ổng coi. Ổng nói tay xấu quá, đuổi về.
        Giờ mới biết thì ra đó là Già.

        Like

  12. Hương DJango says:

    Tui quên còm rõ là theo tìm hiểu của tui, các khoa học gia sẽ không trả lại xác vô thừa nhận, còn người có thân nhân thì xác vẫn đươc trả về, ( Sau khi lấy bô phân đã hiến, sẽ có những người làm công viêc khâu vá để trả xác lai cho gia đình). Tuy nhiên, chắc vẫn phải làm đám tang theo cách Do Thái, đóng nắp kín mít, chứ không cách gì View đươc.

    Like

    • Van Nguyen says:

      ‘Sau khi lấy bô phân đã hiến’ ????
      Bộ xin cái này dìa làm phân bón hả ta!!!
      🙂

      Like

      • Già lụm lon says:

        Xương rồng cần phân bón?(ít khi thây VN không nói chuyện đồ ăn)
        buoi chieu vui

        Like

      • Van Nguyen says:

        Lần này là ‘đồ ăn’ cho cây! mà chắc cũng hỏng có cây nào dám ăn ‘đồ ăn’ này hết trơn! hehe!
        bác Già cũng vui nghe! còn hơn 1 tuần nữa là dìa rồi hé! 🙂

        Like

  13. dat diep says:

    “Mình nghĩ thành công lớn nhất của mình là lôi cuốn được giới trẻ hơn mình tham gia vào công việc. Nếu không có những bạn trẻ đó, tôi không thể đi tiếp được.”(trích)
    ..Tui nhớ khi tới trại tị nạn Bataan tại Philippines,tui và bà chị được một gia đình quen ra đón và kéo về ở chung tại vùng 5(trại có 10 vùng,nếu có sai xin điều chỉnh dùm vì củng gần 30 năm rồi).Mổi vùng có 10 dãy nhà mà ở đây gọi là building,mỗi dãy là 10 căn.Tui ỡ trong building đầu tiên từ 501 tới 510 và mỗi vùng có một khu nhà tắm và toilets.Tại đây mỗi ngày từ 4 pm tới 8 pm thì mới có nước cho sinh hoạt vì thế mới lần có nước thì ra tắm giặt và lấy nước về nấu nướng và cho các phụ nử trong nhà tắm .Nhà tui ở chỉ có 2 thanh niên còn lại là một ông già,một đứa bé 5 tuổi và 5 người phụ nử nên tui và anh chàng kia phải đi xách nước về đổ vào mấy thùng phuy cho mấy bà tắm và nấu nướng.Từ chổ lấy nước về nhà không xa nhưng trơn trợt vì lượng nước từ các thùng xách đổ ra làm mặt đất nhầy nhụa ,trơn trơt,không ít lần phải té và trở lại đứng xắp hàng lấy nước lại. Trong building tui ở có một ông người Hoa,ông này trước đây làm chủ một quán ăn tên Bình Dân tại Đà Nẵng và rất giàu.Gia đình ông này không lệ thuộc vào thực phẩm cung cấp hàng ngày ở trại mà thường ra chợ tự mua về nấu.Một buổi sáng tui thấy ông xách 2 thùng đá sõi và trải trên đoạn đường mọi người thường xách nước,Ông không cần làm như vậy vì nhà ông ở sát bên chổ lấy nước,tui nêu thắc mắc như vậy.ổng chỉ cười và nói thấy người ta té hoài nên muốn làm 1 chút gì và như thế ông cứ mỗi ngày nhiều lần ,mỗi lần 1 ít sõi cứ cặm cụi trãi từng lớp sõi trên đoạn đường đó.Tui thấy khó chịu nên mổi lần thấy ông đi lấy sõi thì củng phải xách theo 2 thùng,lần mò xuống triền đồi ở hai bên trại nhặt sõi và mang về trãi.Lúc đầu nhiều người ở trong building nói “Ơi,hơi đâu mà quởn làm ba cái chuyện ruồi bu,ở đây có mà lâu nhất chỉ 6 tháng thôi ,tại sao phải đào giếng cho người khác uống ” Thấy ông chĩ mĩm cười và tiếp tục công việc của mình ,để ngoài tai mọi đàm tiếu,ông và tui vẫn tiếp tục.Và không lâu,số thanh niên trong trại tham gia mỗi ngày một nhiều thay vì lúc đầu chỉ tính trãi một đoạn ngắn vừa đủ cho hai người xách nước nhưng sau này là cả một sân lớn bằng phẳng trãi đầy sỏi ,rất tiện cho số đông người cùng lấy nước một lượt.Có ai ỡ vùng 5 tại Bataan vào cuối năm 1984 có thể biết chuyện này.
    Việc cô Ysa đang làm làm là trãi một lớp sõi ,mỗi ngày một ít và là một motivation cho những người đi sau mỗi người một tay không chỉ là một con đường đá sõi nữa mà là một nhưa thênh thang cho thế hệ kế tiếp.

    Like

    • ngoclan says:

      @Đạt:
      Phải lúc đó anh Đạt ở Letung hay Air Raya thì đỡ cho NL biết mấy, lúc về đó viết bài về trại tị nạn không phải lội sình 😛

      Cám ơn câu chuyện của anh Đạt.

      Like

      • dat diep says:

        Nhờ lội sình mà biết thêm 2 đia danh của Indonesia củng xứng đáng.he..he

        Like

        • ngoclan says:

          hehehe, biết nhiều hơn 2 địa danh, nhưng làm biếng viết hết 😛
          Chưa bao giờ em đi một chuyến công tác bụi đời như lần đó 😛

          Like

  14. Già lụm lon says:

    Simple but touching, thanks anh DD

    Like

  15. Van Nguyen says:

    Câu chuyện có ý nghĩa lắm, thanks anh Đạt!
    Hôm qua lên blog có chút xíu nên bữa nay viết bù hé! hehe!

    Like

    • Trùm Sò says:

      Ừm, câu chuyện anh Đạt kể có ý nghĩa và nghe tới lắm. Mà ở bên trên
      Hến nói làm từ thiện tất cả cơ quan bên trong người nghe cũng cảm
      động quá xá. Nói nhỏ với Hến nghe: Trùm Sò đề nghị làm từ thiện
      thì làm từ thiện, nhưng cái ruột già với cái phao câu phải giữ lại nghe,
      không có 2 cái đó thì cái bô tụi tặng Hến không có chỗ sử dụng,
      uổng công tui tặng lắm lắm …

      Like

  16. Độc-giả Texas says:

    Cám ơn anh Đạt! Thật là xúc-động! Quả là văn-sĩ. Anh Đạt ( và Ốc) Không viết thì thôi, mà viết là viết dài và văn hoa bóng bảy chứ không như Ngao, bùm bùm bùm vài điểm là xong. he he!

    Người nghèo thì dễ thông cảm cái khó của kẻ khác, lại còn kênh-kiệu ra vẻ ta đây hồi xưa thế này thế nọ hoặc lập bè lập phái. Vậy mà ông người hoa giàu có này lại đích thân đi hốt sỏi trải đường cho người khác đi. Việc làm này vừa giúp cho mọi ngưòi đi khỏi té vừa tốt cho sức khỏe của ông nữa. Nếu ngồi không mà đợi ngày được đi định-cư thì chắc là chán nản lắm.

    Like

  17. Franklin Dac Nguyen says:

    Nhắc đến tên Ysa Lê tôi liên tưởng đến thân phụ cô Ysa là bác Y Dịch, Lê Đình Điểu. Một người suốt cuộc đời luôn tận tụy với ngôn ngữ Việt và người Việt. Một người mà sự ra đi của ông là một niềm tiếc nuối cho cả một thế hệ của chúng ta. Từng là chủ bút tờ báo Người Việt, chủ nhiệm báo Thế Kỷ 21, chủ nhiệm đài Radio VNCR thời bấy giờ. Ông đã có công giúp các bạn trẻ Việt ngồi lại với chung qua những buổi hội thảo vô cùng hữu ích cho cộng đồng. Với ông, trong tôi bao giờ cũng luôn có 3 chữ: Kính nể, kính trọng và kính phục suốt cuộc đời.

    Còn Ysa Lê? Tôi có cơ duyên gặp cô Ysa một lần. Phải nói thời gian đó lâu lắm rồi, ít nhất cũng phải 5, 7 năm về trước hoặc hơn nữa. Tôi thường có thời gian rảnh rỗi, thích lang thang mấy tiệm bán sách ngoài Bolsa. Tiệm sách mà tôi gặp cô Ysa là tiệm sách Văn Nghệ nằm trên đường Bolsa trong khu Zip Post bây giờ. Hôm đó tình cờ thôi, tình cờ Ysa cần tìm tài liệu để viết về nhạc sĩ Phạm Duy (có lẽ trước thời gian ns Phạm Duy về VN năm 05). Tôi có ngỏ ý với cô Ysa, ở nhà tôi có một số sách báo liên quan đến ns Pham Duy, và nếu cần, cô đợi tôi chừng 20 phút chạy về nhà và tôi sẽ mang đến cho cô. Cô Ysa đứng suy nghĩ một phút và bảo rằng :”Chú cho cháu số điện thoại, và nếu nay mai cháu kiếm không đủ tài liệu chắc chắn sẽ nhờ đến chú.” Và đó là lần duy nhất tôi gặp Ysa cho đến bây giờ. Đúng, cô là con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh. Cô Ysa thuộc thế hệ trẻ lúc nào cũng thiết tha, dám hy sinh, sống còn với cộng đồng người Việt. Cô luôn là niêm tự hào cho rất nhiều người Việt, và chúng tôi luôn hãnh diện về cô.

    Like

  18. Độc-giả Texas says:

    Xin lỗi quý vị!
    Ý Ngao muốn nói là người giàu thì không dễ thông cảm với cái khó
    của kẻ khác.

    Like

  19. Van Nguyen says:

    ÔC uiiiiiiiiiiiiiiiiii!

    Like

  20. ken zip says:

    ui

    Like

  21. Van Nguyen says:

    Sao bữa nay im ru bà rù dị? 🙂

    Like

  22. Độc-giả Texas says:

    Ốc có sao không? Hến Ngao đang lo à nghen.

    Like

    • Van Nguyen says:

      Chắc lâu lâu muốn được yên tĩnh để suy nghĩ sự đời! hehe!
      Thôi mình để ÔC nghỉ đi, Hến mướn điệp viên không không thấy điều tra, ÔC hỏng có sao, Ngao đừng có lo! 🙂

      Like

Leave a reply to dat diep Cancel reply