Chuyện thầy cô giáo cũ

Đọc bài “Ông thầy Mỹ” của Thiên An, tự dưng thấy lòng chùng chình, nhớ một thời, chuyện thầy cô mình và chuyện mình làm cô giáo.

Trong khi Thiên An cho rằng cô “ít có thầy cô nào thương” thì tôi ngược lại. Từ nhỏ xíu đi học, tôi đã được thầy cô chú ý. Có thể do những năm tháng đó đói khổ, đứa nào đứa nấy ốm nhom ốm nhách, mà tôi thì lại tròn quây, mũm mĩm nên nhìn… nổi bật lên liền 🙂

Tôi là đứa có rất nhiều kỷ niệm với thầy cô. Trước hết là với cô giáo dạy năm lớp 5, cô tên Nguyệt. Tôi nhớ hoài cái hôm cô chở tôi từ trường về nhà bằng xe đạp (khi ấy tôi đi học bằng xe bus hoặc xe lam),  để báo cho ba má tôi biết tin tôi đậu vào đội tuyển học sinh giỏi văn của thành phố. Vì là đứa học trò đầu tiên của quận 6 đoạt được giải này nên khi đi đó tôi “oai” lắm 🙂

Tôi nhớ sau tuần đầu tiên đi học nội trú để chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia, cuối tuần tôi được về nhà, lấy xe đạp, đạp lên trường thăm cô, thăm lớp. Và cô đưa cho tôi cây viết máy Hero – quà của cả lớp hùn lại mua tặng cho tôi.

Lên lớp 6, tôi có kỷ niệm với cô chủ nhiệm Thanh Mai, dạy Sử và thầy Bình dạy môn tiếng Anh.

Nếu cô Mai là người đầu tiên cho tôi biết Vũng Tàu là gì, thì thầy Bình là người cho tôi biết phở có mùi vị ra làm sao.

Tôi vẫn nhớ cô Mai đến nhà xin ba má cho cô dẫn tôi đi Vũng Tàu cùng thầy cô giáo trong trường, vì đó là phần thưởng cô dành cho tôi. Tôi nhớ tối hôm đó trời mưa, ba tôi chở tôi đến nhà cô ngủ để sáng mai đi sớm. Và tôi cũng nhớ ngày tôi đang học đại học năm thứ nhất, tôi nhận được tin cô mất vì bệnh dại khi bị con chó nuôi trong nhà cắn… Tôi nhớ vòng hoa cúc trắng mà các cô giáo đồng nghiệp mua cho cô – một người còn độc thân…

Tôi nhớ thầy Bình đến nhà xin ba má cho thầy dẫn tôi đi ăn phở, vì “nó không biết phở là gì.” Hehehe, cái này là nói chơi thôi, chứ tôi nhớ vì thầy có 5 người con trai, nên thầy thương tôi như một đứa con gái. Ngày đó, trong trường đám học trò không đứa nào là không biết thầy Bình. Vì nhìn thầy sang trọng, và lịch lãm lắm. Đã nói thời đó khốn khó, nhưng thầy lúc nào quần áo cũng rất tươm tất, chỉnh tề. Đặc biệt, khi đứng gần thầy có một mùi thơm thơm, mà sau này tôi nghe nói là mùi thuốc xì-gà. Có người bảo, thầy vẫn giữ được nét sang cả của ông thầy dạy tiếng Anh từ trước 75. Tuy nhiên, sau khi tôi học thầy Bình được vài năm thì thầy nghỉ dạy, ra ngoài buôn bán chờ đi xuất cảnh.

Lên trung học, tôi có kỷ niệm nhiều hơn với cô chủ nhiệm năm lớp 10, 11 – cô Hoàng Dung dạy Văn. Cô vừa là cô giáo, đồng thời là đồng nghiệp khi tôi trưởng thành.

Tôi vẫn nhớ  những buổi tối, tôi đạp xe lên nhà cô, hai cô trò ngồi ngoài sân vừa nhìn xe qua lại vừa nói đủ thứ chuyện trên đời. Ngày tôi vào đại học, có người yêu, tôi cũng dẫn đến gặp cô.

Sang Mỹ định cư, 3 lần trở về cũng là 3 lần tôi tá túc ở nhà cô, trên căn gác nhà gỗ, cũng là điểm hẹn để gặp lại bạn bè, học trò ngày xưa. Cô độc thân, tôi lại hưởng lợi vì có chốn dung thân 🙂

Tôi còn nhiều lắm kỷ niệm với nhiều thầy cô giáo khác. Không biết có phải khởi nguồn từ chỗ tôi được nhiều thầy cô thương nên tui cứ lừ lừ thi vào Sư Phạm, dù nhà tôi chẳng có một ai theo nghề này.

Đến khi chính tôi trở thành cô giáo, tôi cũng có nhiều kỷ niệm với học trò, dù rằng tôi chưa từng một ngày làm chủ nhiệm.

Một trong những kỷ niệm nhớ nhất là lần lúc 5 giờ sáng bị đứa học trò đang du học từ bên Úc gọi điện thoại dựng dậy để mà nghe nó kể chuyện người nó yêu “xù” nó. Nó khóc, đòi bỏ học chạy về để kêu ba má qua nhà nường kia nói chuyện. Chàng này không là học trò tôi dạy, nhưng nó lại rất thân với tôi. Tôi vẫn nhớ hoài câu nó nói, “Không thể nào kiếm được người khác giống như V đâu cô ơi. Bởi vì V là người duy nhất trước giờ được cả mẹ em và cô chấm.”

Nghe nó nói mà não lòng.

Vừa buông điện thoại của nó xuống thì lại nghe tiếng nàng V kêu cửa. V là học trò tôi dạy trước kia.

Rồi sau đó nữa thì là đến em gái của chàng kia cùng với mẹ nó cũng chạy sang.

May là hôm đó là ngày tôi không có giờ dạy. Tôi trở thành người nghe những tâm sự tứ bề.

Giờ thì đứa nào cũng đã có gia đình riêng, có con cái để mà chăm lo. Tôi chưa gặp lại chàng học trò kia, bởi nó đã chọn định cư luôn ở Úc. V thì lần nào tôi về Sài Gòn, nó cũng chở tôi đi nơi này nơi khác. Tình cô trò, nhưng đậm trong đó có tình bè bạn nhiều hơn.

Nếu hôm nay vẫn còn đeo đuổi nghề giáo, tôi cũng sẽ có thâm niên những 20 năm…

Tôi nhớ có lần một người bạn hỏi, “Từ nghề giáo chuyển sang nghề báo, có điều gì khác lắm không Lan?”

Khác nhiều, nhiều lắm…

 

About Ngọc Lan

Tui là đứa hay khóc, dễ khóc và khóc dai. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa ương bướng đến độ lì lợm. Tui là đứa thích chuyện, kể chuyện, và nghe chuyện. Nhưng đồng thời, tui cũng là đứa rất lười nói chuyện. Tui là đứa nhớ dai nhớ lâu, ít càu nhàu Nhưng tui cũng là đứa mau quên, chóng quên và quên hết. Hehehe Sau cùng, Tui là Lan ù. Vậy thôi.
This entry was posted in Cõi nhân gian. Bookmark the permalink.

50 Responses to Chuyện thầy cô giáo cũ

  1. thien an says:

    câu kết có chút gì tiếc nuối 🙂

    Like

  2. says:

    Nghề giáo truyền kiến thức của mình sang cho người khác. Nghề báo thu thập kiến thức của nhiều người truyền sang cho mọi người.

    Like

  3. tim tran says:

    Thay co giao’ ngoi yen mot cho de day , co’ hoc tro` de la loi .
    Nghe bao’ chay don chay dao’ , nhieu khi bi doc gia? la loi. haha

    Like

  4. Tango says:

    Tui thấy không khác nhau nhiều.
    Cô giáo NL có những tình thầy trò dễ thương.
    Phóng viên NL có những tình còm sĩ cũng dễ thương không kém.

    Like

  5. Gia lum lon says:

    Có còm sĩ nào dựng cỗ ” mẹ chủ blog” dạy tâm sự chuyện tình lúc 2/3 giờ sáng chưa?
    Hahaha tui đi lui ra nhe

    Like

    • ngoclan says:

      Suỵt, chuyện này không la lớn được đâu 🙂
      Nhưng mà phải gọi đầy đủ nick name theo đúng kiểu Ông Kẹ là “con mẹ chủ blog” mới soang 🙂

      Like

  6. Joe says:

    Đọc bài viết của NL về những ngày xưa thân ái về thầy, về cô, về học trò mà thấy thân thương và rất cảm động. J khi còn nhỏ đi học đều đều. Tuy không có nhưng kỹ niệm đạc biệt về ngày tháng học trò, nhung J nhìn lại và biết là những ngày tháng kỳ diệu của đời mình. Nhớ những buổi trưa hè nắng hanh vàng, nhành phượng đỏ thắm đong đưa, nhơ những quyễn truyện Tuổi Hoa chuyền tay nhau đọc…
    Cái quan trọng là: Lam cách nào thật sự biết mình trời sinh ra cho mình có tài năng gì và ý nghĩa của cuộc đời mình giữa cuộc đời này để đi những bước còn lại của cuộc đời trong sự nghiệp?
    Chúc ACE ngày vui

    Like

    • ngoclan says:

      Âydza, thiệt tình là đến giờ tui cũng chưa nghĩ đến chuyện trời sinh ra cho mình có tài năng gì và ý nghĩa của mình giữa cuộc đời này là gì, tui chỉ biết là khi mình đã chọn công việc gì rồi thì phải yêu lấy việc đó để mà làm, bởi vì mình không yêu lấy nó thì mình không làm được. Thế cho nên từ cô giáo, chuyển một phát sang Mỹ đi dọn dẹp bàn ăn, đổ rác, làm những chuyện linh tinh lặt vặt với mức lương tối thiểu, tui cũng thấy vui, không có ca thán.
      Rồi lúc đi làm nail cũng vậy. Tui cảm thấy thích công việc đó khi mỗi sáng xách giỏ đi làm, mang theo túi đồ ăn.
      Đến khi vào NV làm thầy cò, tui cũng thấy sự thú vị trong công việc của mình. Rồi thì chuyển sang làm phóng viên…
      Nhìn lại thấy nghề nào cũng có cái hay cái để mình thích. Cứ vậy mà sống ngày qua ngày, đôi lúc cũng ham muốn cái này cái khác, như muốn có tiền mua nhà chẳng hạn, nhưng cảm thấy mình không đủ sức, mà nghĩ về nó hoài thì mệt cho mình, nên thôi, gạt nó ra.
      Không biết sống như vậy có ý nghĩa không, tui cũng không biết. Chỉ biết là mình hài lòng và cũng chẳng trong mong gì hơn, vậy chắc cũng được 🙂
      hay nói như Hến là ” tui sống cho qua ngày và cho qua kiếp này”, hehehe

      Like

      • Tí Tởn says:

        Hoàn toàn có ý nghĩa . ” Tri túc , tiện túc ” , đâu phải ai cũng làm được . Vui sống với phút giây hiện tại là nhất rồi , cô giáo .
        Mời NL và các ACE cùng thưởng thức nhạc phẩm này , để cùng ” an trú trong hiện tại ” ngay bây giờ nhe.

        Like

      • Toi Ke says:

        Cái này là biết sống sao cho khỏe, sẽ có cuộc sống vui vẻ,trẻ lâu, chậm già, vừa ý. Cái outcome/kết quả sẻ chắc chắn tốt vì trong quá trình làm mình làm hết mình với một tinh thần lạc quan. Không phải tôi chế ra cái ý này, nghiên kíu khoa học nha. Tôi sẻ lục ra bài nói chuyện của con mẹ professor nói về cái náná như vậy để thiên hạ nào thích thì coi chơi.

        Like

      • Mẹ Gấu says:

        Thầy cò là nghề gì vậy chị?

        Like

        • sò says:

          Mẹ Gấu, cò hay thích mổ. Người nào viết sai lỗi này lỗi nọ thầy mổ một cái cho chừa. 😆

          Like

  7. Toi Ke says:

    Ông nói mở hàng, chắc bửa nào củng dám có lắm. Trong đám lủ khủ này, thế nào củng có người thích có cái vai người khác, để hỉ mũi, chớ không đâu.

    Like

  8. HTC says:

    Thì ra cô giáo dễ nhìn từ nhỏ,hahahah
    Lúc cô giáo đi dạy thì khá rùi, chứ trước đó nhiều năm đi dạy thường nghe câu lương tám không bằng lương thực, hic hic

    Like

  9. Michael Đặng says:

    Với người Việt mình qủa là khác nhiều lắm lắm bởi quan niệm :” Thầy (cô) cũng như cha (mẹ)” và “làm báo nói láo ăn tiền”.

    Like

  10. HTC says:

    Xin lổi, lương tâm không lương tám, he he

    Like

  11. Henry Nguyen says:

    Chac hoi di hoc bi “di” nen bay gio muon lam they co de tro thu hi…hi

    Like

  12. Tép Riu says:

    Blog không có icon nhấn like cái còm của cô giáo hen ! Em tâm đắc nhất là cô giáo làm việc gì cũng thấy niềm vui và hài lòng trong đó !
    Ngoài lề một chút : anh chị nào biết ở OC có ai làm bánh lá gai bán không ,hoặc ở dâu bán không ? có người bạn ở TX nói lâu ngày k được ăn thèm quá, mà Tép cũng k nhớ có ăn qua ở OC chưa ?
    Cô giáo đi vắng không có hỏi được,ai biết chỉ giùm Tép riu nha !

    Like

  13. Doan says:

    D sẽ hỏi me của D rồi co Tép Riu biết nha, hồi trước có cho chị Becky số phone và địa chỉ của bác làm bánh, bây giờ không biết vất đâu rồi .

    Like

  14. Doan says:

    @ Tép Riu,
    Điện thoại nè 714-636-0863, hỏi bác Phước nha, bác có hỏi , Tép Riu nói là bác Mại giơí thiệu nha

    Like

  15. M&M says:

    Đọc bài của Thiên An và Ngọc Lan viết về thầy cô của mình, bao nhiêu hình ảnh thầy cô những năm tiểu học và trung học trong ký ức của tôi chợt hiện về. Có nhiều điều muốn nhắc lại, nhưng làm sao viết cho hết. Tôi chỉ xin viết lại đây về người thầy mà tôi mang ơn nhiều nhất.

    Kỷ niệm đầu của tôi với thầy Tuấn quả không đẹp chút nào. Một ngày năm lớp 7, vào đầu giờ ra chơi, chúng tôi được tin cô giáo dạy Văn bị bệnh, nên hai tiết (giờ học) cuối vắng giáo viên, và lớp sẽ được về sớm. Nghe tin này, tôi mừng quá, leo lên bàn, nhảy cỡn từ bàn này sang bàn khác, trong tiếng reo hò, vỗ tay của các bạn cùng lớp. Đột nhiên, thầy Tuấn dạy Toán và Anh văn từ đâu xuất hiện. Thì ra, vì trường tôi hình chữ L, thầy đứng từ hành lang bên kia, nhìn qua thấy hết mọi trò khỉ của tôi. Thế là, vào hai tiết cuối, trong khi các bạn trong lớp được về sớm, tôi lại được xuống phòng giáo viên ngồi viết bài văn “tự kiểm”.

    Sau cuộc đổi đời 1975, vì bất mãn với nhiều điều trái tai gai mắt xảy ra trong cuộc sống, cộng thêm những dự tính vượt biên của gia đình, tôi hoàn toàn xao lãng, không tha thiết chi đến chuyện học. Vì vậy, khi đến năm lớp 9, tôi hoàn toàn mất căn bản trong mọi môn học. Mà năm lớp 9 là năm quan trọng, vì cuối năm đó, tất cả học sinh phải qua kỳ thi (toán và văn) chuyển cấp, từ cấp 2 lên cấp 3. Nguy hơn nữa, năm tôi tốt nghiệp cũng là năm đầu tiên học sinh lớp 9 phải thi hết cấp 2, với 4 môn Toán-Văn-Sinh-Địa, để đủ điều kiện thi chuyển cấp.
    Sinh và Địa là hai môn không cần căn bản, chỉ cần gạo bài, cho nên dù trí nhớ rất dở, tôi cũng tự tin là mình có thể được 4 hoặc 5 điểm qua ải. Văn của tôi thì rất là ẹ. Gặp đề bình luận thơ của Tố Hữu, “Má thét lớn lũ bây đồ chó!”, hoặc “gạo giã xong rồi trắng tợ bông” của “Bác Hồ” thì tôi ăn cây gậy như chơi. Nhưng nếu gặp “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh thì tôi còn ngáp ngáp một chút, vì sau 6 năm dưới mái trường XHCN, bài bình luận của tôi về bài thơ này lần đầu tiên được 8 điểm, lái còn được cô Văn mang ra đọc cho cả lớp nghe nữa :-). Giờ chỉ còn môn Toán. Thế là, a lê hấp, “đi gặp thầy Tuấn xin học thêm”, má tôi ra lệnh.

    Tôi vẫn còn nhớ cái buổi trưa thập thò ở cửa nhà thầy xin học, lòng hãy còn lo sợ, không biết thầy có còn nhớ cái tội nhảy cà tưng trên bàn vì mừng cô giáo bị bệnh của tôi. Thầy đang ngồi chấm bài, bèn viết xuống tờ giấy nháp một bài toán a(b+c) và kêu tôi giải. Sau một hồi nhìn bài toán, tôi chịu thua, thưa với thầy tôi không biết làm. Rồi thầy hỏi tôi thêm một số bài nữa, và câu trả lời của tôi luôn là “dạ em không biết”, “dạ em không nhớ”, hoặc “dạ hình như là…” Vậy đó mà cuối cùng, thầy vẫn vui vẻ cho tôi biết ngày và giờ học. Tôi ra về, lòng vui như sáo vì không bị thầy mắng cho một trận.

    Thế là trong năm học đó, mỗi tuần 2 buổi, tôi phải tạm xa những quyển truyện chưởng “Lệnh xé xác”, Z.28 “Cuba đêm dài không sáng”, để làm quen với những định lý Hình Học, những bài toán phương trình bậc hai, những hằng đẳng thức đáng nhớ, những hàm số lượng giác “sin cộng sin bằng hai sin cos, sin trừ sin bằng hai cos sin, cos cộng cos bằng hai cos cos, cos trừ cos bằng trừ hai sin sin”.

    Tôi hãy còn nhớ, vào mỗi buổi học, thầy Tuấn kiên nhẫn giải thích cho chúng tôi từng bài toán, từ tốn dắt chúng tôi đi qua những khu rừng của Đại Số, Hình Học, Lượng Giác, của những bài toán hóc búa với hai, ba vòi nước chảy với vận tốc khác nhau, và của những bài chứng minh Hình Học với những tam giác đồng dạng cùng góc tương ứng. Thầy còn dạy cho chúng tôi cách trình bày một bài toán, từ những dấu bằng thẳng hàng cho đến cách sắp xếp thứ tự của những dấu ngoặc đơn, ngoặc vuông, ngoặc nhọn.

    Kỳ thi năm đó, tôi được tốt nghiệp cấp hai và vào cấp ba với điểm toán rất cao. Một buổi trưa cuối hè đó, đạp xe ngang trường, tôi dừng lại bên bờ tường, ngồi trên yên xe, chống tay nhìn vào sân trường vắng lặng, nơi tôi đã chạy nhảy, chơi u, đá banh, đánh lộn cùng chúng bạn trong suốt 9 năm. Bất chợt, thầy Tuấn từ trong trường đạp xe ra. Thấy thầy, tôi lật đật xuống xe đến chào, rồi lí nhí cám ơn công thầy dạy dỗ. Thầy cười, vỗ vai tôi, ngỏ lời khen trong kỳ thi vừa qua, rồi khuyên tôi cố gắng học hành chăm chỉ. Nửa năm sau, tôi rời VN. Nhờ vào căn bản toán mà thầy vun bồi, tôi đã dễ dàng hoàn tất những lớp toán cao hơn ở Mỹ. Bây giờ, mỗi lần dạy cho các con tôi hoặc các em đoàn sinh HĐ, tôi thường nhớ tới hình ảnh khoan hoà, kiên nhẫn, cùng giọng nói rõ ràng, từ tốn của thầy Tuấn, người thầy kính mến của tôi.

    Like

  16. Napa says:

    “sin cộng sin bằng hai sin cos, sin trừ sin bằng hai cos sin, cos cộng cos bằng hai cos cos, cos trừ cos bằng trừ hai sin sin”.

    Wow, ai học Toán cũng thuộc bài thơ này. Tui cũng vậy, tới giờ vẫn không quên. Tuy nhiên tui nhớ sin trừ sin = trừ hai cos sin. Cũng không chắc lắm, hơn 50 năm rồi còn gì.

    Like

    • Chi Nha says:

      M&M và Napa, ngày xưa Thầy dạy môn toán , tên của Thầy Nguyễn Địch Choát ( tên ngồ ngộ ít ai có ) , Thầy hướng dẫn nhớ bài toán lượng giác về tam giác Pytargore Pi-ta-go, sin cos tang… “sin đi học = sin bằng đối trên huyền ; cứ khóc hoài = cos bằng kề trên huyền ; thôi đừng khóc = tang bằng đối trên kề ; có kẹo đây = costang bằng kề trên đối .

      Like

    • M&M says:

      @ Anh Napa: Em nghe nói, hồi xưa, quân lực VNCH có hai binh chủng đòi hỏi sĩ quan phải có tú tài ban toán là Không quân và Pháo binh. Qua cái còm của anh, em thấy đúng là như vậy. 🙂

      @ Chị Nhà: Hồi tối, em nhớ là có một bài rất quen thuộc nữa, mà cố moi óc cũng không nghĩ ra, đó là bài mà Chị Nhà nhắc đó.

      @ Chị Tí Tởn: Công nhận thầy cô dạy toán VN nhiều sáng kiến ghê, em học lại Lượng Giác bên Mỹ và thấy ở đây hầu như không có những bài vè thật vui để giúp học trò nhớ các hàm Lượng Giác nhiêu khê như vậy.

      Like

      • Napa says:

        @ M&M
        ” Em nghe nói, hồi xưa, quân lực VNCH có hai binh chủng đòi hỏi sĩ quan phải có tú tài ban toán là Không quân và Pháo binh. Qua cái còm của anh, em thấy đúng là như vậy. 🙂 ”

        Pháo binh thì chắc. Quân Chủng KQ thì anh không chắc. Ngày ấy muốn gia nhập KQVNCH từ dân sự phải có bằng TT1 trở lên cho Sĩ Quan Phi hành, ít nhứt bằng TT2 cho SQ Không phi hành. Còn đòi hỏi ban toán hay không thì anh không nhớ. Gia nhập Võ Bị hoặc Hải Quân hình như không đòi hỏi TT2 ban nào nhưng ban B thì thi vô dễ đậu hơn. Ngày đó con trai phần đông học ban B (toán), các cô thì ban A (vạn vật) hay C (văn chương, sinh ngữ). Thế nên anh nhớ mấy chàng học MG (Toán tổng quát), MPC (Toán Lý Hóa) vv.. ở ĐH Khoa Học hay mò qua lớp SPCN (Khoa Lý Hóa Nhiên) thả dê mấy nàng lia chia. 🙂

        Like

  17. Tí Tởn says:

    Đối với người dốt toán như TT thì quãng thời gian khốn khổ , vật vã trong ma trận lượng giác ám ảnh hoài đến mấy chục năm sau . Nguyên 1 rừng công thức trùng trùng bố ai mà nhớ nổi , phải thuộc lòng mấy câu ” thần chú ” mới mong sống còn . Tới giờ vẫn còn nhớ vài câu :
    Sin thì sin cốt cốt sin : sin ( a+ b ) = sinacosa + cosasina
    Cốt thì cốt cốt sin sin dấu trừ : cos ( a+b ) = cosacosb – sinasinb
    Hoặc : Nhân ba 1 góc bất kỳ / Sin thì ba bốn , cốt thì bốn ba / Dấu trừ đặt giữa hai ta / Lập phương chỗ bốn thế là xong ngay

    Like

  18. Mẹ Gấu says:

    Nhớ hồi còn nhỏ, MG bị /được ông già bắt phải đứng máy tiện, máy dập chai ai tay, than thở một chút là nghe ngay bài “Con phải thích việc mình làm, chứ không phải chỉ làm việc mình thích”. Rồi lớn lên, thì may mắn toàn được làm việc mình thích. Rồi lại ngẫm nghĩ, làm việc mình thích, hay thích việc mình làm, thì cũng đều có kết quả tốt như nhau nếu như mình là người chủ động. MG nghĩ vậy, không biết có đúng không?

    Nhớ cái hồi xưa đó, có cây bút Hero cũng giống như bây giờ được cái smartphone vậy. Hồi đó, hổng biết do khó khăn quá mà cái khó ló cái khôn hay không, mà có cái nghề bơm bút bi. Nhớ cái ông thợ bơm bút bi, ngồi ngoài cổng trường, bơm mựt bút bi , rồi thay đầu bi cho học trò. Có bữa ổng ẩu thì học trò lãnh đủ, tay chân quần áo tèm lèm mực. Mấy ông thợ đó giờ không biết đổi sang nghề gì?

    Nghe bà con mình hay nói, làm nghề gì có chữ nhà đều nghèo, mà nhìn chị NL tới hai chữ nhà, ai nói chỉ nghèo ta?

    Like

    • Toi Ke says:

      Có một công việc bắt đầu với chử nhà, bây giờ bên VN, giàu nứt trứng, quyền hành như ông trời con: Nhà chức trách.

      Like

  19. Mẹ Gấu says:

    Sao cái blog này không có cái nút edit ta?

    Like

Leave a comment